Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân

Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân

 *Kiến thức:

• Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;

• Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

• Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;

• Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

*Phẩm chất và năng lực:

• Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá

• Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.

• Nâng lực điều chỉnh hành W:Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng của đồ dùng đó.

• Nâng lực phát triển bản thân: Đông tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.

• Trách nhiệm: Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

 

docx 7 trang Bảo Trúc 12/04/2024 1640
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 202 
ĐẠO ĐỨC Bảo quản đồ dùng cá nhân ( Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 *Kiến thức: 
Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;
Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;
Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;
Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
*Phẩm chất và năng lực:
Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá 
Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.
Nâng lực điều chỉnh hành W:Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng của đồ dùng đó.
Nâng lực phát triển bản thân: Đông tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.
Trách nhiệm: ĩhực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
II.Chuẩn bị :
SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đổ dùng cá nhân; phiếu học tập
SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).
III.Hoạt động của giáo viên và học sinh
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.

10’

KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1 : Kể câu chuyện Nhà thiết kế thời trang theo tranh và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS quan sát các tranh; xác định nội dung từng tranh; liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh; cho 1 - 2 HS kể lại câu chuyện đó bằng ngôn ngữcủa minh (chú ý các bóng nói để nội dung câu chuyện được thể hiện chính xác hơn).
-GV hỏi: 
 + Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na? 
 + Chiếc khân đó như thế nào? Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khân để quàng nữa không?, v.v.

 -HS quan sát tranh, xác định nộ dung từng tranh
-HS kể lại câu chuyện
-HS trả lời:
 +Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê
+Đẹp và rất mới; 


Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
-GV cho HS phát biểu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na.
-GV cẩn động viên, khuyến khích để HS được tự do phát biểu cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá cá nhân về việc làm của bạn Na và kết nối một cách khéo léo, tự nhiên với bài học mới.
GV vào bài mới

-HS nêu suy nghĩ của mình:
 Na không biết trân trọng món quà mẹ tặng; Na rất thích trở thành nhà thiết kế thời trang; Na chỉ biết quan tâm đến đồ chơi mà không chú ý đến đồ dùng; Na chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân, v.v. 
22’
B.KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI:
Hoạt động 1 : Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?
Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
- GV có thể chia lớp thành các nhóm 2 mỗi nhóm nhận một tranh và đều có các nhiệm vụ: quan sát tranh; xác định nội dung tranh; đánh giá việc làm của các bạn trong tranh.
Tranh 1 : Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.
Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.
Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.
Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.
Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm lên giá.
GV kết luận: Trong nhiều trường hợp, việc tựtrang trí cho đồ dùng có nhân vừa để đổ dùng thêm đẹp, vừa thể hiện được nâng khiếu, sở thích bản thân nhưng trong trường hợp này, việc làm củo bạn nữ là không thích hợp: trong trí cặp sách bằng bút dạ vừa không đẹp, vừa rất dễ bị loang, khiến cho cặp sách của mình trở nên lem luốc.
-HS tìm hiểu, thảo luận 
-HS báo cáo kết quả
-Hs nhận xét
Hoạt động 2: Nêu thêm một sô' việc cẩn làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
-GV chia lớp thành các nhóm 2 hoặc nhóm 4; mỗi nhóm đều có nhiệm vụ thảo luận để đề xuất, chia sẻ những việc cần làm nhằm bảo quản đổ dùng cá nhân một cách hiệu quả. Trên cơ sở ý kiến của các nhóm, GV sẽ tổng hợp và dẫn dắt để HS biết rằng:
-Việc bảo quản đồ dùng cá nhân trước hết phải bắt đầu từý thức của mỗi người.
Mỗi đồ dùng khác nhau sẽ có những cách thức bảo quản khác nhau.
Sau đó, GV yêu cẩu HS về nhà chuẩn bị cho tiết học tiếp tuần sau:
-Chuẩn bị giấy bọc sách, vở.
Nhớ lại những việc đã làm để bảo quản một số đồ dùng*cá nhân ã/thể như: đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, cặp sách,...), đồ chơi, giày dép, trang phục.
-HS lắng nghe
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận chia sẻ
-HS trình bày

Hoạt động 3: Vì sao cẩn bảo quản đổ dùng cá nhản?
GV nêu câu hỏi và khuyến khích HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân. HS lớp 2 có thể mới chỉ trả lời được ở một vài khía cạnh cụ thể (vì đồ dùng cá nhân của em rất khó tìm mua; rất đắt tiền; rất cần thiết,...) hoặc mới chỉ cảm nhận mà chưa diễn đạt được bằng ngôn ngữ của mình. GV cần gợi mở, dẫn dắt để HS biết liên hệ với thực tế bản thân, gia đình; từ đó hình thành những nhận thức mới mang tính khái quát hơn:
Biết bảo quản thì đổ dùng cá nhân mới bển, đẹp và sử dụng được lâu dài.
Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập của mình.
Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình

-HS nhận nhiệm vụ
-HS chia sẻ trước lớp
-HS tham gia nhận xét bạn
3’

C.Củng cố- dặn dò
- Em đã học được điều gì qua bài học ?
-Nhận xét, tuyên dương
-Thực hiện những điều đã học

 Thứ ngày tháng năm 202 
ĐẠO ĐỨC Bảo quản đồ dùng cá nhân ( Tiết 2)
I.Mục tiêu:
 *Kiến thức: 
Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;
Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;
Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân;
Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
*Phẩm chất và năng lực:
Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá 
Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách.
Nâng lực điều chỉnh hành W:Thực hiện được những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân tùy theo tính chất, công dụng của đồ dùng đó.
Nâng lực phát triển bản thân: Đông tình với thái độ, hành vi biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với thái độ, hành vi không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.
Trách nhiệm: ĩhực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
II.Chuẩn bị :
SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về ý thức trách nhiệm trong bảo quản đổ dùng cá nhân; phiếu học tập
SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).
III.Hoạt động của giáo viên và học sinh
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.

2’
A.KHỞI ĐỘNG:
- Hs bắt bài hát Sách bút thân yêu ơi!
- GV giới thiệu nối dung bài học

-HS hát
 10’ B.LUYỆN TẬP:


Hoạt động 1: Nhận xét về việc làm của cốm. Nếu là cốm, em sẽ làm gì?
-GV giới thiệu tình huống học tập qua tranh: Bố tặng cho bạn Cốm con gấu bông mới; bạn Cốm lập tức vứt chiếc ô tô nhựa cũ đi và chỉ chơi với con gấu bông mới mà thôi.
? Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?, 
-GV nhận xét 

-HS nhận xét về hành vi của Cốm: 
 +Bạn Cốm đã không biết giữ gìn đồ chơi của mình, nếu hôm khác cần chơi ô tô sẽ không có ô tô nữa
-HS nêu cách xử lý
+ Không vứt bỏ đổ chơi cũ khi có đổ chơi mới; tặng đổ chơi cũ cho bạn khác; cùng chơi cả đổ chơi cũ và đổ chơi mới; cất đồ chơi cũ vào hộp để khi khác lấy ra chơi,..


Hoạt động 2: Em đồng tình hay không	4(À yiệf làm^evibạn/*ào? Vì sao?
-GV giới thiệu 3 tình huống:
Tranh 1: Bạn nam cất giữ cẩn thận quẩn áo ấm khi mùa đông hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quẩn áo này nữa.
Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.
Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình.
GV nhận xét.

-HS bày tỏ thái độ của mình theo từng tình huống
-HS chia sẻ 

Hoạt động 3: Sắm vai Tin xử lí tình huống.
-GV đưa ra TH: Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết.
- GV hướng dẫn cho cả lớp một số cách làm sạch giày, dép đơn giản và yêu cầu HS vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
-HS sắm vai theo các tình huống
-HS nhận xét đánh giá
-HS lắng nghe
-HS nhận xét , trao đổi
22’ C.VẬN DỤNG

Hoạt động 1:Tập bọc sách vở.
-GV tổ chức thi Bọc sách vở HS nào làm nhanh, đúng và có sản phẩm đẹp nhất sẽ được khen thưởng.
-GV nhận xét, khen ngợi

-HS thực hiện theo nhóm, nhóm nào làm nhanh, đẹp thì nhóm đó thắng
-HS nhận xét 

Hoạt động 2: Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp; tổ chức cho HS chia sẻ với nhau trong nhóm đôi; hoặc cho HS nghe bạn chia sẻ cách bạn bảo quản đồ dùng cá nhân và đưa ra nhận xét.
- GV khen ngợi những HS đã biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

-HS chia sẻ
-HS nhận xét 

Hoạt động 3: HS thực hành cách nhắc nhở bạn bè và người thân cùng bảo quản đồ dùng cá nhân.

-Nhắc nhở HS thực hành và nhắc người thân ùng bảo quản đồ dùng các nhân
3’

C.Củng cố- dặn dò
- GV cho cả lớp đọc bài thơ ở mục Ghi nhớ, SGK Đạo đức2, 
- GV nhắc nhở HS thực hiện ảo quản đồ dùng cá nhân
-HS thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dao_duc_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_3_bao.docx