Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Tuần 2

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Tuần 2

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Mô tả được mốt số nghề nghiệp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Yêu thích lao động

 

docx 6 trang Bảo Trúc 12/04/2024 1090
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội Lớp 2 Chân trời sáng tạo - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: 
 Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Mô tả được mốt số nghề nghiệp.
- Phẩm chất cham chỉ: Yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.
HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

5’
27’
3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS cùng hát một bài hát về nghề nghiệp :Anh phi công ơi; 
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói đến nghề nào? Em biết gì về nghề đó?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Bố và mẹ Lan làm nghề gì? Nói về ý nghĩa của nghề đó?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Bố Lan làm thợ điện, mẹ Lan làm thợ may. Các chú, bác thợ điện giúp lắp đặt, sữa chữa,... đường dây điện để chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; Cô, bác thợ may giúp chúng ta có quần áo để mặc, góp phần làm đẹp cho mọi người.
Hoạt động 2: Quan sát hình và làm việc cặp đôi
GV treo các hình 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 13 (hình phóng to) hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
HS thảo luận nhóm đôi, hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Người trong hình làm nghề gì?
+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho gia đình và xã hội xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ bản thân
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Kể về công việc của những người thân trong gia đình bạn? Bạn biết gì về những công việc đó?
GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Mỗi công việc, nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích cho gia đình và cho xã hội.
GV dẫn dắt để HS đọc được nội dung trọng tâm bài học
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh, ảnh trên sách, báo,. về những công việc, nghề nghiệp xung quanh.
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp nghề nghiệp của một người thân trong gia đình em.
- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp hát bài hát
- 2-3 HS trả lời.
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Mô tả được mốt số nghề nghiệp
- Chăm chỉ: Yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.
HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

5’
27’
3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức trò chơi “Đố vui”.
GV mời một số HS lên bảng mô tả bằng lời về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình mình (những việc làm hằng ngày và ích lợi của nghề nghiệp đó).
HS khác cùng đoán về nghề nghiệp được bạn nói đến.
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận
GV tổ chức cho HS quan sát các hình 10, 11, 12, 13 trong SGK trang 14 (hoặc có thể chiếu bằng máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi:
+ Mọi người trong hình đang làm gì?
+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?
+ Công việc tình nguyện là công việc như thế nào? Những người làm công việc tình nguyện có nhận lương không?
GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
HS và GV cùng nhận xét.
Kết luận: Có những công việc, nghề có thu nhập nhưng cũng có những công việc tình nguyện không nhận lương, những công việc đó thường là những công việc tình nguyện, thiện nguyện, góp phần mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng xung quanh, thể hiện sự yêu thương và chia sẻ.
Hoạt động 2: Sưu tầm tranh, ảnh và chia sẻ thông tin về các công việc xung quanh
HS chuẩn bị các tranh, ảnh, thông tin đã sưu tầm, chuẩn bị.
HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Bạn đã sưu tầm thông tin về những công việc, nghề nghiệp nào?
+ Đó là công việc có thu nhập hay công việc tình nguyện không nhận lương?
+ Những công việc đó mang lại ích lợi gì cho mọi người xung quanh?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS báo cáo trước lớp.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Có nhiều công việc tình nguyện quanh em: giúp đỡ HS trong mùa thi; giúp đỡ người già ở viện dưỡng lão; chăm sóc các em nhỏ tật nguyền, trẻ mồ côi;...
Hoạt động 3: Thực hành làm và chia sẻ về “Cây nghề nghiệp mơ ước”
GV chia lớp thành các nhóm.
+ Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy màu, kéo, bút viết.
+ Cắt tờ giấy màu thành hình bông hoa hoặc quả.
+ Viết lên tờ giấy một nghề nghiệp yêu thích.
+ Dán tờ giấy lên “Cây nghề nghiệp mơ ước” của nhóm.
+ Giới thiệu với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình.
Kết luận: Mỗi bạn đều ước mơ sau này làm một nghề nghiệp yêu thích. Các em hãy cùng nhau cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thực hiện được ước mơ của mình.
GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Nghề nghiệp - Tình nguyện - Yêu thích”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
 - GV yêu cầu HS chia sẻ với người thân trong gia đình về nghề nghiệp yêu thích của mình.
- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp chơi trò chơi
 1 HS mô tả - Lớp đoán nghề nghiệp
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình 
-HS trả lời
-HS lên bảng nói về nội dung các hình
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS làm việc theo nhóm: 
 Trình bày nghề nghiệp mình yêu thích 
-HS chia sẻ với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình
- HS chú ý lắng nghe.
-HS chia sẻ với người thân về nghề nghiệp yêu thích của mình

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực, trình bày chính xác nội dung thảo luận.
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.
3. Năng lực 
- Tự chủ và tự học: tự giác học tập cá nhân.
- Giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.
- Nhận thức khoa học: biết được tên và chức năng của cơ quan hô hấp, hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: phân tích được một số tình huống liên quan đến bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_chan_troi_sang_tao.docx