Giáo án Vật lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình cả năm (Bộ 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
2. Kĩ năng:
- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có)
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo.
Ngày soạn: Ngày dạy Chương I: CƠ HỌC Tiết 1- Bài 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học. - Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. - Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động. 2. Kĩ năng: - Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống. - Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn.. 3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. 4. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có) 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học hợp tác - Kĩ thuật học tập hợp tác B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: HS đưa dự đoán về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc phần giới thiệu nội dung chương I. + Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây.Như vậy có phải M.Trời chuyển động còn T.Đất đứng yên không? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Đọc nội dung trong SGK. *Báo cáo kết quả: Không phải MT cđ còn TĐ đứng yên. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + Một vật có thể là chuyển động, cùng lúc đó có thể là đang đứng yên, vậy đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào điều gì. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. (8 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 - C3. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS thảo luận C1 - C3. + Lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc. + Đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C3, tự tìm ví dụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C3. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. I - Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (Vật mốc) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt (chuyển động). - Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. Hoạt động 2: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên. (8 phút) 1. Mục tiêu: - Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C4-C7. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động. + Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4-C7. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. Nhận xét và đưa ra tính tương đối của chuyển động. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C4-C7. Rút ra kết luận. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II – Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Kết luận: Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Hoạt động 3: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp (8 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. - Chỉ ra một số dạng chuyển động thường gặp. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Có mấy dạng chuyển động. + Mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế. (Cho ví dụ) - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: nghiên cứu SGK và nêu tên 3 dạng chuyển động. Cho ví dụ. - Giáo viên: giới thiêu quỹ đạo chuyển động. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III – Một số chuyển động thường gặp. - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động. - Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động. + Chuyển động thẳng. + Chuyển động cong. + Chuyển động tròn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C10, C11/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C10, C11/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C10. + Trả lời nội dung C11. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C10, C11 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: IV/Vận dụng: *Ghi nhớ/SGK. C11. Khi nói: khoảng cách từ vật tới mốc khong thay đổi thì đứng yên so với vật mốc, không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ trong chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật đến mốc (Tâm) là không đổi song vật vẫn chuyển đông. D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Tại sao Trái Đất và nhiều hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời? Mặt Trời sao không quay quanh hành tinh khác? Ngoài một số dạng chuyển động thường gặp trên còn có các dạng chuyển động nào nữa? + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: từ bài 1.1 -> 1.8/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. BTVN: bài 1.1 ->1.8/SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / Ngày dạy Tiết 2;3 : CHỦ ĐỀ : VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc. - Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc. - Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ. - Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ. 2. Kĩ năng: - So sánh được mức độ nhanh, chậm của chuyển động qua vận tốc. - Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại. 3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong xây dựng bài. 4. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. II. CHUẨN BỊ: Tiết 2: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.(nếu có) 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùng học tập và sách tham khảo. Tiết 3: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Một máng nghiêng, một bánh xe cho mỗi nhóm. 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùng học tập và sách tham khảo. Một bút dạ để đánh dấu, một đồng hồ điện tử. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học hợp tác - Kĩ thuật học tập hợp tác B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiết 2- Bài 2: VẬN TỐC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu khái niệm về chuyển động, đứng yên cơ học, cho ví dụ. + Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Lấy ví dụ minh hoạ. + Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: lắng nghe và điều khiển lớp nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (Vật mốc) gọi là chuyển động cơ học. VD: Con tàu chuyển động so với nhà ga. Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. VD: Con tàu đứng yên vo với hành khách trên tàu. Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD: cả 2 VD trên. + Để biết vật cđ nhanh hay chậm ta căn cứ vào thời gian cđ, quãng đường cđ, quãng đường cđ trong một khoảng thời gian *Báo cáo kết quả: (Phần nội dung ghi nhớ SGK) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + Để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ta căn cứ vào vận tốc, tốc độ. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Vậy vận tốc là gì, cách tính, đơn vị vận tốc như nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vận tốc. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Bảng 2.1 và Trả lời: C1 - C3. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS thảo luận, trả lời C1 - C3. + Độ lớn của vận tốc cho biết gì? + Vận tốc được xác định như thế nào? - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C3. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C3. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ 2.1. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. - Kiểm tra lại và đưa ra khái niệm vận tốc. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. I – Vận tốc - Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc. - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. - Độ lớn của vận tốc được tính bằng qquãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hoạt động 2: Xác định Công thức tính vận tốc, đơn vị tính vận tốc. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Biết được công thức tính của vận tốc, đơn vị vận tốc. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: trả lời câu C4. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Nghiên cứu SGK, yêu cầu viết công thức tính vận tốc. + Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức. + Yêu cầu HS trả lời C4, vận tốc có đơn vị là gì? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. + Giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc. + Tốc kế dùng để làm gì và sử dụng ở đâu? - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung). *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II - Công thức tính vận tốc. s v = t Trong đó: - v là độ lớn vận tốc của chuyển động. - s là quãng đường chuyển động của vật. - t là thời gian đi hết quãng đường đó. III - Đơn vị vận tốc - Đơn vị vận tốc thường dùng là: m/s ; km/h. - Dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. - Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5 - C7/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5 - C7/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS thảo luận và thực hiện theo yêu cầu C5, 6, 7 vào phiếu nhóm. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5 - C7 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: IV - Vận dụng *Ghi nhớ/SGK. C5. a, Điều đó cho biết mỗi giây tàu hoả đi được 10m, ô tô đi được 10m và xe đạp đi được 3m. b, Chuyển động của ô tô và tàu hoả là bằng nhau và nhanh nhất. C6. s v = t t 81km v = 1,5 h -Vận tốc của tầu là: ó v = 54 km/h (hay 15m/s) - Vận tốc ở 2 đơn vị trên là như nhau. C7. Quãng đường đi được là: s = v. t = 12. 1,5 = 8km /h D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học tính toán, giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Về nhà làm các BT trong SBT: từ bài 2.1 -> 2.8/SBT. + Xem trước bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: gợi ý một số bài tập dạng nâng cao. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. BTVN: bài 2.1 ->2.8/SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3-Bài 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu khái niệm về vận tốc và cho biết vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính vận tốc? + Làm bài tập 2.4 SBT. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: lắng nghe và điều khiển lớp nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: (Phần nội dung ghi nhớ SGK) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để hiểu rõ hơn về vận tốc hôm nay ta vào bài “Chuyển động đều và chuyển động không đều”. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Chuyển động đều, chuyển động không đều. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu được ví dụ. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Bảng 3.1 và Trả lời: C1 - C2. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Chuyển động đều là gì? + Chuyển động không đều là gì? + Yêu cầu HS thảo luận, trả lời C1 - C2. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C2. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C2. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ 3.1. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. I/ Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. C1: Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều. Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường còn lại là chuyển động đều. C2: a: là chuyển động đều b,c,d: là chuyển động không đều. Hoạt động 2: Xác định Công thức tính vận tốc trung bình của chuyên động không đều. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Biết được công thức tính của vận tốc trung bình của chuyển động không đều. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: trả lời câu C3. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Nghiên cứu SGK, yêu cầu viết công thức tính vận tốc trung bình. + Yêu cầu HS trả lời C3? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C3. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung). *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II/ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: s1 + s2 + s3 + . vtb = t1 + t2 + t3 + . C3: vAB = sAB/tAB = 0,017 m/s vBC = sBC/tBC = 0,05 m/s vCD = sCD/tCD = 0,08m/s C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. - Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5 - C7/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5 - C7/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS thảo luận và thực hiện theo yêu cầu C5, 6, 7 vào phiếu nhóm. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5 - C7 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III - Vận dụng *Ghi nhớ/SGK. C4: Là CĐ không đều vì ô tô chuyển động lúc nhanh, lúc chậm. 50km/h là vận tốc trung bình. C5: Tóm tắt: s1 = 120m, t1 = 30s s2 = 60m, t2= 24s vtb1 =?;vtb2 =?;vtb=? Giải: v tb1 = s1/t1 = 120/30 = 4 m/s s1 + s2 vtb = t1 + t2 vtb2 = s2/t2 = 60/24 = 2,5 m/s ,3 (m/s) = 3,3(m/s) C6: s = v.t = 30 .5 = 150 km. D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học tính toán, giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Về nhà làm các BT trong SBT: từ bài 3.1 -> 3.10/SBT. + Xem trước bài 4: biểu diễn lực. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: gợi ý một số bài tập dạng nâng cao. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. BTVN: bài 3.1 ->3.10/SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / Ngày dạy Tuần 4 – Bài 4 - Tiết 4 BIỂU DIỄN LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học. - Nhận biết được các yếu tố của lực. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được một số véc tơ lực đơn giản khi biết các yếu tố của lực và ngược lại xác định được các yếu tố của lực khi cho một véc tơ. 3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. 4. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Giá đỡ, xe lăn, nam châm, 1 thỏi sắt. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học hợp tác - Kĩ thuật học tập hợp tác B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày được các khái niệm của chuyển động đều và không đều. Lấy được ví dụ minh họa. Nhưng chưa biết cách biểu diễn được lực kéo của đoàn tàu khiến đoàn tàu chuyển động. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu định nghĩa chuyển động, chuyển động đều, lấy ví dụ. Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều. + Nêu khái niệm chuyển động không đều. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Nội dung phần ghi nhớ. *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + Khi xét chuyển động của 1 đoàn tàu thì phải có 1
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam_bo_2.doc