Kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Minh Hóa

Kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Minh Hóa

PHẦN 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:

 “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”

 (Sơn Tinh, Thủy Tinh, SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: ( 0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3: (1.0 điểm) Trong câu: “ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Qua đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng của đảng và nhà nước ta hiện nay?

PHẦN II: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 5: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.

Câu 6: (5.0 điểm) Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

 

docx 28 trang tuelam477 6171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Minh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT MINH HÓA
TRƯỜNG THCS HÓA HỢP
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2019-2020
Môn: Ngữ văn 6
( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”
 (Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
Câu 2. (0,5 điểm): Văn bản ấy thuộc thể loại nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy giải thích nghĩa của từ “ Sính lễ”?
Câu 4 (1,0 điểm): Theo em, văn bản trên có ý nghĩa gì? 
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ từ là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Tính từ có bao nhiêu loại?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau: 
“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.”
 (Con Rồng cháu Tiên)
III. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của mình? 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
- Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
0,5
2
- Thuộc thể loại: Truyền thuyết
0,5
3
Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
1,0
4
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1,0
 II
KIỂM TRA KIẾN THỨC
2,0 
1
*Khái niệm: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm để xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
0,5
2
Có hai loại tính từ:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ);
0,25
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
0,25
3
- Các danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, nòi, rồng, con trai, thần.
0,5
- Các danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
0,5
III
LÀM VĂN
Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của mình? 
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần mở bài, thân bài và kết bài theo yêu cầu.
0,5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
c. Triển khai bài viết theo yêu cầu:
*Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mình kể là truyện gì ? Vì sao em thích?
*Thân bài: 
- Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình.
- Kể chuyện theo trình tự: + Sự việc khởi đầu
 + Sự việc phát triển
 + Sự việc cao trào
 + Sự việc kết thúc
*Kết bài: Bài học (ý nghĩa) rút ra từ truyện kể.
0,5
2,5
0,5
d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ, có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng.
0,5
UBND HUYỆN QUỲNH NHAI
TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG SẠI
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn 6
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:
 “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”
 (Sơn Tinh, Thủy Tinh, SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam) 
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: ( 0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: (1.0 điểm) Trong câu: “ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào?
Câu 4: (1.0 điểm) Qua đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng của đảng và nhà nước ta hiện nay? 
PHẦN II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 5: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. 
Câu 6: (5.0 điểm) Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em. 
UBND HUYỆN QUỲNH NHAI
TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG SẠI
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN NGỮ VĂN 6
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
0.5
2
Kể theo ngôi thứ 3
0,5
3
Có 4 cụm động từ:
- Bốc từng quả đồi
- Dời từng dãy núi
- Dựng thành lũy đất
- Ngăn chặn dòng nước lũ
0.25
0.25
0.25
0.25
4
Chủ trương của Đảng , nhà nước ta là đúng đắn. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng biến động khí hậu khiến cho nước ta hàng năm xẩy ra rât nhiều thiên tai gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước ,chống xói mòn...
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
5
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, số dòng quy định
0.25
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.
b. Trình bày được những thiệt hại do lũ lụt gây ra
Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân:
- Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
- Tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế
- Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
- Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt
1.0 
c. Sáng tạo
0.5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
6
a. Mở bài: 
- Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
0.5
b. Thân bài:
4
1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng. 
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi. 
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời. 
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựasắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
0.5
1.5
2.0
c. Kết bài: 
 Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
0.5
PHÒNG GD- ĐT TAM BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2019-2020
TRƯỜNG THCS NGÃI TỨ MÔN:NGỮ VĂN 6 
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) 
I. Đọc hiểu: ( 3.0 điểm )
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 
CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC
Mùa hè oi bức và nóng như lửa, con quạ khát nước khô cả cổ đang vội bay đi tìm nước uống. Và rồi quạ ta phát hiện một bình nước có mực nước lưng chừng.
Điều này gây khó khăn cho quạ khi cố gắng đặt mỏ vào bình để uống, vì nó không thể nào với được nước uống bên trong bình.
 Sau khi đã cố với cổ mà vẫn không thấy tốt hơn, quạ ta đã nảy ra ý tưởng: thả những viên sỏi nhỏ vào trong bình, đến khi mực nước dâng lên đến nơi mà nó có thể với tới được. 
 ( Truyện ngụ ngôn )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. ( 0.5 điểm )
Câu 2: Truyện được kể theo ngôi kể nào ? ( 0.5 điểm )
Câu 3: Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên, em thấy quạ có những đức tính gì? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? ( 1.0 điểm ).
Câu 4: Chỉ ra những danh từ, tính từ có trong câu sau: Mùa hè oi bức và nóng như lửa, con quạ khát nước khô cả cổ. ( 1.0 điểm )
II. Làm văn: ( 7.0 điểm )
Kể về người thầy giáo (cô giáo) mà em kính mến.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. ĐỌC HỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0.5
2
Ngôi kể: ngôi thứ ba
0.5
3
- Quạ đã nảy ra ý tưởng: thả những viên sỏi nhỏ vào trong bình, đến khi mực nước dâng lên đến nơi mà nó có thể với tới được. 
- Đức tính kiên trì/ bình tĩnh giải quyết sự việc/ thông minh, sáng tạo. (học sinh có thể nêu được một trong các biểu hiện trên)
- Học sinh nêu ý kiến cá nhân. ( phù hợp với điều vừa nhận xét)
0.5
0.25
0.25
4
- Danh từ: mùa hè, lửa, con quạ , nước, cổ 
- Tính từ: oi bức, nóng, khô 
(đúng 2 từ 0.25 đ, đúng từ 4 từ 05đ, chỉ đúng 1 từ không cho điểm )
1.0
II. LÀM VĂN
7.0
Viết bài văn tự sự
a. Đảm bảo thể thức văn bản (bố cục bài văn tự sự sự)
0.25
b. Xác định đúng đối tượng để kể
0.25
c. Nội dung kể
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
- Giới thiệu được người thầy (cô) sắp kể.
- Kể chi tiết, sự việc về thầy (cô) (những điểm đáng nhớ về hình dáng, tính tình; những việc làm, lời dạy của thầy (cô); tính cách, tình cảm của thầy (cô) đối với công việc, với mọi người,...).
- Cảm nghĩ, tình cảm dành cho người thầy (cô)
1.0
4.0
1.0
d. Sáng tạo: có cái nhìn riêng, sử dụng từ ngữ chọn lọc, vận dụng biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả phù hợp, khéo léo. 
0.25
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
Năm học: 2019 - 2020
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: /12/2019
I. Phần I (5 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Trích Ngữ Văn 6, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện dân gian nào? Truyện thuộc thể loại gì?
Câu 2. Chỉ ra một cụm danh từ có trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử”.
Câu 3. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ trong câu: “Truyện đã phơi ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta” và sửa lại cho đúng.
Câu 4. Mục đích kết bạn của Lí Thông với Thạch Sanh ngay từ đầu đã thể hiện ý đồ xấu. Vậy, em cần làm gì để xây dựng tình bạn đẹp với các bạn trong lớp? (Nêu ít nhất hai việc cần làm).
Phần II (5 điểm):
Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian đã học để kể lại câu chuyện đó.
TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
Năm học: 2019 - 2020
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu
Nội dung 
Điểm
PHẦN I
Câu 1
(1 điểm)
- Truyện: Thạch Sanh
- Thể loại: Truyện cổ tích
0.5đ
0.5đ
Câu 2
(1 điểm)
- HS chỉ ra đúng cụm danh từ có trong câu: hai mẹ con Lý Thông
1đ
Câu 3
(2 điểm)
- Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa (phơi bày)
- Sửa lại: thay từ “phơi bày” thành “thể hiện”
1đ
1đ
Câu 3
(1 điểm)
- HS rút ra những hành động: đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, động viên, sống chân thành với các bạn trong lớp (đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn)
1đ
PHẦN II
(5 điểm)
HS đảm bảo được các nội dung sau:
1. Yêu cầu:
a. Hình thức:
- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng
- Đúng hình thức 1 bài văn, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi chính tả.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, sự sáng tạo của cá nhân.
b. Nội dung: 
* Mở bài: Giới thiệu truyện đã học trong SGK, kể theo ngôi thứ nhất.
* Thân bài:
- HS cần dựa vào truyện đã học trong SGK để kể, kể theo ngôi thứ nhất.
- HS có thể lần lượt theo trình tự có sẵn trong SGK hoặc kể lần lượt theo trình tự mà mình cho là hợp lý, phù hợp với diễn biến của truyện
- Khi kể cần đảm bảo những sự việc chính, có thể thêm bớt các chi tiết phụ, tránh sao chép máy móc theo SGK.
- Để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, HS có thể xen thêm các yếu tố miêu tả.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của nhân vật kể chuyện.
* Lưu ý: HS phát huy trí tưởng tượng song các chi tiết tự sự phải hợp lý, không làm sai lệch nội dung tác phẩm.
1.5đ
3.5đ
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. 
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
	Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Câu 2.Giải nghĩa từ: Chúa tể.
Câu 3.Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
Câu 3.Truyện Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
 Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể vì:
- Ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.
- Hằng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ nên càng làm cho ếch chủ quan, kiêu ngạo 
0,5
0,25
0,25
2
- Giải nghĩa từ: Chúa tể
- Kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
0,5
3
Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp vì: Một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh 
0,5
4
Truyện Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 
0,5
II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm	
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
2
Khái quát
Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
- Phạm vi kể chuyện rộng, đây cũng là dịp để các thầy, cô giáo hiểu được tình cảm của học sinh dành cho mình. 
- Đề bài yêu cầu học sinh kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến (chuyện có thể có thực trong đời sống hoặc do học sinh sáng tạo ra một câu chuyện từ đời sống ), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
8,0
1
Mở bài: Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu được thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến và giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
1,0
2
Thân bài: Học sinh chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Giới thiệu về thầy giáo (hay cô giáo) mà em quý mến
- Kể lại một câu chuyện hoặc một tình huống chuyện về thầy giáo hay cô giáo em quý mến theo một trình tự nhất định (về thời gian, không gian, tình huống xảy ra câu chuyện )
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh 
- Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với thầy hay cô giáo 
6,0
1,0
3,0
1,0
1,0
3
Kết bài: Kết thúc câu chuyện, tình cảm của em với thầy hay cô giáo 
1,0
* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN
Điểm 7 - 8: Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Bài làm có bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.
Điểm 5 - 6: Biết vận dụng văn kể chuyện, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bài làm có bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 3 - 4: Vận dụng văn kể chuyện chưa tốt, có các tình tiết nhưng chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Chưa biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ, đôi chỗ còn lan man. Bố cục chưa rõ, trình bày chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt 
Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, chưa biết kết hợp kể chuyện với miêu tả cảnh, miêu tả người, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày chưa đạt yêu cầu.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: 
- Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện hoàn chỉnh. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện có nhân vật, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả ) là yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. 
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 . . . 9,0; 9,5; 10)
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
Năm 2018 - 2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra, đánh giá được khả năng nhận thức kiến thức của mỗi học sinh về các chủ đề: Truyện dân gian, từ và cụm từ, văn tự sự.
2. Kỹ năng: 
- Kiểm tra, đánh giá được kĩ năng cảm thụ văn bản, phân biệt được các từ loại, cụm từ, tạo lập văn bản tự sự 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc khi làm bài.
- Tự hào về kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
4. Năng lực và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; trung thực; yêu quê hương.
II. Hình thức.
- Tự luận.
- Học sinh làm bài trên giấy, thời gian 90 phút.
III. Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn bản
(truyện dân gian)
Biết tên văn bản và thể loại (câu 1)
Hiểu nội dung ý nghĩa của đoạn trích (câu 2)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
2
2 20%
2. Tiếng Việt
(từ và cụm từ)
Nhận ra cụm danh từ có trong đoạn trích, xếp đúng vào mô hình (câu 3)
Vận dụng kĩ năng xây dựng đoạn văn để viết đoạn văn có sử dụng danh từ (câu 4)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1
2
20%
1
1
10%
2
3
30%
3. Tập làm văn (văn tự sự)
Vận dụng kiến thức về văn tự sự để kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em.
(câu 5)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1
5
50%
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
3
30%
1
1
10 %
2
6
60%
5
10
100%
IV. Câu hỏi
Phần 1: Đọc hiểu văn bản: ( 5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Từ câu 1 đến câu 4)
	"Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân."
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào?
(1 điểm)
Câu 2: Em hiểu ý nghĩa của đoạn văn trên như thế nào? (1 điểm)
Câu 3: Tìm cụm danh từ trong câu văn sau: "Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ". Xếp các cụm danh từ tìm được vào mô hình cụm danh từ. (2 điểm)
Câu 4: Viết đoạn văn từ 3-4 câu giới thiệu về bản thân, trong đó có sử dụng danh từ riêng, gạch chân dưới danh từ ấy. (1 điểm)
Phần 2: Tập làm văn: (5 điểm)
Câu 5: (5 điểm) Kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em.
V. Hướng dẫn chấm:
Phần 1: Đọc hiểu văn bản: ( 5 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết. 
0,5 điểm
0,5 điểm
2
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
0,5 điểm
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
0,5 điểm
3
- Cụm danh từ: + Từng quả đồi 
 + Từng dãy núi
0,5 điểm
0,5 điểm
- Xếp vào mô hình cụm danh từ: 
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
từng
quả đồi
từng
dãy núi
0,5 điểm
0,5 điểm
4
- Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả. 
- Nội dung giới thiệu về bản thân: Họ tên, học ở trường, sở thích, năng lực, ước mơ,...
- Gạch chân đúng dưới các danh từ riêng trong đoạn văn
0,5 điểm
0,5 điểm
Phần 2: Tập làm văn: (5 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
5
a. Mở bài :
- Giới thiệu truyện "Con Rồng cháu Tiên".
0,5 điểm
b. Thân bài (4 điểm):
* Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân 
- Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh ) quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.
- Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thỉnh thoảng lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách ăn ở.
* Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên 
- Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.
* Bọc trứng kì diệu 
- Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.
* Cuộc chia tay hùng vĩ 
- Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.
- Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.
* Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang 
- Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha, danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.
- Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mị nương.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
1 điểm
c. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
0,5 điểm
VI. Nhận xét giờ kiểm tra:
 - Gv nhận xét giờ kiểm tra.
VII. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc, chuẩn bị bài Chương trình Ngữ văn địa phương.
Tổ chuyên môn duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Người ra đề
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐÔNG Môn: Ngữ văn - Lớp 6
 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Mã đề 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” 
( Ngữ văn 6, tập một )
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,5 điểm) 
Câu 2. Nêu khái niệm truyền thuyết. (0,5 điểm)
Câu 3. Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta”.
 Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy. (1,0 điểm)
Câu 4. Đặt một câu có danh từ. Cho biết danh từ ấy giữ chức vụ gì trong câu? (1,0 điểm)
II.KIỂM TRA KIẾN THỨC ( 2,0 điểm)
Câu 1. Nghĩa của từ là gì? ( 0,5 điểm)
Câu 2. Nêu bài học rút ra từ “Ếch ngồi đáy giếng”. ( 0,5 điểm)
Câu 3. Giải nghĩa từ “ Giếng”. (1,0 điểm)
 III. LÀM VĂN ( 5,0 điểm) 
 Hãy kể về mẹ của em.
 ..Hết 
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐÔNG NĂM HỌC 2018-2019 
 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 
Mã đề 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)
1
- Trích trong văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Thuộc thể loại: Truyền thuyết 
0,5
0,25
0,25
2
-Truyền thuyết là thể loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện được kể 
0,5
3
Cụm danh từ: 
- Hai chàng
- Một người con gái.
1,0
0,5
0,5
4
- Đặt câu có danh từ, có ý nghĩa rõ ràng.
- Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ.
Vd. Cái bàn này đã bị hỏng-> chủ ngữ
1,0
0,5
0,5
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC( 2,0 điểm)
 1
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, quan hệ,..) mà từ biểu thị.
0,5
 2
-Nêu được bài học:
+Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác
+Phải mở rộng tầm hiểu biết dưới nhiều hình thức
0,5
0,25
0,25
3
-Giếng là một cái hố hình tròn, được đào sâu trong lòng đất, để lấy nước sinh hoạt
1,0
 III. LÀM VĂN( 5,0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức 
- Biểt cách làm bài văn tự sự. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp. 
- Chú ý khi kể kết hợp yếu tố miêu tả và biện pháp so sánh trong bài văn.
0,5
0,5
Yêu cầu về nội dung
a.Mở bài: Giới thiệu về mẹ - Tình cảm của em đối với mẹ.
0,5
b.Thân bài
3,0
+ Hình dáng, nêu một vài chi tiết đặc sắc trên khuôn mặt, làn da, mái tóc, . .
0,5
+Tính tình của mẹ( hiền lành nhưng không kém phần nghiêm khắc với con cái,..), sở thích của mẹ
0,5
+Thái độ của mẹ đối với gia đình( đối với ông bà, bố và các con).
0,5
+Mẹ đối với việc học của con
0,5
+Thái độ của mẹ đối với hàng xóm: vui vẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn,..
0,5
+Kỉ niệm đáng nhớ của em với mẹ
0,5
c.Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với mẹ và lời hứa
0,5
Lưu ý: Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo.
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐÔNG Môn: Ngữ văn –Lớp 6
 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Mã đề 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: Cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan dừng ngựa lại hỏi”.
 (Ngữ văn 6, tập một ) 
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? (0,5 điểm) 
Câu 2. Nêu khái niệm truyện cổ tích. (0,5 điểm)
Câu 3. Đoạn văn trên có mấy cụm danh từ ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy.(1,0 điểm)
Câu 4. Đặt câu có danh từ? Cho biết danh từ giữ chức vụ gì trong câu.( 1,0 điểm)
II.KIỂM TRA KIẾN THỨC ( 2,0 điểm)
Câu 1. Thế nào là từ nhiều nghĩa? ( 0,5 điểm)
Câu 2. Nêu bài học rút ra từ “ Thầy bói xem voi”. ( 0,5 điểm)
Câu 3. Từ “mắt” có phải là từ nhiều nghĩa không? Hãy chỉ rõ các nghĩa. (1,0 điểm)
III. LÀM VĂN ( 5,0 điểm) 
 Hãy kể về mẹ của em.
 Hết 
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐÔNG NĂM HỌC 2018-2019 
 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 
Mã đề 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)
1
- Trích trong văn bản: Em bé thông minh.
- Thuộc thể loại: Truyện cổ tích.
0,5
0,25
0,25
2
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh ( người em út, người con riêng,..); Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; Nhân vật là động vật (biết nói năng, hoạt động giống con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 
 0,5
3
Cụm danh từ: 
- Một cánh đồng 
- Làng kia
- Hai cha con nhà nọ
(Thiếu 1 cụm trừ 0,25 điểm).
1,0
4
- Đặt câu có danh từ.
- Nêu đúng chức vụ cú pháp của danh từ đó.
Vd. Mẹ em là công nhân -> Làm vị ngữ.
1,0
0,5
0,5
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC( 2,0 điểm)
1
Từ nhiều nghĩa là: từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
0,5
2
-Muốn hiểu biết sự vật, sự việc hoặc con người phải xem xét chúng một cách toàn diện.
0,5
3
-Mắt là từ nhiều nghĩa.
+Nghĩa gốc: là cơ quan thị giác ở người hoặc động vật. +Nghĩa chuyển: là bộ phận trên thân một số cây hoặc quả có hình giống con mắt ( mắt tre, mắt mía, mắt na).
1,0
0,5
0,5
 III. LÀM VĂN( 5,0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức 
- Biểt cách làm bài văn tự sự. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp. 
- Chú ý khi kể kết hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp so sánh trong bài văn.
0,5
0,5
Yêu cầu về nội dung
a.Mở bài: Giới thiệu về mẹ - tình cảm của em đối với mẹ.
0,5
b.Thân bài:
3,0
+ Hình dáng, nêu một vài chi tiết đặc sắc trên khuôn mặt, làn da, mái tóc, . .
0,5
+Tính tình của mẹ( hiền lành nhưng không kém phần nghiêm khắc với con cái,..), sở thích của mẹ
0,5
+Thái độ của mẹ đối với gia đình( đối với ông bà, bố và các con).
0,5
+Mẹ đối với việc học của con
0,5
+Thái độ của mẹ đối với hàng xóm: vui vẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn,..
0,5
+Kỉ niệm đáng nhớ của em với mẹ
0,5
c.Kết bài: khẳng định lại tình cảm của em với mẹ và lời hứa
0,5
Lưu ý: Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo.
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
--------------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2018– 2019
Thời gian làm bài : 90 phút
PHẦN I: ( 5 điểm)
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_truong_trung.docx