12 Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 6

12 Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 6

Câu 4: Đổi các đơn vị sau:

a) 2l = dm3 c) 0,05dm3 = cm3

b) 3kg = g d) 200g = kg

Câu 5: Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của đá gồm các bước sau:

Bước 1:

- Đặt một vài hòn đá lên đĩa cân bên trái.

- Đặt lên đĩa cân bên phải 1 quả cân 100g, 2 quả cân 20g, 1 quả cân 10g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.

Bước 2:

- Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 60cm3.

- Thả các hòn đá đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 100cm3. Biết rằng các hòn đá là không thấm nước.

a) Tính khối lượng m của các hòn đá.

b) Tính thể tích V của các hòn đá.

c) Tính khối lượng riêng D của đá ra đơn vị kg/m3.

 

doc 14 trang Lộc Nguyễn 10/06/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "12 Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ 12 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 VẬT LÝ 6
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Cho hình sau:
Quan sát hai hình chia độ ở hình bên và cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của mỗi bình.
Người ta đổ cùng một lượng chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình.
Theo em thì bình nào đo chính xác hơn?
Câu 2: 
Thế nào là hai lực cân bằng?
Kết quả tác dụng của lực lên một vật như thế nào? 
Câu 3: Một lò xo có độ dài tự nhiên là l0 = 10cm. Treo lò xo thẳng đứng, một đầu lò xo móc trên giá, móc vào đầu dưới của lò xo một quả nặng có khối lượng m1 = 100 thì lò xo dãn ra đến khi nó có độ dài là l1 = 12cm thì dừng lại.
Vật nặng chịu tác dụng của những lực nào?
Hãy tính độ biến thiên Δl1 của lò xo khi treo vật m1.
 Thay quả nặng 100g bằng quả nặng 50g. Tính độ lài l2 của lò xo khi treo quả nặng này.
Câu 4: Đổi các đơn vị sau:
2l = dm3	c) 0,05dm3 = cm3 	
3kg = g 	d) 200g = kg
Câu 5: Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của đá gồm các bước sau:
Bước 1: 
Đặt một vài hòn đá lên đĩa cân bên trái.
Đặt lên đĩa cân bên phải 1 quả cân 100g, 2 quả cân 20g, 1 quả cân 10g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.
Bước 2:
Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 60cm3.
Thả các hòn đá đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 100cm3. Biết rằng các hòn đá là không thấm nước.
Tính khối lượng m của các hòn đá.
Tính thể tích V của các hòn đá.
Tính khối lượng riêng D của đá ra đơn vị kg/m3.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: 
Lò xo là vật có tính chất gì?
Hãy mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản.
Câu 2: Một bình có dung dịch 1800cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích của bình. Khi thả hòn đá vào, mức nước trong bình dâng lên thể tích 1200cm3 của bình. Hãy xác định thể tích hòn đá.
Câu 3: Em hãy cho biết mối liên quan giữa độ biến dạng và lực đàn hồi là gì?
Câu 4: Tại sao đi lên mốc càng thoai thoải (độ nghiêng ít) càng dễ đi hơn?
Câu 5: Một cái cột bằng sắt có trọng lượng là 39N và thể tích là 0,5dm3. Hãy tính trọng lượng riêng của cột sắt.
Câu 6: Treo 1 vật có khối lượng là 100g thì lò xo giãn ra 2cm. Hỏi treo vật có trọng lượng là 1,5N lò xo giãn ra bao nhiêu cm?
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Khối lượng riêng một chất được xác định như thế nào? Ghi công thức tính khối lượng riêng, chú thích và ghi đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 2: Em hãy chọn ra câu đúng, sai trong các câu sau:
1,2 tạ = 12000g. 	
0,5ml = 0,000005m3.
Độ lớn lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật là như nhau.
Trên một cây thước từ vạch số 0 đến vạch số 1cm được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Vậy độ chia nhỏ nhất của thước là 0,2cm.
Một học sinh tính trọng lượng của 1 vật có khối lượng là 5kg và ghi kết quả như sau: 5kg = 50N.
Dụng cụ đo trọng lượng của một vật là lực kế.
Móc vật vào lò xo treo thẳng đứng, khi vật nằm yên nếu trọng lượng vật treo tăng bao nhiêu lần thì chiều dài lò xo tăng bấy nhiêu lần.
Để đo khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước và bỏ lọt vào bình chia độ thì ta có thể dùng bình chia độ và dùng cân.
Câu 3: Nêu 1 ví dụ về 1 máy cơ đơn giản mà em đã học. Dùng máy này có lợi ích gì?
Câu 4: Một vật có khối lượng 500g được treo đứng yên trên một sợi dây như hình sau. Em hãy so sánh các lực tác dụng lên vật treo trên sợi dây về phương, chiều. Tính độ lớn của các lực.
Câu 5: Tại sao người B đứng trên mặt đất ở nửa mặt cầu bên kia trái đất só với người A lại không bị rơi ra khỏi trái đất?
Câu 6: Một khối sắt có khối lượng là 390000g.
Tính thể tích của khối sắt.
Một khối thủy tinh có thể tinh lớn gấp 2 lần thể tích khối sắt. Hỏi khối nào có khối lượng lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 và khối lượng riêng của khối thủy tinh là 2500kg/m3.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trọng lực của một vật là gì? Trọng lượng có phương, chiều như thế nào?
Câu 2: Lực là gì? Nếu các kết quả tác dụng của lực mà em đã học? Hãy cho 1 ví dụ về 1 kết quả tác dụng của lực.
Câu 3: Đổi các đơn vị sau:
2,5km = m
720g = kg
4,5dm3 = cm3
Câu 4: Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Xác định độ chia nhỏ nhất của thước bên dưới. Thanh kim loại ở hình vẽ bên dưới có độ dài bao nhiêu cm?
Câu 5: Một thỏi nhôm có khối lượng 8,1kg, có thể tích 3dm3.
Tìm trọng lượng của thỏi nhôm.
Tính khối lượng riêng của nhôm theo đơn vị kg/m3.
Câu 6: Nếu cách đo thể tích vật rắn nhỏ, có hình dạng không nhất định, không thấm nước bằng bình chia độ.
Áp dụng: Một bình chia độ có chứa 80ml nước. Thả chìm hoàn toàn một viên bi sắt vào bình chia độ thì nước trong bình dâng lên đến vạch 135ml. Tính thể tích viên bi sắt trên.
ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Đơn vị đo thể tích ở nước ta là đơn vị gì?
Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn.
Câu 2: Đổi đơn vị:
0,8m = dm	c) 245g = kg
730cm3 = lít	d) m = 87kg thì P = N
Câu 3: 
Thế nào là khối lượng riêng?
Nêu công thức liên hệ khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của vật? Cho biết tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
Câu 4:
Hãy kể tên 3 loại máy cơ đơn giản.
Máy cơ đơn giản có tác dụng gì?
Câu 5: Một quả cầu có khối lượng 300g được thả chìm trong bình chia độ có khối lượng, mức nước dâng lên từ vạch 120cm3 đến vạch 180cm3.
Tính thể tích của quả cầu.
Tính khối lượng riêng của quả cầu.
Quả cầu thứ hai có cùng khối lượng với quả cầu thứ nhất và có thể tích là 5dm3. Tính khối lượng của quả cầu thứ hai.
ĐỀ SỐ 6
A Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
	A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml
	B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
	C. Ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
	D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
Câu 2. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi?
	A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
	B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
	C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
	D. Lực của khung tên làm mũi tên bay vào không trung.
Câu 3. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
	A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.
	B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
	C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.
	D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.
Câu 4. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng 
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Chông làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 5. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
	A. 1000g	B.100g	C. 10g	D. 1g
Câu 6. Đơn vị của khối lượng riêng là
	A. kg/m2.	B. kg/m.	C. kg/m3.	D. kg.m3.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 7. Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?
Câu 8. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 9. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Nhôm
2700
Thủy ngân
13600
Sắt
7800
Nước
1000
Chì
11300
Xăng
700
Hãy tính:
	a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?
	b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?
Câu 10. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? Lấy ví dụ minh họa
ĐỀ SỐ 7
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là 
	A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
	B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
	C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
	D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Câu 2. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi?
	A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
	B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
	C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
	D. Lực của cung tên làm mũi tên bay vào không trung.
Hình 1
100 cm3
0 cm3
200 cm3
Câu 3. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
	A. 200 cm3 và 5 cm3
	B. 100 cm3 và 5 cm3
	C. 200 cm3 và 10 cm3
	D. 100 cm3 và 2 cm3
Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 45cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 92cm3 B. 27cm3 C. 47cm3 D. 187cm3.
Câu 5. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
	A. 1000g	B.100g	C. 10g	D. 1g
Câu 6. Trọng lượng của một vật là 
	A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.
	B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
	C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
	D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật..
B. TỰ LUẬN: 
Câu 1 : Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?
Câu 2 : Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 3 : Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Nhôm
2700
Thủy ngân
13600
Sắt
7800
Nước
1000
Chì
11300
Xăng
700
Hãy tính:
	a. Khối lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?
	b. Trọng lượng của một khối nhôm?
Câu 4: Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? Lấy ví dụ minh họa
ĐỀ SỐ 8
Câu 1. (2 điểm) 
	a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố?
	b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:
0cm	1	2	3	4	5	6	7	8	9	10	11	12	13	14	15
Câu 2: (1,5 điểm)
Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?
Câu 3: (1 điểm)
Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?
Câu 4: (2 điểm)
 	Một vật có khối lượng 100g treo vào một sợi dây cố định.
a) Giải thích vì sao vật đứng yên?
b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Câu 5: (2 điểm)
Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 6: (1,5 điểm)
Tính khối lượng và trọng lượng của một cột đồng có thể tích 80 dm3.
ĐỀ SỐ 9
Câu 1: (2,0đ)Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Trọng lượng là gì? Đơn vị của lực gì? 
Câu 2: (2,0đ) Định nghĩa khối lượng riêng một chất? Viết công thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng. 
Câu 3: (2,0đ)
 a) Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Cho biết công dụng của các loại máy cơ đơn giản đó.
 b) Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn? 
Câu 4: (2,0đ)
 a) Lực kế dùng để làm gì? Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong hệ thức. 
 b) Một vật có khối lượng 50kg. Sẽ có trọng lượng bằng bao nhiêu Niutơn? 
Câu 5: 2,0đ) Một thanh nhôm có thể tích là 20dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. Hãy tính:
 a) Tính khối lượng của thanh nhôm. 
 b) Tính trọng lượng của thanh nhôm. 
ĐỀ SỐ 10
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1. (3 điểm) Hãy chọn những đáp án đúng trong các câu sau:
1. Đơn vị đo thể tích là gì?
A. Mét (m) B. Kilôgam (kg) C. Mét vuông (m2) D. Lít (l)
2. Dụng cụ dùng để đo lực là:
A. Cân đòn B. Bình chia độ C. Lực kế D. Cân đồng hồ
3. Một bạn dùng thước có ĐCNN là 0.5 dm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng:
A. 50,1 dm B. 50,2 dm C. 50,4 dm D. 50,5 dm
4. Biến dạng của vật nào sau đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo bị nén lại. B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Quả bóng đá đập vào cột dọc cầu môn. D. Sợi dây nhôm bị uốn cong.
5. Phương nào sau đây không phải là phương của trọng lực?
A. Phương thẳng đứng. B. Phương nằm ngang.
C. Phương của dây dọi. D. Phương theo đó các vật nặng đang rơi.
6. Muốn giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng để giảm độ lớn của lực kéo vật thì phải làm thế nào?
A. Tăng chiều dài, giảm chiều cao. B. Giảm chiều dài, giữ nguyên chiều cao.
C. Giảm chiều dài, tăng chiều cao. D. Tăng chiều cao, giữ nguyên chiều dài.
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật (1)........., hoặc làm vật bị (2)......
(3).........của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.(4).........của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
B. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một cục nước đá có thể tích 500 cm3 và khối lượng 450 g.
a. Đổi đơn vị: thể tích 500 cm3 ra m3 và khối lượng 450g ra kg?
b. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước đá?
Câu 2: (1,5 điểm)
Một hòn bi sắt được treo trên một lò xo.
a. Có những lực nào tác dụng lên hòn bi?
b. Tại sao hòn bi có thể đứng yên?
Câu 3: (1,5 điểm)
Có một bình tràn, một chai nước, một bình chia độ. Hãy nêu các bước tiến hành đo thể tích của một quả trứng? (quả trứng không bỏ lọt bình chia độ)
ĐỀ SỐ 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Hãy khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
 A. Thước B. Lực kế
 C. Cân D. Bình chia độ
Câu 2. Đơn vị của thể tích hợp pháp là:
 A. Mét (m) B. Kilogam (kg)
 C. Mét khối (m3) D. Niuton (N)
Câu 3. Một quả cân có khối lượng 0,1kg thì có trọng lượng là:
 A. 0,01N B. 0,1N
 C. 1N D. 10N
Câu 4. Khi độ biến dạng của vật giảm thì lực đàn hồi sẽ:
 A. Giảm. B. Tăng
 C. Không thay đổi. D. Lúc đàu giảm sau đó tăng
Câu 5. Nhóm máy móc nào sau đây là các máy cơ đơn giản?
A. Xe cần cẩu, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
B. Máy cày, đòn bẩy, ròng rọc.
C. Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, xe máy.
D. Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.
Câu 6. Mặt phẳng nghiêng có thể được dùng trong công việc nào sau đây?
A. Đưa một xô hồ lên tầng hai trong công trường xây dựng.
B. Đưa một thùng dầu lên xe tải.
C. Bẩy một hòn đá lớn.
D. Nhổ một cái đinh
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ)
Câu 7 (2đ). Viết công thức tính trọng lượng của một vật. Nêu đơn vị và giải thích các đại lượng có tên trong công thức
Câu 8 (1đ). Nói trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 con số đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 9 (2đ). Tính khối lượng của một thanh sắt có thể tích 0,1m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3
Câu 10 (2đ). Một thùng phi có trọng lượng 1000N. Nam và Tuấn muốn đưa thùng phuy lên xe tải. Biết lực tối đa mà mỗi bạn có thể tác dụng lên thùng hàng là 490N.
a. Nam và Tuấn dự tính đưa thùng phi lên xe bằng cách sau:
Hai bạn dùng tay nâng thùng phi lên, sau đó từ từ đặt lên xe. Em hãy cho biết nếu dùng phương án trên thì có thể đưa thùng phi lên xe tải không? Vì sao?
b. Hãy tìm một loại máy cơ đơn giản mà em đã học để giúp Nam và Tuấn thực hiện công việc trên dễ dàng hơn.
ĐỀ SỐ 12
Bài 1: (6,0 điểm) Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài
Độ dài cần đo
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
A. Bề dày cuốn Vật lí 6
2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
B. Độ dài lớp học của em
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm 
C. Chu vi miệng cốc
Bài 2: (4,0 điểm) a) Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
b) Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ) một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
Bài 3: (3,0 điểm) a) Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.
b) Hãy nêu hai thí dụ trong đó một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó; một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Bài 4: (5,0 điểm) a) Một hộp Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3; Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.
b) Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg
Tính thể tích của 1 tấn cát.
Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Bài 5: (2,0 điểm) Tại sao trong buôn bán đường, gạo chẳng hạn người ta thường dùng cân chứ không dùng lực kế.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12_de_thi_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_6.doc