Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lương

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lương

Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn 1 - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Bài học đường đời đầu tiên 2,3 - Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật;

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật, được nhân hóa; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liền với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn,

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

Thực hành tiếng Việt 4 - Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;

- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.

Nếu cậu muốn có một người bạn 5,6 - HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;

- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v

- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

 

docx 19 trang Hà Thu 2750
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG
TỔ:KHOA HỌC XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 6
(Năm học 2021 - 2022)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: 12; Số học sinh: 125; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:07; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 04 Đại học:03; Trên đại học:.............
	 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên Theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
: Tốt:01; Khá:06; Đạt:...............; Chưa đạt:........
3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
2
3
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
2
...
II. Kế hoạch dạy học Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn
Phân phối chương trình
Học kì I: 72 tiết
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
1
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
2
Bài học đường đời đầu tiên
2,3
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật;
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật, được nhân hóa; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liền với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn, 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
3
Thực hành tiếng Việt
4
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;
- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.
4
Nếu cậu muốn có một người bạn
5,6
- HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;
- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v 
- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.
5
Thực hành tiếng Việt
7
- HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó, tích cực hoá vốn từ (đặt câu với các từ cho trước);
- HS nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn.
6
Bắt nạt
8,9
- HS nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.
7
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm
10,11
- HS biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;
- HS viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
8
Thực hành: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm
12,13
9
Trả bài
14
10
Kể lại một trải nghiệm
15,16
- HS nói được về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
11
BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
17
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
12
Chuyện cổ tích về loài người
18,19
- Xác định được chủ đề của bài thơ;
- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v 
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo.
13
Thực hành tiếng Việt
20
- Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ;
- Nhận diện và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
14
Mây và sóng
21,22
 - Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận diện được đặc điểm nhất quán của tác phẩm: bài thơ là lời yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, là tình mẫu tử thiêng liêng thấm đượm trong từng yếu tố hình thức như: sự lặp lại có biến đổi trong cấu trúc của bài thơ, giọng điệu tâm tình trò chuyện, các biện pháp tu từ.
15
Thực hành tiếng Việt
23
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể;
- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích.
16
Bức tranh của em gái tôi
24,25
- Củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học ở bài 1. Tôi và các bạn;
- Cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình.
Thực hành: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
26,27
- HS biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập ý; viết đoạn văn; chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- HS viết được đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, đảm bảo bố cục và số lượng câu đúng quy định.
17
Trả bài
28
18
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
29
- Biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe;
- Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.
19
BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
30
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB.
20
Cô bé bán diêm
31,32
- Xác định được chủ đề của bài thơ;
- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v 
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.
21
Thực hành tiếng Việt
33
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- Nhận biết được cụm danh từ;
- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.
22
Gió lạnh đầu mùa
34,35
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện;
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên;
- Nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn.
23
Thực hành tiếng Việt
36
- Nhận biết được cụm động từ;
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ.
24
Kiểm tra giữa học kì 1
37;38
 - Xác định được người kể chuyện, ngôi kể và nội dung của văn bản.
- Phân tích, giải thích sử dụng cụm từ
- Biết trình bày được bài văn tự sự
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
25
Con chào mào
39;40
- Tiếp tục hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2);
26
Thực hành: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
41;42;43
- HS viết được bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể;
- HS tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).
27
Nói và nghe: Kể về một trải nghiệm của em
44
- HS tiếp tục rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và nghe về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (tiếp nối bài 1. Tôi và các bạn).
28
BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU:
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
45
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;
29
Chùm ca dao về quê hương, đất nước
46
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài;
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;
30
Thực hành tiếng Việt
47
- Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt;
- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.
31
Chuyển cổ nước mình
48;49
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ;
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
32
Cây tre Việt Nam
50;51
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,...
33
Thực hành tiếng Việt
52
- HS nhận biết được biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;
- HS hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
34
Tập làm một bài thơ lục bát
53;54
- HS lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát;
- HS viết được bài văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
- HS yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.
35
Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
55;56
- HS lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát;
- HS viết được bài văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
- HS yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.
36
Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con quê hương
57
- HS biết trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.
37
BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ:
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
58
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí.
38
Cô Tô
59;60
- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong đoạn trích Cô Tô. HS nhận ra cách kể theo trình tự thời gian của đoạn trích (từ ngày thứ tư đến ngày thứ năm, thứ sáu trên đảo; miêu tả Cô Tô trong trận bão và sau bão); xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”; nhận biết được các biện pháp tu từ, các chi tiết miêu tả đặc sắc;
- HS nhận biết được vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. Vẻ đẹp của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt; vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, lối miêu tả và xây dựng hình ảnh, 
39
Thực hành tiếng Việt
61
- HS nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;
- HS biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.
40
Hang Én
62;63
- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của bài kí Hang Én;
- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...
41
Thực hành tiếng Việt
64
- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;
- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
42
Ôn tập học kì I
65;66
Ôn tập toàn bộ chương trình kì I
43
Kiểm tra học kì I
67;68
- Xác định được nội dung của văn bản.
- Phân tích, giải thích sử dụng cụm từ, câu trong văn bản
- Biết trình bày được bài văn tự sự có yếu tố miêu tả
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
44
Cửu Long Giang ta ơi
69
- HS nhận biết được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,...
45
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
70;71
- HS biết chọn một cảnh sinh hoạt để viết bài văn miêu tả theo đúng các bước;
- HS được khơi gợi óc quan sát, khả năng sáng tạo và nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống.
Trả bài kiểm tra học kì I
72
Đánh giá , rút kinh nghiệm bài làm học sinh
HỌC KÌ II – 68 tiết
46
Bài 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
(14 tiết)
Văn bản 1: Thánh Gióng
73,74
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo 
- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
47
Thực hành tiếng Việt
75
- HS củng cố kiến thức về cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ, nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ.
- HS luyện tập về từ ghép và từ láy, biết phân biệt hai loại từ này.
- Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh, biết sử dụng trong khi nói, viết.
- Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt, có yếu tố giả (kẻ, người) nhằm phát triển vốn từ Hán Việt.
48
Văn bản 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh
76,77
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản của thể loại truyền thuyết trong Vb truyện: các sự kiện thường được kết nối với nhau bởi một chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, nhân vật có nhiều đặc điểm kì lạ, có thể có dấu vết của nhân vật thần trong thần thoại, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo, nội dung của truyện cũng có thể lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng, hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết, mùa 
- HS biết vận dụng tình huống giả định: nếu là một nhân vật trong truyền thuyết thì sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
49
Thực hành tiếng Việt
78
- HS nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy và biết sử dụng dấu chấm phẩy trong việc viết câu và đoạn văn.
- HS nhận biết được cấu tạo của từ HV có yếu tố thuỷ (nước) nhằm phát triển vốn từ HV, nhận biết được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng xuất hiện trong văn bản đọc hiểu.
- Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ qua việc tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ cũng như chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ này.
50
Văn bản 3: Ai ơi mồng 9 tháng 4
79,80
- HS nhận biết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
51
Viết văn thuyết minh về một sự kiện
81;
82;83
- HS thấy được chức năng của kiểu VB thuyết minh thuật lại một sự kiện trong đời sống cũng như đặc điểm cơ bản của nó.
- HS viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) đã từng tham gia, từng được chứng kiến hoặc được đọc, xem qua, nghe sách báo, truyền hình, truyền thanh.
52
Kể lại một truyện truyền thuyết
84;85;86
- HS chọn được truyền thuyết cần kể.
- HS kể lại truyền thuyết một cách đầy đủ, chính xác, hấp dẫn.
- HS biết cách nói và nghe phù hợp: người nói là người nắm rõ câu chuyện, tường thuật theo lối kể thông thường.
53
BÀI 7. THẾ GIỚI CHUYỆN CỔ TÍCH (12 tiết)
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
87
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
54
Thạch Sanh
88;89
- HS nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- HS xác định được chủ đề của câu chuyện.
-HS tóm tắt được câu chuyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại truyện cổ tích: các kiểu nhân vật, các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, lời kể chuyện 
- HS nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm.
55
Thực hành tiếng Việt
90
- HS hiểu và vận dụng được cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản.
- Thấy được mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể.
56
Cây khế
91;92
- HS tóm tắt và nêu được ấn tượng chung về VB.
- HS xác định được chủ đề của câu chuyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích: các đặc điểm của nhân vật; các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, không gian kì ảo; công thức mở đầu; lời kể chuyện,...
- HS biết nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm.
57
Thực hành tiếng Việt
93
- HS hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản, đặc biệt là hiểu các sắc thái ý nghĩa của từ ngữ (động từ, cụm động từ) trong việc thể hiện các thông điệp của văn bản hay biểu đạt dụng ý của người dùng.
- Củng cố kiến thức và thực hành sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.
58
Viết bài văn kể lại một chuyện cổ tích
94;95
- HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện vừa đảm bảo nội dung của truyện gốc vừa có những sáng tạo mới mẻ.
- HS biết tóm tắt và kể lại một câu chuyện một cách trọn vẹn, đồng thời phát huy được trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả.
59
Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
96;97
- HS biết đón vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, chủ yếu tập trung vào nhân vật, nhập vai một cách thông minh, sáng tạo, biết kể lại câu chuyện vừa sát truyện gốc vừa có sáng tạo.
- Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói đóng vai nhân vật để tự kể lại câu chuyện về mình, thể hiện được khả năng trình diễn một bài tự thuật.
60
Đọc mở rộng
98
- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận và VB thông tin được thể hiện qua VB trong bài 6 và bài 7.
61
Bài 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI:
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
99
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
62
Văn bản 1: Xem người ta kìa
100;101
- HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận. 
- Nhận biết được vấn đề VB đặt ra: ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người.
- Nắm được phương thức biểu đạt chính (phương thức nghị luận) bên cạnh một số phương thức khác (tự sự, biểu cảm) mà người viết sử dụng đan xen trong văn bản nghị luận.
63
Thực hành tiếng Việt
102
- HS củng cố kiến thức về trạng ngữ, nắm vững đặc điểm về hình thức và chức năng của trạng ngữ, hận ra những câu có trạng ngữ và giá trị biểu đạt của chúng, biết cách thêm phần trạng ngữ vào câu theo yêu cầu.
- HS nhận diện được thành ngữ trong văn bản đọc, biết dựa vào câu để hiểu nghĩa của thành ngữ được sử dụng.
64
Văn bản 2: Hai sự khác biệt
Hai sự khác biệt
103;104
- Hs hiểu được sự phong phú của chủ đề bài học về sự “Gần gũi và khác biệt”, văn bản đề cao yêu cầu khác biệt nhưng là sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi con người.
- HS nắm được cách thức trình bày ý kiến, từ đó vận dụng vào việc viết văn bản nghị luận đúng yêu cầu.
65
Thực hành tiếng Việt
105
- HS hiểu được vì sao khi viết/nói, người ta phải lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. Dù lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu có sự khác biệt về thao tác, nhưng có chung một mục đích: để sản phẩm ngôn ngữ đạt hiệu quả biểu đạt cao nhất, phù hợp với mục đích giao tiếp.
- HS nắm được thao tác lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu trong một ngữ cảnh, một kiểu VB với mục đích viết/nói cụ thể.
66
Văn bản 3: Bài tập làm văn
106;107
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa Vb nghị luận và VB văn học.
67
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
108;109
- HS biết chọn một hiện tượng (vấn đề) để trình bày ý kiến của bản thân bằng một bài viết được thực hiện theo các bước của quy trình viết bài văn.
- Bài viết bảo đảm các đặc trưng của kiểu bài nghị luận, dùng lí lẽ, bằng chứng, có phương thức biểu đạt phù hợp.
68
Kiểm tra giữa học kì II
110;111
- Nhận biết được nội dung tác phầm.
- Phân tích, giải thích nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ.
- Biết trình bày được bài văn tự sự
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
69
Củng cố; mở rộng
Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống 
112
- HS chọn được một vấn đề gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống để trình bày ý kiến của mình.
- HS biết sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.
- Biết tóm tắt nội dung bài nói, tham gia trao đổi về nội dung của bài nói và kĩ năng của người trình bày.
70
BÀI 9. TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG(12tiết)
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
113
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
71
Văn bản 1: Trái đất- cái nôi của sự sống
114;115
- HS nhận biết được các thành phẩn của VB thông tin gồm: nhan đề, sa-pô, để mục, đoạn (chứa đựng ý và dữ liệu), tranh ảnh,...
- HS nhận biết và phân tích được một cách triển khai VB: vừa theo trình tự thời gian, vừa theo quan hệ nhân quả.
- HS thấy được những nhân tố đe doạ môi trường sống trên Trái Đất.
72
Thực hành tiếng Việt
116
- HS nhận biết được đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.
- HS thực hiện được một số thao tác, yêu cầu (như nhận diện, phân tích, tóm tắt, sơ đồ hoá ) khi đối diện với đoạn văn hay văn bản.
73
Văn bản 2: Các loài chung sống với nhau như thế nào?
117
- Hs nhận biết vai trò quan trọng của số liệu và hình ảnh của một văn bản thông tin.
- HS nhận biết được mối quan hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.
74
Thực hành tiếng Việt
118
- HS nhận biết, phân tích được hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và thực tế sử dụng từ mượn hiện nay.
- HS hình thành được nguyên tắc ứng xử thích hợp đối với việc mượn từ, sử dụng từ mượn trong nói, viết và rộng ra là trong giao tiếp xã hội.
75
Văn bản 3: Trái đất
119
- HS nhận biết được nét khác biệt giữa Vb văn học với Vb thông tin, ngay cả khi chúng cùng hướng với một chủ đề.
- HS nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ.
76
Viết biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận
120;121
- HS thấy được ý nghĩa, vị trí riêng của văn bản nhật dụng trong đời sống và biết cách viết một biên bản hợp thức về một cuộc họp.
- HS nhận thức được tầm quan trọng cảu kĩ năng tóm tắt văn bản phục vụ cho nhu cầu tiếp nhận tri thức, tích luỹ tài liệu và biết tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản đã đọc.
77
Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một bài học đơn giản
122
78
NÓI VÀ NGHE: Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiẽm môi trường
123
- HS đề xuất giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, trên tinh thần mong muốn chất lượng cuộc sống của chính bản thân và của cả cộng đồng phải được cải thiện.
- HS biết cách tham gia thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết lắng nghe và đối thoại với ý kiến hay đề xuất của người khác trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
79
Củng cố, mở rộng
Thực hành đọc: Trái đất được hình thành 
124
- HS nêu đực nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận và VB thông tin được thể hiện qua VB. Trong bài 8. Khác biệt và gần gũi và bài 9. Trái Đất – ngôi nhà chung.
80
Bài 10. CUỐN SÁCH TÔI YÊU (12 tiết)
Dạy học theo dự án
(Dự án: Cuốn sách tôi yêu)
Giai đoạn 1: Khởi động dự án
125
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học. tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
81
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
Đọc:Thách thức đâu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách
126
- HS nắm được yêu cầu của việc đọc sách
82
Sách hay cùng đọc
127
Lựa chọn được những chủ đề sách yêu thích và đọc các cuốn sách có liên quan. Nắm rõ được các thông tin cuốn sách, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của cuốn sách.
83
Cuốn sách yêu thích
128
Nắm được những thông tin cơ bản, ấn tượng về cuốn sách đó.
84
Gặp gỡ tác giả
129
Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm
85
Phiêu lưu cùng sách
130
Biết được sự tương đồng và khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách
86
Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả
131
- HS nhận biết những sáng tạo trong nghệ thuật để tác phẩm văn học trở nên hấp dẫn, sinh động.
87
Sáng tác sản phẩm nghệ thuật
132
90
Ôn tập học kì II
133; 134
- Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II.
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
91
Kiểm tra đánh giá cuối kì II
135; 136
- Nhận biết được nội dung tác phầm.
- Phân tích, giải thích nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ.
- Biết trình bày được bài văn nghị luân
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống gọi ra từ cuốn sách đã đọc 
137;138
- HS nhận biết những sáng tạo trong nghệ thuật để tác phẩm văn học trở nên hấp dẫn, sinh động.
92
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả dự án
Nói và nghe (Về đích: Ngày hội với sách)
139
- Nhận biết được vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
93
Trả bài học kì
140
Đánh giá , rút kinh nghiệm bài làm học sinh
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT
Chuyên đề
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
2
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
(1)
Thời điểm
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Hình thức
(4)
Giữa Học kỳ 1
90 phút
Tuần 10
- Xác định được người kể chuyện, ngôi kể và nội dung của văn bản.
- Phân tích, giải thích sử dụng cụm từ
- Biết trình bày được bài văn tự sự
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
Viết trên giấy
Cuối Học kỳ 1
90 phút
Tuần 17
- Xác định được nội dung của văn bản.
- Phân tích, giải thích sử dụng cụm từ, câu trong văn bản
- Biết trình bày được bài văn tự sự có yếu tố miêu tả
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
Viết trên giấy
Giữa Học kỳ 2
90 phút
Tuần 28
- Nhận biết được nội dung tác phầm.
- Phân tích, giải thích nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ.
- Biết trình bày được bài văn tự sự
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
Viết trên giấy
Cuối Học kỳ 2
90 phút
Tuần 34
- Nhận biết được nội dung tác phầm.
- Phân tích, giải thích nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ.
- Biết trình bày được bài văn nghị luân
- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt.
Viết trên giấy
 (1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
III. Các nội dung khác (nếu có):
.......................................................................................................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cua_to_chuyen_mon_mon_hoc_ngu_van_lop_6_nam.docx