Thiết kế giáo án theo mô hình mới 2018 môn Ngữ văn 6 - Nguyễn Thu Thảo
A- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, chỉ ra được một số đặc trưng chung của truyện truyền thuyết (các yếu tố kỳ ảo, kết cấu truyện, sự thật lịch sử của truyện )
- Xác định được nhân vật, sự kiện, cốt truyện truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Từ đó hiểu được ý nghĩa đằng sau câu chuyện.
- Nhận diện và phân tích được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì đầu.
2. Kỹ năng
- Biết cách đọc hiểu một truyện truyền thuyết dân gian Việt Nam.
- Kể lại (hoặc đọc diễn cảm) được truyện.
3. Thái độ
- Có thái độ tự hào, yêu quý, tôn kính nòi giống dân tộc.
- Biết yêu mến và sưu tầm các truyện truyền thuyết dân tộc.
B- Chuẩn bị, phương pháp, phương tiện
Học sinh (HS): Học sinh đọc văn bản và soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong sách giáo khoa và câu hỏi giáo viên yêu cầu chuẩn bị từ tiết trước.
Giáo viên (GV): Chuẩn bị trước một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học (Ví dụ: Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu, đính kèm phía dưới)
- Phương pháp chủ yếu: Vấn đáp, Gợi mở, Tái tạo, Nêu và giải quyết vấn đề,
- Phương tiện: SGK, Sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
I. Hoạt động ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương thức: cá nhân
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Có thể tích hợp vào quá trình khởi động bài học hoặc sử dụng phiếu bài tập)
Con Rồng cháu Tiên là bài học đầu tiên của cấp THCS nên GV có thể bỏ qua bước Kiểm tra bài cũ
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo Lớp: CLC K67 Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội I Môn: Thực hành dạy học Ngữ Văn Soạn giáo án Đề bài Chọn một hoặc hai hoạt động để thiết kế một giáo án dạy học. Thiết kế phiếu bài tập đi kèm Bài làm Thiết kế “hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc-tìm hiểu chung” và “hoạt động 6: Hướng dẫn HS Tổng kết bài học” trong giáo án dạy học bài “Con Rồng cháu Tiên” Mục lục Giáo án Ngày soạn: 14 / 4 /2019 Ngày dạy: ../ / . Bài 1: Tiết: 1 CON RỒNG CHÁU TIÊN Đọc thêm: (Truyền thuyết) A- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, chỉ ra được một số đặc trưng chung của truyện truyền thuyết (các yếu tố kỳ ảo, kết cấu truyện, sự thật lịch sử của truyện ) Xác định được nhân vật, sự kiện, cốt truyện truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Từ đó hiểu được ý nghĩa đằng sau câu chuyện. Nhận diện và phân tích được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì đầu. 2. Kỹ năng Biết cách đọc hiểu một truyện truyền thuyết dân gian Việt Nam. Kể lại (hoặc đọc diễn cảm) được truyện. 3. Thái độ Có thái độ tự hào, yêu quý, tôn kính nòi giống dân tộc. Biết yêu mến và sưu tầm các truyện truyền thuyết dân tộc. B- Chuẩn bị, phương pháp, phương tiện Học sinh (HS): Học sinh đọc văn bản và soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong sách giáo khoa và câu hỏi giáo viên yêu cầu chuẩn bị từ tiết trước. Giáo viên (GV): Chuẩn bị trước một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học (Ví dụ: Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu, đính kèm phía dưới) Phương pháp chủ yếu: Vấn đáp, Gợi mở, Tái tạo, Nêu và giải quyết vấn đề, Phương tiện: SGK, Sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học I. Hoạt động ổn định lớp và kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức: cá nhân 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Có thể tích hợp vào quá trình khởi động bài học hoặc sử dụng phiếu bài tập) Con Rồng cháu Tiên là bài học đầu tiên của cấp THCS nên GV có thể bỏ qua bước Kiểm tra bài cũ II. Hoạt động dạy học bài mới Khởi động Phương tiện 1: Sử dụng câu hỏi gợi mở Phương tiện 2: Sử dụng phiếu học tập ?Dân ta vẫn tự hào mình thuộc nòi giống cao quý “con Rồng cháu Tiên”. Vậy em có biết quan niệm này bắt nguồn từ câu chuyện nào không? HS làm việc cá nhân HS trình bày HS nhận xét chéo GV nhận xét, từ những chia sẻ của HS, GV kết nối vào bải học truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”: Chắc hẳn bạn nào trong lớp mình cũng biết, trong “Bản Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Bác Hồ đọc trên quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, hai tiếng ‘đồng bào’ đã vang lên trong không khí thiêng liêng: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”. Vậy các em có biết hai tiếng “đồng bào” đó xuất phát từ đâu? Nó mang ý nghĩa gì đặc biệt? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. (Phiếu học tập đính kèm tài liệu này) (Phần đính kèm) Phiếu 1 {HĐ Tái hiện kiến thức{ Từ nội dung kiến thức mà giáo viên đã yêu cầu chuẩn bị chuẩn bị sẵn ở nhà, học sinh đọc và trả lời những câu hỏi dưới đây Em có biết hình ảnh bên phải chụp lại địa điểm nào trong thực tế không? Đây là một câu khá quen thuộc. Em có biết rằng ngày giỗ Tổ được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao của ai không? Trong tiết lịch sử, Hoa đã phát biểu: “Tên gọi đầu tiên của đất nước ta là Âu Lạc”. Nam vội phản đối: “Không phải! Tên gọi đầu tiên của nước ta phải là ..” Em hãy khoanh vào đáp án đúng trong hình ảnh bên phải: A Đại Cồ Việt B Văn Lang C Đại Việt FCác em có biết những hình ảnh, vùng đất, nhân vật, tên gọi trên được nhắc tới và được lý giải thế nào trong các câu chuyện dân gian không? Bài đọc sau đây sẽ giúp các em biết được điều đó. Mục đích và vị trí của phiếu học tập Sử dụng trong phần Dạy học bài mới: Gợi mở và tái hiện kiến thức từ HS, giúp HS vừa liên hệ bài học với thực tế, vừa trở nên hứng thú hơn. Cơ sở để xây dựng phiếu học tập Đáp án của ba câu hỏi có liên quan tới ba chi tiết có thật trong lịch sử được nhắc tới cuối truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập Bước 2: Giáo viên tổng hợp kết quả và đưa ra đáp án Bước 3: Giáo viên sử dụng kết quả trên để dẫn dắt vào bài học Hoạt động hình thành kiến thức *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Căn cứ vào những hiểu biết của bản thân và phần chuẩn bị ở nhà, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh vào đáp án đúng (1)Câu hỏi 1: Các em hẳn đều đã từng nghe kể một hay nhiều câu chuyện truyền thuyết nào đó. Vậy em có hiểu thế nào là “Truyền thuyết” không? Hãy đọc phần Chú thích SGK trang 7. Sau đó, nêu khái niệm truyện truyền thuyết bằng cách khoanh vào một trong ba phương án dưới đây. Tái hiện kiến thức để khoanh vào đáp án đúng và đọc to kết quả trước lớp theo chỉ định . . (A) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, chủ yếu kể về các nhân vật bình thường trong xã hội để thể hiện những bài học đạo đức (B) Là một thể loại tự sự dân gian mà nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử đất nước thời quá khứ. Truyện thường có yếu tố kỳ ảo. Nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể (C) Là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. .. . . . . . Thể loại truyện truyền thuyết là: Loại hình: Tự sự dân gian Nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử đất nước thời quá khứ Thường có yếu tố kỳ ảo Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể (2) Câu hỏi 2: Từ khái niệm truyện truyền thuyết mà cả lớp chúng ta vừa tìm được, các em hãy gạch chân dưới những thông tin chính mà các em cho là từ khóa để xác định đặc trưng của truyền thuyết. Gạch chân được những đặc điểm sau: thể loại tự sự dân gian; liên quan tới lịch sử; yếu tố kỳ ảo; thể hiện thái độ của nhân dân. Xác định được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết, chuẩn bị kiến thức nền cho tiết học tiếp theo nữa: So sánh truyền thuyết và cổ tích (3) Câu hỏi 3: Em có biết một lễ hội nào được tổ chức, chùa, đền thờ hay tượng nào được dựng có liên quan tới nhân vật hoặc sự kiện thuộc truyện truyền thuyết không? Theo em, điều này có chứng tỏ niềm tin của nhân dân vào truyền thuyết không? GV chọn một số HS đứng lên trả lời rồi đưa ra kết luận. Trong trường hợp HS chưa có trải nghiệm thực tế về vấn đề này, GV có thể chuẩn bị sẵn một số tài liệu như tranh ảnh, clip (dài không quá 30,40s) để minh họa cho HS. (Mẫu tài liệu đính kèm phía sau) HS trả lời câu hỏi. (HS cần tái hiện lại kiến thức sẵn có qua trải nghiệm cá nhân để trả lời câu hỏi GV đưa ra) . . . . . . . . . HS quan sát những chứng vật hoặc tranh, ảnh, clip minh họa GV mang tới. Xác định được thêm một đặc trưng cơ bản để phân biệt truyền thuyết với cổ tích: Truyền thuyết hường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả *Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tổng kết bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt (1) Câu hỏi 1: Truyện truyền thuyết là những sáng tác tự sự dân gian; có sự hiện diện của yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ; truyện gắn liền với nhiều chứng tích văn hóa còn lưu cho đến nay và thể hiện thái độ của nhân dân. Vậy theo em, qua truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, tác giả dân gian muốn gửi gắm những bài học lịch sử nào? (2) Câu hỏi 2: Từ văn bản được học và tham khảo phần Ghi nhớ trang 8 SGK, các em hãy cho biết đặc sắc nghệ thuật nào giúp tác giả dân gian thể hiện thành công nội dung ấy? GV cho học sinh đóng sách vở, chia nhóm để chuyển sang hoạt động làm phiếu ôn tập. Học sinh trả lời câu hỏi và viết các từ ngữ chìa khóa vào vở . . . . . . . . . . . . . . HS quan sát văn bản và phần Ghi nhớ SGK để trả lời câu hỏi. III. Tổng kết Giá trị nội dung Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt trong thời kỳ đầu dựng nước. Nghệ thuật Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc giống nòi và tinh thần cố kết cộng đồng như: hình tượng cha Rồng mẹ Tiên, hình tượng bọc trăm trứng, hình tượng người con tài ba xuất chúng, xinh đẹp lạ thường, D. Luyện tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và dặn dò 1. Phần thực hiện trên lớp Phiếu 2 {Cùng tổng kết bài học với Mindmap nào{ Dựa vào văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, em hãy cho biết Lạc Long Quân và Âu Cơ là ai? Họ đã làm gì để tương trợ nhân dân? Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi Âu Cơ sinh con? Âu Cơ và Lạc Long Quân đã chia con như thế nào? Tại sao lại có cuộc chia ly này? Những người con đã theo Âu Cơ rời đến nơi đâu? Người con trưởng của Âu Cơ sau này đã trở thành ai? Vùng đất người này xây dựng và cai quản sau này có tên là gì? Tác phẩm dân gian này mang một thông điệp từ lịch sử để gửi gắm tới bạn đọc hôm nay. Từ phần Ghi nhớ trong SGK trang ., em nghĩ thông điệp đó là gì? Mục đích và vị trí của phiếu học tập Hướng dẫn học sinh tổng kết ND bài học Cơ sở để xây dựng phiếu học tập Các câu hỏi được xây dựng từ nội dung bài “Con Rồng cháu Tiên” mà học sinh vừa đọc hiểu. Các câu hỏi trên có thể được trả lời bằng thông tin có trong sách giáo khoa Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm ba hoặc năm người để trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. Bước 2: Giáo viên tập hợp kết quả và đưa ra đáp án đúng. Đáp án này được đưa ra dưới dạng những TỪ KHÓA - KEY WORD Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng những từ khóa đó để thiết kế một sơ đồ tư duy Bước 4: Nghiệm thu kết quả. Sử dụng một số kết quả để trưng bày và ôn tập vào buổi học sau. Mẫu Mind-map 2. Phần thực hiện ở nhà Hoàn thành bài kiểm tra dưới đây ở nhà và nộp lại cho cô giáo sau 2 tuần BÀI TỰ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU Thời gian làm bài 90’ (Không tính thời gian đọc văn bản) (Bài làm ở nhà, học sinh tự căn giờ và tự chuẩn bị giấy) Hãy chọn một trong những truyền thuyết sau “Sơn Tinh-Thủy Tinh”, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, “Thánh Gióng”, “Hai Bà Trưng” để đọc hiểu và trả lời những câu hỏi dưới đây: Nêu tên truyện. Nếu được tham gia vào câu chuyện, em muốn đóng vai nhân vật nào? Hãy kể lại câu chuyện truyền thuyết đó bằng lời của nhân vật em thích bằng một đoạn văn dài từ 7 đến 10 câu. Đọc SGK trang 7 phần Chú thích, nhắc lại khái niệm “Thế nào là chi tiết kỳ ảo?”. Hãy liệt kê các chi tiết kỳ ảo xuất hiện trong truyện. Em có xác định được những sự thật lịch sử nào ẩn sau lớp màn kỳ ảo của truyện truyền thuyết đó không? Hãy kể ra những chi tiết em tin là chúng thuộc về lịch sử. Sau khi đọc câu chuyện này, em hiểu thêm bài học gì. Hãy trình bày ý hiểu của em bằng 2 hoặc 3 câu. Đọc và điền vào tờ phiếu đính kèm. Nếu có bạn hỏi em: “Làm sao cậu biết đây là một truyền truyền thuyết?”, em sẽ trả lời bạn đó như thế nào? Em có biết ở địa phương nào trên đất nước Việt Nam có xây chùa, dựng tượng, lập đền thờ, hay tổ chức lễ hội có liên quan tới nhân vật hoặc sự kiện thuộc truyện truyền thuyết mà em chọn hay không? Em đã từng đến địa điểm hay tham gia lễ hội đó chưa? Theo em, vì sao nhân dân lại tin vào những nhân vật và sự kiện có trong câu chuyện kể này? Chú ý: HS có thể tìm các truyện truyền thuyết trên trong cuốn “Tuyển tập VHDG VN tập 1” của NXB GDVN (như hình) tại thư viện trường. Phiếu trả lời Đúng-Sai (Đi kèm với câu hỏi số 5 trong Bài tự kiểm tra NLĐH) ?. Từ nội dung truyện truyền thuyết em được đọc, em hãy tích đúng hoặc sai đối với những lời nhận xét dưới đây: Nhận xét Đúng Sai Câu chuyện đó là truyện dân gian Việt Nam. Câu chuyện đó là truyện hiện đại Việt Nam Câu chuyện đó không có bất cứ chi tiết nào liên quan tới lịch sử. Các nhân vật hoàn toàn là hư cấu Một vài chi tiết trong truyện có thật lịch sử. Một vài nhân vật trong truyện có thật trong lịch sử Ở kết thúc truyện, nhân vật chính đã được suy tôn là thần, được lập đền thờ Không có bất kỳ chi tiết nào trong truyện là trái với hiện thực Truyện có chưa một vài chi tiết kỳ ảo ? So sánh những đặc điểm mà em tích Đúng với khái niệm về truyền thuyết trong SGK phần Chú thích trang 7, trả lời ý thứ hai của câu hỏi số 5 Một số tư liệu tham khảo (Gồm tranh ảnh, clip minh họa) Tranh ảnh về vùng đất Phong Châu (Nay thuộc tỉnh Phú Thọ) Tranh ảnh về Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên Tư liệu minh họa cho đền thờ, lễ hội có liên quan đến truyền thuyết Hội Gióng: Hội Chủ Đồng Tử-Tiên Dung: Figure 1: Tượng Sơn Tinh Figure 2: Tượng Hai Bà Trưng Figure 3: Tượng vua Hùng
Tài liệu đính kèm:
- thiet_ke_giao_an_theo_mo_hinh_moi_2018_mon_ngu_van_6_nguyen.docx