Ma trận và đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 001 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ea H’leo

Ma trận và đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 001 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ea H’leo

Câu 1: Giới hạn đo của thước là gì?

A. Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp. B. Là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

C. Là độ dài giữa hai vạch bất kì trên thước. D. Là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

Câu 2: Một học sinh dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo chiều dài của vật. Trong các cách ghi kết quả sau cách ghi kết quả nào đúng?

A. 50,0 cm B. 50 cm. C. 500 mm. D. 500,0 mm.

Câu 3: Dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật được xác định bằng:

A. thể tích của bình chứa. B. thể tích của bình tràn.

C. thể tích nước còn lại trong bình. D. thể tích nước bị tràn qua bình chứa.

Câu 4: Chọn câu đúng nhất:

 Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể thích chất lỏng?

A. Bình chia độ, bình tràn. B. Bình chia độ, bình chứa.

C. Bình chia độ, bình chứa, bình tràn. D. Bình chia độ, ca đong.

Câu 5: Biến dạng của vật nào sau đây là biến dạng đàn hồi?

A. Cục đất sét. B. Sợi dây đồng.

C. Sợi dây cao su. D. Quả ổi chín.

Câu 6: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?

A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.

B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén ngắn lại.

C. Xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén lại.

D. Xuất hiện cả khi lò xo không bị kéo dãn hay bị nén.

 

docx 5 trang haiyen789 2810
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 001 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ea H’leo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – MÔN VẬT LÍ 6
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
1. Đo độ dài. Đo thể
tích
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
4. Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Số câu
C1.1; C2.4
C3.2; C4.3
4
Số điểm
0,8 đ
0,8 đ
1,6 đ
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng.
Khối lượng riêng
5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
6. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
7. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
8. Nêu được đơn vị đo lực, dụng cụ đo lực.
9. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
10. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
11. Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
12. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
13. Vận dụng được công thức P = 10m.
14. Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu
C5.19; C5.24; C7.5; C7.6; C8.9; C6.15; C8.22
C10.7; C9.23; C11.18; C12.21; C12.25
C13.11; C14.12
16
Số điểm
2,8 đ
2,0 đ
0.8 đ
6,4 đ
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
15. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
16. Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
17. Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
18. Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
19. Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Số câu
C15.8; C15.20; C15.10
C16.14; C17.16; C18.17
C19.13
5
Số điểm
1,2 đ
1,2 đ
0,4 đ
2 đ
TS câu
12
8
5
25
TS điểm
4,8 đ
3,2 đ
2,0 đ
10,0 đ
PHÒNG GDĐT EA H’LEO	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS ....................	Năm học: 2020-2021
Họ và tên:...............................................	Môn: Vật lí 6
Lớp: ...............SBD........................	(Thời gian làm bài trắc nghiệm 45 phút)
MÃ ĐỀ: 001
Điểm:
Nhận xét của thầy, cô giáo:
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng, mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm.
Câu 1: Giới hạn đo của thước là gì?
A. Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp. B. Là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C. Là độ dài giữa hai vạch bất kì trên thước. D. Là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
Câu 2: Một học sinh dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo chiều dài của vật. Trong các cách ghi kết quả sau cách ghi kết quả nào đúng?
A. 50,0 cm	B. 50 cm.	C. 500 mm.	D. 500,0 mm.
Câu 3: Dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật được xác định bằng:
A. thể tích của bình chứa.	B. thể tích của bình tràn.
C. thể tích nước còn lại trong bình.	D. thể tích nước bị tràn qua bình chứa.
Câu 4: Chọn câu đúng nhất:
 Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể thích chất lỏng?
A. Bình chia độ, bình tràn.	B. Bình chia độ, bình chứa.
C. Bình chia độ, bình chứa, bình tràn.	D. Bình chia độ, ca đong.
Câu 5: Biến dạng của vật nào sau đây là biến dạng đàn hồi?
A. Cục đất sét.	B. Sợi dây đồng.
C. Sợi dây cao su.	D. Quả ổi chín.
Câu 6: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra. 
B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén ngắn lại.
C. Xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén lại.
D. Xuất hiện cả khi lò xo không bị kéo dãn hay bị nén.
Câu 7: Có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng khi bị rơi xuống đất và nảy lên?
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Quả bóng bị biến đổi chuyển động.
C. Quả bóng vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng.
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?
 A. Cái búa nhổ đinh 	B. Cái bấm móng tay 
C. Cái thước dây D. Cái kìm
Câu 9: Đơn vị đo lực là gì?
A. N	B. N.m	C. N.m2	D. N.m3
Câu 10: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cái kéo.	B. Cầu thang gác.
C. Mái nhà.	D. Cái kìm.
Câu 11: Một vật có khối lượng bằng 3,8 kg thì có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 3,8 N	B. 38N.	C. 380 N.	D. 3800N.
Câu 12: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 200 cm3 thì có khối lượng là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. 
A. 1,56 kg.	B. 15,6 kg.	C. 9,8 kg.	D. 7,6 kg.
Câu 13: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
B. Đưa xe máy lên bậc dốc từ dưới sân lên thềm nhà.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Câu 14: Để làm giảm lực kéo vật nặng lên sàn xe ô tô tải bằng mặt phẳng nghiêng ta có thể làm cách nào?
A. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng. B. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
C. Tăng độ cao của mặt phẳng nghiêng. D. Giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
Câu 15: Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
B. Lực tác dụng vào vật đang rơi.
C. Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng hạ thấp dần.
D. Lực của mặt bàn tác dụng vào vật đặt trên bàn.
Câu 16: Dùng đòn bẩy như hình bên (Hình 1). 
Phải đặt điểm tựa ở vị trí Y
X
Z
Hình 1
nào để bẩy vật lên 
dễ dàng nhất?
A. Ở X.	B. Ở Y.
C. Ở Z.	D. Ở giữa Y và Z.
Câu 17: Dùng ròng rọc động có tác dụng gì?
A. Làm thay đổi hướng của lực kéo.
B. Làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
C. Làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo.
D. Làm thay đổi độ dài quãng đường kéo vật lên.
Câu 18: Biểu thức nào biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật?
A. P=10.m	B. P =d.V	C. d =10.D	D. m= D.V
Câu 19: Khối lượng của một vật chỉ: 
A. lượng chất tạo thành vật.	 	 B. độ lớn của vật.
C. thể tích của vật.	 D. chất liệu tạo nên vật.
Câu 20: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn.
B. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
C. Dùng máy cơ đơn giản chỉ giúp ta đưa hàng hóa và vật liệu lên cao nhẹ nhàng hơn.
D. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp ta được gì mà còn làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn.
Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?
A. Lực căng.	 	B. Lực hút.	 	C. Lực kéo.	D. Lực đẩy.
Câu 21: Công thức tính khối lượng riêng của vật là:
A. B. 	 C. D. 
Câu 22: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?
A. Cân. 	B. Bình chia độ. C. Lực kế. D. Thước dây. 
Câu 23: Cặp lực nào sau đây không phải là hai lực cân bằng?
A. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
B. Lực nâng của mặt bàn lên quyển sách và lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
C. Lực của lò xo tác dụng vào vật và lực của vật tác dụng vào lò xo.
D. Lực của nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
Câu 24: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp ở nước ta là gì?
A. Gam (g).	B. Ki-lô-gam (kg).	C. Tạ.	D. Tấn.
Câu 25: Đơn vị đo trọng lượng riêng là:
A. N.m	B. N/m	C. N/m2	D. N/m3
-------------------------HẾT-------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm.
Câu 1
B
Câu 6
C
Câu 11
B
Câu 16
A
Câu 21
A
Câu 2
B
Câu 7
C
Câu 12
A
Câu 17
B
Câu 22
C
Câu 3
D
Câu 8
C
Câu 13
D
Câu 18
A
Câu 23
C
Câu 4
D
Câu 9
A
Câu 14
A
Câu 19
A
Câu 24
B
Câu 5
C
Câu 10
B
Câu 15
C
Câu 20
B
Câu 25
D
Duyệt của chuyên môn
Tổ trưởng
Người ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_l.docx