Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh

Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh

Câu 1: Những dụng cụ đo độ thể tích chất lỏng: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích. Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc.

 Ñôn vò ño ñoä daøi hôïp phaùp cuûa nöôùc Vieät Nam laø meùt , kí hieäu: m

 Câu 2: Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ.

 - Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.

- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

 Câu 3:Quy tắcđo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:

 + Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo;

 + Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;

 + Đổ chất lỏng vào bình;

 + Đặt bình chia độ thẳng đứng;

 + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình;

 + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng;

Câu 4 Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn:

 + Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ.

 + Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.

 

doc 3 trang haiyen789 3800
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HEÄ THOÁNG KIEÁN THÖÙC VAÄT LYÙ 6
(Hoïc kyø I - Naêm hoïc 2020-2021)
A. LYÙ THUYEÁT
Câu 1: Những dụng cụ đo độ thể tích chất lỏng: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích. Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 	1ml = 1cm3 = 1cc.
 Ñôn vò ño ñoä daøi hôïp phaùp cuûa nöôùc Vieät Nam laø meùt , kí hieäu: m
 Câu 2: Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ.
 - Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
 Câu 3:Quy tắcđo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
 + Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; 
 + Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
 + Đổ chất lỏng vào bình;
 + Đặt bình chia độ thẳng đứng;
 + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình; 
 + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng;
Câu 4 Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn:
 + Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ.
 + Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.
Câu 5: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ.
Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ V1.
Thả chìm vật rắn vào bình chia độ. Đo thể tích lúc sau V2.
Thể tích vật rắn bằng thể tích phần nước dâng lên, được tính theo công thức: V= V2 – V1
Câu 6: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn?
	Đổ nước đầy vào bình tràn. Thả vật rắn vào bình tràn, nước tràn qua bình chứa, đổ nước từ bình chứa sang bình chia độ đó cính là thể tích của vật rắn.
Câu 7: Khối lượng của một vật chỉ gì?
 +Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g, đó chính là lượng sữa chứa trong hộp.
 *Đơn vị để đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
 Một số loại cân thường gặp là: cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế. 
Câu 8: Lực là gì?
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Ví dụ: 1. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm
Câu 9: Hai lực cân bằng là gì?
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
Câu 10: Kết quả về tác dụng của lực ? Thí dụ.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Ví dụ: 1. Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng
Câu 11 : Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì ?
 +Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
 +Trọng lượng của một vật là lực của vật tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo vật.
 +Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
Câu 12: Trọng lượng là gì?Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
Câu 13: Dây dọi là gì? - Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm. Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
Câu 14: Lực kế là gì?Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, có nhiều loại lực kế.
Câu 15: Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng
 Công thức: P = 10m; trong đó, Þ m = 
 + m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; 
 +P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N
Câu 16: Khối lượng riêng: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Công thức:; trong đó, 
 + D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật;
 + m là khối lượng của vật; 
 +V là thể tích của vật.
 * Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.
Câu 17: cách xác định khối lượng riêng của một chất. 
 Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức để tính toán
Câu 18: Trọng lượng riêng? Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Công thức:; trong đó, 
 +d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; (là N/m3.)
 +P là trọng lượng của vật; ( N)
 +V là thể tích của vật.( m3
Câu 19: Tác dụng của dòn bẩy?
 -Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
 - Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống. 
 - Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Ví dụ: Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn phần lưỡi kéo để được lợi về lực
Câu 20: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẫy.
 * Mỗi đòn bẫy đều có:
 - Điểm tựa là o.
 - Điểm tác dụng của lực F1 là O1 
 - Điểm tác dụng của lực F2 là O2
 * Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. 
II. BÀI TẬP
 Bài 1: Tính KLR của một vật có khối lượng 226 kg và có thể tích 20dm3 ra đơn vị kg/m3 vật đó làm bằng chất gì?
 m = 226kg Khối lượng riêng của vật đó là :
 V = 20 dm3= 0,02 m3 D =( kg/m3 )
 D =?	 Vật đó làm bằng chất chì
 Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt có thể tích 0,05m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 Giải
 Viết được công thức D=m/V => m=D.V 
 Thay số để tính m =7800.0,05=390 (kg) 
 Viết được P=10.m=10.390=3900 (N) 
Bài 3: a/Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Cho biết khối đá có thể tích là 520dm3 và khối lượng riêng của của đá là 2600kg/m3 
b/Tính trọng lượng riêng của khối đá
 Tóm tắt 	 Giải 
 V = 520dm3 = 0,52m3 a/ * Khối lượng của khối đá là
 D = 2600kg/m3 D = m/V => m = D.V= 2600.0,52 = 1352kg 
 m = ? * Trọng lượng của khối đá là
 P = ? P = 10.m = 10.1352 = 13520 N 
 	b/Trọng l ượng riêng của khối đá
	 	d = 10D= 2600.10= 26000 (N/m3)
Bài 4: Một bình chia độ có chứa chất lỏng với thể tích ban đầu là V1 = 50cm3. Người ta bỏ vào trong bình chia độ đó một hòn đá thì thấy thể tích trong bình lúc này là V2 = 80cm3. Hãy tính thể tích của hòn đá.
TL: Thể tích hòn đá
 V = V2 – V1 =80cm3 – 50cm3 = 30cm3
Bài 5: Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu gắn với một điểm cố định, đầu còn lại gắn với một quả nặng thì chiều dài của lò xo là 40cm. Tính độ biến dạng của lò xo? Đáp án: 
 Độ biến dạng: 40cm – 30cm = 10cm 
Bài 6: Một vật có khối lượng 500g. Trọng lượng của vật đó là bao nhiêu?
Đáp án: 	m=500g =0,5kg Trọng lượng của vật:
P=? (N) P=10m = 10.0,5 = 5N
Bài 7: Một bình chức sẵn 100cm3 nước, người ta thả chìm quả trứng vào thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 132cm3, tiếp tục thả chìm quả cân vào thì mực nước dâng lên đế vạch 155cm3. Hãy xác định:
 a. Thể tích của quả trứng.
 b. Thể tích quả cân. Đáp án: 
 Thể tích quả trứng: 132cm3- 100cm3 = 32cm3
 Thể tích quả cân: 155cm3 - 132cm3 = 23cm3
Bài 8: Thả 10 viên bi vào một bình chia độ chứa 50 cm3 thì thấy mực nước trong bình dâng lên tới vạch 65cm3. Hãy tính:
Thể tích của 10 viên bi?
Thể tích của 1 viên bi?
Đáp án: 	 a/ V10viên =65cm3- 50cm3 = 15cm3 b/ V1viên = = 1,5cm3

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2020_20.doc