Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS thị trấn Cát Hải

Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS thị trấn Cát Hải

Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là:

A. Cân. B. Bình chia độ. C. Lực kế. D. Thước cuộn.

Câu 2. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào dưới đây:

 A. Một gói bông. B. Một viên phấn. C. Một hòn đá nhỏ. D. Một kim may áo.

Câu 3. Cho dụng cụ đo trong hình vẽ dưới đây: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ trong hình là:

A. 0,5 m. B. 0,2cm. C. 0,5cm. D. 1 cm.

Câu 4. Giới hạn đo của bình chia độ là:

 A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

B. thể tích lớn nhất ghi trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. chiều dài lớn nhất ghi trên bình.

Câu 5. Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo thể tích chất lỏng:

 A. lít B. m3 C. cm3 D. dm

Câu 6. Đơn vị đo lực trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta là:

 A. mét (m) B. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) D. Kilômet (km)

 

docx 4 trang haiyen789 3680
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS thị trấn Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6
M ức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
Chuẩn KT_KN
Chuẩn KT_KN
Chuẩn KT_KN
Chuẩn KT_KN
TN
TL
Đo lường
-Nhận biết được đơn vị đo, một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Biết được giới hạn đo của dụng cụ đo là gì.
- Hiểu được giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. Cách đo thể tích.
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Vận dụng được kiến thức về đo dộ dài thiết kế được cách tiến hành đo độ dài của một vật bất kì.
Số câu
Số điểm
3
1.2
2
0.8
1
1,0
1
1.0
5
2,0
2
2.0
Khối lượng
- Hiểu được cách đo khối lượng bằng cân
- Hiểu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
Số câu
Số điểm
1
0.4
0,5
1.0
1
0.4
0,5
1.0
Lực
Nhận biết được trọng lực là gì, đơn vị đo của lực.
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Hiểu được đặc điểm của trọng lực, hai lực cân bằng từ đó chỉ ra được trọng lực, hai lực cân bằng trong hiện tượng thực tế.
Vận dụng được mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng so sánh được bn
Số câu
Số điểm
2
0.8
1
2,0
2
0,8
0,5
1.0
4
1,6
1,5
3.0
T.số câu
T. số điểm
Tỉ lệ %
5
2.0
20%
1
2.0
20%
5
2.0
20%
0,5
1.0
10%
1,5
2.0
20%
1
1.0
10%
10
4.0
40%
4
6.0
60%
UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Năm học: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 6 
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là: 
A. Cân. 	B. Bình chia độ. 	C. Lực kế. 	D. Thước cuộn. 
Câu 2. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào dưới đây:
 	A. Một gói bông. 	B. Một viên phấn. 	C. Một hòn đá nhỏ. 	D. Một kim may áo.
Câu 3. Cho dụng cụ đo trong hình vẽ dưới đây: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ trong hình là:
A. 0,5 m. 	B. 0,2cm.	C. 0,5cm. 	D. 1 cm.
Câu 4. Giới hạn đo của bình chia độ là: 
	A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. 	
B. thể tích lớn nhất ghi trên bình. 	
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được. 	
D. chiều dài lớn nhất ghi trên bình. 
Câu 5. Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo thể tích chất lỏng:
 	A. lít B. m3 	C. cm3 	D. dm
Câu 6. Đơn vị đo lực trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta là:
 	A. mét (m) B. Kilôgam (kg) 	C. Niutơn (N) 	D. Kilômet (km)
Câu 7. Kết quả đo khối lượng của cân đồng hồ ở hình bên là
A. 1 kg
B. 950 g
C. 1,00 kg
D. 0,95 kg
Câu 8. Trọng lực là lực có
A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
D. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 9. Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.	 	
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. 
C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.	
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
Câu 10. Lọ hoa nằm yên trên mặt bàn là do
A. Lọ hoa chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
B. Lọ hoa chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. Lọ hoa chỉ chịu tác dụng của phản lực.
D. Lọ hoa không chịu tác dụng của lực nào.
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy lấy 02 ví dụ chứng tỏ khi lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Câu 2 (2,0 điểm)
- Trên vỏ của gói bột giặt Ô-mô có ghi 1kg. Những số đó cho biết điều gì? 
- Khi mang một vật có khối lượng 4kg và một vật khác có trọng lượng 20N thì vật nào nặng hơn? Vì sao?
Câu 3 (1,0 điểm): Dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 53cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 98 cm3. Hãy tính thể tích hòn đá?
Câu 4 (1 điểm). Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm để xác định chu vi của chiếc bút chì.
Ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người duyệt đề
Người ra đề
Nguyễn Hồng Vân
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6
I. Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
C
B
D
C
C
B
D
A
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Lấy được mỗi ví dụ chứng tỏ khi lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng được 1 điểm.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Vỏ của gói bột giặt Ô-mô có ghi 1kg cho biết lượng bột giặt có trong gói là 1kg. (1 điểm)
- Vật có khối lượng 4kg nặng hơn. Vì vật có trọng lượng 20N có khối lượng 2 kg, nhẹ hơn vật có khối lượng 4 kg.	 (1 điểm)
Câu 3 (1,0 điểm). 
 Thể tích của hòn đá là
V = V2 - V1 = 45 cm3 (0,75 điểm)
Tóm tắt đúng (0,25đ) 
V1 = 53 cm3
V2 = 98 cm3 
V=? cm3
Câu 4 (1 điểm). 
Để xác định chu vi của một chiếc bút chì:
- Dùng 1 sợi chỉ quấn khoảng 10 - 20 vòng quanh bút chì. Dùng bút đánh dấu độ dài của tất cả vòng dây của sợi chỉ. 	(0,5 điểm)
- Dùng thước thẳng (thước kẻ học sinh) có ĐCNN khoảng 1 mm để đo độ dài của sợi chỉ đến phần đã đánh dấu. Lấy độ dài đó chia cho số vòng dây của sợi chỉ, ta được chu vi chiếc bút chì. 	(0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_ho.docx