Tài liệu dùng soạn bộ Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Tài liệu dùng soạn bộ Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Trả lời câu hỏi

1. Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Dựa vào tên gọi từng chủ điểm, em hãy xác định chủ điểm nào thuộc mạch kết nối nào?

Các chủ điểm thuộc mạch kết nối:

- Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.

- Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.

- Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

2. Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?

Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp:

 Tạo nhóm thảo luận môn học. Chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm. Qua đó chúng em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức, cùng giúp nhau tiến bộ và có thể tìm thêm được những người bạn có cùng niềm yêu thích môn Ngữ văn.

Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: qua các bài học, chúng em có thể tạo nên các sản phẩm sáng tạo như vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc truyện tranh Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.

Viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách

Có thể nói, hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức CLB đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhơ tính tương tác cao.

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức CLB đọc sách, một là các em HS yêu thích tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức CLB đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.

Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của CLB đọc sách.

 

docx 119 trang Hà Thu 30/05/2022 6231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dùng soạn bộ Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới
Nói và nghe: Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường Trung học cơ sở
Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em và các bạn hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bức vào môi trường THCS.
Em và các bạn cùng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới
Câu hỏi gợi ý
Ý kiến của em
Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?
Em cảm thấy còn nhiều bỡ ngỡ vì trường mới, lớp mới, bạn bè và nhiều môn học mới. Em cũng cảm thấy có buồn khi không còn được học cùng những người bạn cũ thân thiết từ tiểu học.
Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?
Trong môi trường lớp 6 mới, điều thuận lợi với em là em được học cùng cô giáo chủ nhiệm rất hiền, thân thiện và tận tình quan tâm chúng em. Khi có điều gì không hiểu rõ, cô đều tận tình giảng giải và chỉ bảo, khiến chúng em cảm thấy cô rất gần gũi.
Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?
Trong môi trường lớp 6 mới, điều khó khăn với em là :
- Lớp 6 có nhiều môn học mới, mỗi môn học là một thầy giáo hoặc cô giáo khác nhau nên chúng em chưa quen cách học.
- Mỗi ngày chúng em đều phải học rất nhiều môn học nên có nhiều bài tập về nhà và bài cũ phải học thuộc.
- Trong lớp em có rất nhiều bạn học giỏi và tích cực trong các hoạt động vì vậy em sẽ luôn phải cố gắng phấn đấu để đạt thành tích học tập tốt.
Bước 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn
Em chia sẻ ý tưởng theo nhóm đôi và sau đó là với nhóm lớn hoặc tập thể lớp.
Đọc: Khám phá một chặng hành trình
Các em thân mến!
Những hình dung cụ thể về một môi trường mới giúp các em phần nào bớt lạ lẫm, lo lắng, phải không?
Bây giờ, các em hãy khám phá hành trình tiếp theo trong năm học này. Trong chặng đường sắp tới, sách giáo khoa Ngữ văn 6 sẽ đồng hành cùng các em.
Mở trang sách ra, các em bắt gặp những gì?
Các em sẽ gặp 10 chủ điểm bài học: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Vẻ đẹp quê hương, Những trải nghiệm trong đời, Trò chuyện cùng thiên nhiên, Điểm tựa tinh thần, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống, Nuôi dưỡng tâm hồn, Mẹ Thiên Nhiên. Các em cũng được thực hành giải quyết vấn đề qua một số tình huống thực tế mà các em thường gặp phải. Đó là một cuộc hành trình giúp các em hiểu thêm về thế giới tự nhiên, xã hội và hiểu về chính bản thân.
Thế giới văn chương sẽ mở rộng chào đón các em qua việc đọc các thể loại văn học như: thơ, truyện ngắn, kí,... Qua mỗi bài học, các em không chỉ nhận ra cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm, mà quan trọng hơn, các em còn được phát triển kĩ năng đọc văn bản theo đặc điểm thể loại. Điều này sẽ giúp các em có thể đọc hiểu nhiều văn bản khác ngoài sách giáo khoa. Bên cạnh đó, các em còn được phát triển kĩ năng đọc văn bản thông tin để hiểu những vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống. Các em cũng sẽ được học cách đọc văn bản nghị luận để hiểu những ý kiến khác nhau trước một hiện tượng đời sống mà mình quan tâm.
Đặc biệt, sách còn hướng đến việc giúp các em phát triển kĩ năng viết, nói và nghe, những kĩ năng giúp các em biết cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, biết cách lắng nghe, thấu hiểu mọi người xung quanh.
Ngoài việc thực hiện theo các hoạt động được thiết kế trong sách, các em có thể làm gì để việc học môn Ngữ văn lớp 6 nói riêng, ở cấp THCS nói chung luôn hiệu quả và thú vị? Sau đây là một số gợi ý hữu ích về phương pháp học tập môn Ngữ văn.
- Sử dụng Sổ tay Ngữ văn: Các em có thể ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ, liên hệ mà bài học gợi ra, chép lại những trích dẫn hay, lập hồ sơ nhân vật, lập bảng từ vựng,... Các em cũng có thể chuyền tay nhau cùng viết sổ tay dưới dạng nhật kí đọc để trao đổi, chia sẻ, tương tác về các vấn đề gợi ra từ bài học.
- Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học: Những hình ảnh, video clip hay những bài hát liên quan đến bài học sẽ mang đến những khám phá mới mẻ, giúp các em hiểu rằng có nhiều cách nhìn, cách thể hiện khác nhau về cùng một vấn đề.
- Tạo nhóm thảo luận môn học: Các em có thể cùng các bạn tạo một nhóm thảo luận về bài học, chia sẻ bài viết, trao đổi tài liệu sưu tầm.
- Làm thẻ thông tin: Thẻ thông tin là phương pháp hiệu quả giúp các em ghi nhớ và ôn tập các từ ngữ, khái niệm quan trọng. Mỗi thẻ thông tin sẽ có hai mặt, mặt trước ghi từ ngữ và mặt sau là nghĩa của từ ngữ đó. Những thẻ thông tin có cùng chủ đề sẽ được xâu chuỗi lại thành một bộ. Một số chủ đề các em có thể thực hiện: các kiểu văn bản, các chiến lược đọc, một số yếu tố Hán Việt đáng chú ý,...
- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: Các bài học sẽ gợi cho các em nhiều ý tưởng, cảm hứng để tạo ra các sản phẩm sáng tạo như một bức tranh, một bài thơ, một câu truyện ngắn, một đoạn truyện tranh, một mô hình, pốt-xơ-tơ (poster) hay tờ rơi,... Quá trình sáng tạo sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài học.
- CLB đọc sách: Các em cũng có thể thành lập CLB đọc sách để cùng nhau chia sẻ về những cuốn sách hay mà mình đã, đang và sẽ đọc. Ngoài ra, CLB cũng có thể tổ chức các hoạt động như: hội thi giới thiệu sách, cuộc thi thiết kế bìa sách, vẽ tranh minh họa sách,...
Đến đây, chắc các em đã bước đầu có những ý tưởng để lên kế hoạch học tập môn Ngữ văn cho năm học này rồi đúng không?
Chúc các em một năm học thật hứng khởi và bổ ích.
Trả lời câu hỏi
1. Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Dựa vào tên gọi từng chủ điểm, em hãy xác định chủ điểm nào thuộc mạch kết nối nào?
Các chủ điểm thuộc mạch kết nối:
- Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.
- Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.
- Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.
2. Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp:
 Tạo nhóm thảo luận môn học. Chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm. Qua đó chúng em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức, cùng giúp nhau tiến bộ và có thể tìm thêm được những người bạn có cùng niềm yêu thích môn Ngữ văn.
Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: qua các bài học, chúng em có thể tạo nên các sản phẩm sáng tạo như vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc truyện tranh Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.
Viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Có thể nói, hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức CLB đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhơ tính tương tác cao.
Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức CLB đọc sách, một là các em HS yêu thích tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức CLB đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.
Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của CLB đọc sách. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
(Sinh hoạt lần..1..)
Tên sách: Tấm Cám.
Tên tác giả: Truyện dân gian.
(Những chương/ phần sẽ đọc và thảo luận: Toàn văn.)
1. Thành lập nhóm
Các thành viên tham gia đọc
STT
Họ và tên
Vai trò
1
Nguyễn Thùy Anh.
Nhóm trưởng
2
Trần Văn Minh.
Thành viên
3
Nguyễn Vũ Châu Anh.
Thành viên
4
Nguyễn Văn Khánh.
Thành viên
2. Mỗi thành viên tự đọc sách theo phân công
Thời gian từ 27/05/2021 đến 28/05/2021.
Các thành viên tự đọc sách và thực hiện phiếu đọc sách:
STT
Nhiệm vụ
Thành viên thực hiện
1
Người tìm từ hay
Nguyễn Thị Vân Anh.
2
Người liên hệ
Nguyễn Vũ Châu Anh.
3
Người lập hồ sơ nhân vật
Nguyễn Văn Khánh.
4
Người vẽ hình ảnh
Trần Văn Minh.
Hình thức sinh hoạt, thời gian, địa điểm
3. Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Sinh hoạt trực tuyến: 29/05/2021. Thời gian: từ 8:00 đến 10:00.
Phương tiện: Zoom.
Sinh hoạt trực tiếp: 31/05/2021. Thời gian: từ 8:00 đến 12:00.
Phương tiện: Lớp học 6A.
Trao đổi về cuốn sách đã học
STT
Hoạt động
Người thực hiện
Thời gian
1
Các thành viên chia sẻ về quá trình đọc và kết quả đọc của mình.
- Nhóm trưởng dẫn dắt hoạt động.
- Các thành viên chia sẻ
Từ 8:00 đến 10:00.
2
Mời giáo viên hoặc chuyên gia chia sẻ thêm về cuốn sách.
- Giáo viên hoặc chuyên gia chia sẻ.
- Các thành viên lắng nghe, đặt câu hỏi.
Từ 10:00 đến 11:45.
3
Tổng kết kiến thức về buổi sinh hoạt.
- Giáo viên hoặc chuyên gia tổng kết.
Từ 11:45 đến 12:00.
4
Kết thúc buổi sinh hoạt
Vào lúc: 12:00.
Thông báo kế hoạch hoạt động của buổi sinh hoạt tiếp theo
- Cuốn sách sẽ đọc: Thơ À ơi tay mẹ.
- Các hoạt dộng thực hiện ở nhà: đọc và hoàn thành các mẫu phiếu đọc sách.
- Trao đổi thảo luận: thời gian, hình thức tổ chức.
Với cuốn sách mỏng, có thể đọc hết một lần, ta thảo luận trong một buổi sinh hoạt CLB.
Với những cuốn sách dày, chúng ta có thể thảo luận trong nhiều buổi sinh hoạt. Trong kế hoạch, ta cần ghi rõ số chương sẽ đọc vào thời gian thảo luận của mỗi buổi sinh hoạt.
Nhóm trưởng là người phân công công việc theo dõi quá trình hoạt động của các thành viên và điều phối các buổi sinh hoạt CLV.
Mỗi nhóm nên có tối đa bốn thành viên.
Trong quá trình đọc, mỗi thành viên được phân công thực hiện một nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này sẽ được thay đổi lần lượt qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.
Khi thảo luận nhóm cần chú ý:
- Tôn trọng quyền riêng tư của các thành viên.
- Không chia sẻ bài viết của nhóm ra ngoài khi chưa được đồng ý.
Ngoài hoạt động bắt buộc là các thành viên chia sẻ về quá trình đọc và kết quả thực hiện phiếu đọc sách, ta có thể đề xuất một số hoạt động khác để buổi sinh hoạt thêm phong phú.
Dự kiến một số nội dung cho buổi sinh hoạt tiếp theo của câu lạc bộ.
Một số mẫu phiếu đọc sách (Tham khảo)
Mẫu 1
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI TÌM TỪ HAY
Nhiệm vụ của bạn là ghi lại những từ hay trong cuốn sách. Đó có thể là những từ độc đáo, thú vị, hài hước, mới lạ,... Hãy lập bảng từ hay theo mẫu sau và chia sẻ với các bạn cùng nhóm.
Trang
Từ
Nghĩa
Lí do tôi cho rằng từ này đặc sắc
1
cay nghiệt
độc ác, khắt khe, nghiệt ngã trong đối xử. 
Từ thú vị, bộc lộ cảm xúc.
1
yếm
một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa.
Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa.
1
lấm
bị dây bùn, đất. 
Ít dùng, dùng ở nông thôn là chủ yếu.
1
hụp
tự làm cho chìm hẳn đầu xuống dưới mặt nước một lúc.
Ít dùng, dùng ở nông thôn là chủ yếu.
2
cơm hẩm
cơm hỏng.
Ít dùng.
2
nhẩm
nói, đọc khẽ trong miệng hoặc nghĩ thầm trong óc, thường để cho thuộc, cho nhớ​.
Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
2
chực
Chờ sẵn để làm việc nào đó. 
Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
2
ngoi lên
trồi lên khỏi mặt nước
Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
3
nguýt
đưa mắt nhìn nghiêng rồi quay đi ngay, tỏ ý tức giận. 
Từ thú vị, bộc lộ cái ác. Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
3
lăng xăng
luôn bận rộn, rối rít.
Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
3
trẩy
đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người): trẩy hội là dòng người trẩy về kinh. 
Từ cổ, hiếm dùng.
3
đôi hài
đôi giày.
Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa.
3
yên cương
trang bị và dụng cụ mắc lên lưng ngựa hoặc lên lưng những vật cưỡi khác như ngựa, lừa,..
Mở rộng vốn từ.
3
áo mớ ba
ba áo dài lồng vào nhau.
Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa.
3
xống lụa
là một từ cũ, nghĩa là cái váy, thường dùng kèm với "áo" thành "áo xống" để chỉ đồ mặc nói chung.
Từ cổ, hiếm dùng.
3
khăn nhiễu
khăn dệt bằng tơ.
Từ cổ, hiếm dùng.
3
ướm thử
đo vào người, mặc thử.
Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa.
4
vườn ngự
vườn cung vua.
Từ cổ, hiếm dùng.
4
sào
dụng cụ dài hình trụ bằng vật liệu rắn như tre, để chống và đẩy...
Mở rộng vốn từ.
4
cái lọng
vật dùng để che, gần giống cái dù nhưng lớn hơn, thường dùng trong nghi lễ đón rước vua quan hoặc thánh thần thời trước.
Từ cổ, hiếm dùng.
4
khung cửi
một vật dụng dùng để dệt các thứ vải vóc. 
Mở rộng vốn từ.
4
sum suê
có nhiều cây cối rậm rạp, tươi tốt.
Từ láy, mở rộng vốn từ.
5
têm
quệt vôi vào trầu rồi quấn lại cho chặt. 
Mở rộng vốn từ về văn hóa.
5
chĩnh
đồ đựng bằng đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. 
Mở rộng vốn từ.
Mẫu 2
Họ và tên: Nguyễn Vũ Châu Anh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI LIÊN HỆ
Nhiệm vụ của bạn là liên hệ cuốn sách đang đọc với những cuốn sách khác, với đời sống và với trải nghiệm của bản thân. Bạn thực hiện theo các gợi ý sau:
Gợi ý
Liên hệ của tôi
Liên hệ với cuốn sách, tác phẩm khác
Lọ Lem.
Liên hệ đến con người, sự việc trong cuộc sống.
- Tấm: Những người tốt, luôn được mọi người giúp đỡ.
- Mẹ con Cám: Những người xấu luôn hãm hại, ganh ghét người khác, ném đá giấu tay, bị trừng phạt.
- Những lần Tấm bị hại: Khó khăn trong cuộc đời phải trải qua.
Liên hệ đến trải nghiệm của bản thân.
Từng bị một người bạn đổ oan.
Mẫu 3
Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI LẬP HỒ SƠ NHÂN VẬT
Nhiệm vụ của bạn là lập hồ sơ nhân vật mà bạn yêu thích. Khi lập hồ sơ nhân vật, hãy chú ý đến các yếu tố tạo nên chân dung nhân vật. Bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:
Tính cách nhân vật: Tấm.
Ngoại hình
Không được miêu tả chi tiết, chỉ được miêu tả là "một cô gái xinh đẹp". 
Chỉ được miêu tả về quần áo trong lần đi dự hội "Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in.".
Miêu tả những lần hóa thân: chim vàng anh, khung cửi, gỗ xoan đào, quả thị.
Hành động
Luôn chăm chỉ làm việc.
Khóc khi bị oan ức.
Dù bị đối xử bất công nhưng không để bụng.
Trong cung vua nhưng không quên giỗ cha.
Biến thành nhiều thứ bên cạnh hoàng thượng.
Chăm lo, đảm đang lo việc nhà cho bà cụ nhặt được quả thị.
Hành động trừng trị thích đáng dành cho mẹ con Cám cuối phim.
Suy nghĩ
Không đặc tả suy nghĩ
Lời nói
Ít lời thoại: Ban đầu là than thở, sau đó là lời đe dọa, chỉnh nắn người xấu.
- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Dì làm gì dưới gốc thế?
- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.
- Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
- Có muốn đẹp không để chị giúp!
Mẫu 4
Họ và tên: Trần Văn Minh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI VẼ HÌNH ẢNH
Nhiệm vụ của bạn là vẽ lại những hình ảnh mà cuốn sách gợi ra. Hình ảnh ấy có thể là một cảnh vật, một sự việc, một chân dung,... Bạn có thể thực hiện theo mẫu: 
Ví dụ hình ảnh dưới đây.
Hình ảnh sách gợi ra trong tôi
BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH
Đọc: Tri thức ngữ văn
Tri thức đọc hiểu
- Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...
- Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiền từ, hung dữ, thật thà, giả dối, ranh mãnh, khù khờ,... Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời của người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm:
+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh.
+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Luyện tập
Đâu không phải đặc điểm nhân vật trong truyện truyền thuyết?
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh.
Thường có số phận bi kịch.
Kiểm tra
- Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong các truyện dân gian như truyền thuyết, cổ tích, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn bó với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm.
Sự việc A ➜ Sự việc B ➜ Sự việc C ➜ Sự việc D ➜ Sự việc E ➜ ...
- Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:
+ Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
Tri thức tiếng Việt
- Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
+ Từ đơn là từ gồm có một tiếng.
+ Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Ví dụ: 
Từ đơn: "chàng", "không", "về".
Từ phức gồm:
Từ ghép: "gan dạ", "nguy hiểm".
Từ láy: "hăng hái".
+ Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó.
Ví dụ: nghĩa của từ "áo quần" rộng hơn nghĩa của "áo", "quần", nghĩa của "áo dài" hẹp hơn nghĩa của "áo".
+ Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó.
Ví dụ: "nhàn nhạt" giảm nghĩa so với "nhạt", "nhanh nhẹn" tăng nghĩa so với "nhanh".
Luyện tập
Từ "đỏ đậm" là loại từ gì?
Từ láy.
Từ ghép.
Từ đơn.
Kiểm tra
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ "tay bắt mặt mừng" không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ "tay", "bắt", "mặt", "mừng" mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.
Luyện tập
Nối thành ngữ với nghĩa của chúng.
Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.
Góp nhặt nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Dù làm gì thì cũng phải đặt nhân cách lên đầu, dù cho có đói rách cũng không được trộm cắp, làm việc xấu.
Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra.
Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.
Góp gió thành bão.
Nếu đã làm việc xấu dù che dấu đến đâu ắt có ngày cũng bị phát hiện.
Đọc 1: Thánh Gióng
Về truyền thuyết Thánh Gióng và Hội Gióng
Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Tên nhân vật chính được lấy làm nhan đề truyện. Nhân vật Thánh Gióng tuy là kết quả của trí tưởng tượng dân gian, song phản ánh rõ nét truyền thống chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam.
Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đười "Hùng Vương thứ sáu": Theo truyền thuyết, "Hùng Vương" là cách gọi chung các vị vua nước ta thời xa xưa. Đó cũng là tên gọi chung cho cả một thời đại lịch sử kéo dài hàng nghìn năm.
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam, diễn ra hằng năm ở làng Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và một số địa phương khác. Trong lễ hội này, người dân ở nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước giàu mạnh, thái bình.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Truyền thuyết.
2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.
- Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
- Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
- Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.
3. Nhân vật
- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.
- Nhân vật chính: Thánh Gióng.
4. Tóm tắt
Luyện tập
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng.
Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời.
Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.
Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.
Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước.
Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói.
Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.
Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc.
Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử.
 Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.
Kiểm tra
II. Đọc hiểu văn bản
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
- Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
- Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.
➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.
➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.
2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng
* Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng
- Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.
- Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.
- Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con....Ta sẽ phá tan lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc +Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹thêng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹thêng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.
➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
Luyện tập
Thánh Gióng đã đòi sứ giả cung cấp những vũ khí gì?
Một con ngựa thép, một cái roi mây, một tấm áo giáp sắt.
Một con ngựa sắt, một cái roi mây, một tấm áo kim loại.
Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt.
Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo choàng lớn.
Kiểm tra
* Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.​
- Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.
➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.
3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
- Tư thế, hành động đánh giặc: 
+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.
Luyện tập
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng đã thay thế bằng vũ khí gì?
Cụm tre.
Gỗ lim.
Roi mây.
Cây tầm vông.
Kiểm tra
+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 
➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.
➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.
- Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜ Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.
➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.
➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước. 
4. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.
- Làng Gióng.
- Bụi tre đằng ngà.
- Ao hồ liên tiếp.
- Làng Cháy.
➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.
(Đền Phù Đổng Thiên Vương)
5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
- Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Nghệ thuật nói quá, so sánh.
IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Sự ra đời và lớn lê của Gióng:
+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng ra trận và chiến thắng:
+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
- Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ" Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ gi: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.
- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.
3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.
- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần). Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy, Gióng trở thành tráng sĩ và đủ sức mạnh để tiêu diệt quân giặc để cứu giúp đất nước khỏi chiến tranh.
5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.
6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu "Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
Đọc 2: Sự tích Hồ Gươm
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Truyền thuyết.
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Từ đầu → đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần.
3. Tóm tắt
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_dung_soan_bo_ngu_van_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_t.docx