60 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn (Có đáp án)

60 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1: (4.0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh

(Truyện Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn sau:

"Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:

Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".

Câu 2: (6.0 điểm) Cho đoạn thơ sau:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

(Mẹ - Trần Quốc Minh)

a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào?

b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những

phép so sánh ấy

Câu 3: (10.0 điểm)

Chiếc bình nứt

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh

từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo

của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ:.

Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.

pdf 64 trang tuelam477 16461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "60 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
PHÒNG GD ĐT 
ĐỀ THI THÁNG 11 NĂM 2018 
MÔN THI: Ngữ văn 6- BẢNG: A 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (2,0 điểm) Cho khổ thơ: 
Thời gian chạy qua tóc mẹ 
Một màu trắng đến nôn nao 
Lưng mẹ cứ còng dần xuống 
Cho con một ngày thêm cao 
(trích Trong Lời Mẹ Hát- Trương Nam Hương) 
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên? 
Câu 2: (3,0 điểm) 
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kỳ diệu. Cha Rồng mẹ Tiên mới có 
thể sinh ra bọc trăm trứng, nỏ ra trăm con trai như thần. Em hãy giải thích hai tiếng “đồng 
bào” và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng Cháu Tiên. 
Câu 3: (5,0 điểm) 
Có một nghề bụi phấn dính đầy tay 
Nhưng người ta bảo đó là nghề sạch nhất 
Có một nghề không trồng cây vào đất 
Nhưng tặng cho đời những đóa hoa thơm 
 (Nguồn: Sưu tầm) 
Em hãy kể câu chuyện xúc động về thầy cô giáo của em – những người đã tặng cho 
đời những đóa hoa thơm. 
---------- HẾT ---------- 
(Đề thi gồm có 01 trang) 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh................................ 
2 
UBND HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 6 
Câu 1: (2,0.điểm) 
Ý/Phần Đáp án Điểm 
a) 
Biện pháp 
tu từ 
- Phép nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ-> thời gian trôi qua 
vô cùng nhanh 
0,5 
điểm 
-Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao 
0,5 
điểm 
b) 
Tác dụng 
- Diễn tả chân thực cảm giác nôn nao của niềm kính 
trọng và lẫn cả nỗi yêu thương, xót xa của con khi nhìn mái tóc của 
mẹ đã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, 
đen óng như xưa một phần vì thời gian, một phần vì con cái. 
1 
điểm 
Câu 2: (3,0.điểm) 
Ý/Phần Đáp án Điểm 
a) 
Giải thích 
hai tiếng 
“đồng 
bào” 
- Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kỳ diệu 
đã sinh ra một bọc có trăm quả trứng, nở ra một trăm người con trai 
tuấn tú, khôi ngô, con cả là Hùng Vương 
0,5 
điểm 
-Giải thích hai tiếng “ đồng bào” nghĩa là cùng chung một bọc, 
muốn nói rằng mỗi con người Việt Nam đều cùng chung một nguồn 
cội, cùng một dòng máu vô cùng thân thiết được bắt nguồn từ 
truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên 
0,5 
điểm 
-Biểu hiện của tình yêu thương đoàn kết dân tộc một cách sâu sắc 0,5 
điểm 
b) 
ý nghĩa 
- Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một huyền thoại đẹp và giàu ý 
nghĩa. Nhằm giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng 
giống con người Việt Nam là vô cùng cao quý, đẹp đẽ và thiêng 
liêng 
0,75 
điểm 
-Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy tình yêu thường và 
lòng đoàn kết dân tộc trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. 
0,75 
điểm 
Câu 3: (5,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. 
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được 
những ý cơ bản sau: 
Ý/Phần Đáp án Điểm 
Mở bài Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể. 0,5 
điểm 
3 
Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến 
cô/thầy giáo. 
Thân bài Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những 
nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo. 
1 điểm 
Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo. 
1 điểm 
Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? 
1,5 
điểm 
Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra 
sao? 
0,5 
điểm 
Kết bài Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với 
thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ 
lòng thầy/cô. 
0,5 
điểm 
4 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 
NĂM HỌC: 2018-2019 
 Môn thi: Ngữ văn 
 Ngày thi: 17/04/2018 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (4 điểm) 
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 
đoạn văn sau: 
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng 
sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng 
ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng". 
Câu 2: (10 điểm) 
Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, 
xuân về. 
- HẾT - 
5 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6 
NĂM HỌC: 2018-2019 
MÔN: NGỮ VĂN 
 Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang 
I. Yêu cầu chung 
Giám khảo cần: 
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và 
chính xác, tránh đếm ý cho điểm. 
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp 
lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo... 
II. Yêu cầu cụ thể 
Câu Nội dung cần đạt Thang 
điểm 
Câu 1 
(4.0 điểm) 
- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: phép tu từ 
nhân hóa, so sánh; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ 
xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động. 
- Phép nhân hóa: Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ 
hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm 
cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia 
xẻ niềm vui như con người. 
- Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" 
phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn 
lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ 
và tươi xanh. 
- Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn 
ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây 
đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 
- Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn 
ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non 
mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông 
của hoa rực rỡ. 
- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu từ với việc sử 
dụng các từ đặc tả: "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được 
hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo 
vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người 
đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào 
mùa xuân thật tươi đẹp. 
 1.25đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.75đ 
Câu 2 
(6 điểm) 
* Yêu cầu chung: 
Nhập vai "Mùa Xuân" để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống 
đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa 
xuân tới. Lời văn trôi chảy tự nhiên biểu cảm nội dung cân đối. Mắc 
không quá 5 lỗi. 
Yêu cầu cụ thể: 
0.75đ 
0.75đ 
6 
 *Mở bài: Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến khắp 
mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và hạnh phúc. 
 *Thân bài: 
 1) Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho 
thiên nhiên đất trời. 
 - Mỗi khi Mùa Xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi 
dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hóa lá... 
 2). Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con 
người. 
 - Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc 
của con người, gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông bà 
tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang 
hoàng bàn thờ ngày tết. 
 - Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với cảnh 
vật thiên nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn. 
 - Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về 
cuộc sống tinh thần và vật chất rau hoa củ quả... 
 - Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai 
tốt đẹp. 
 *Kết bài: 
 - Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất. 
 - Tình cảm của "tôi" (Mùa xuân) đối với thiên nhiên, con người. 
Mùa Xuân lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các bạn, 
ở mãi trong lòng các bạn. 
 * Tùy theo mức độ bài viết cho điểm. Học sinh có thể có những nội 
dung miêu tả kể chuyện khác nhưng tự nhiên, hợp lí, sáng tạo đều được 
chấp nhận và đánh giá đúng mức. Nội dung trên chỉ là những yêu cầu 
và gợi ý để người chấm vận dụng. 
* Lưu ý: 
- Giám khảo đọc kĩ bài làm của thí sinh để vận dụng linh hoạt 
hướng dẫn. 
- Khuyến khích, động viên những bài làm có sáng tạo, câu chuyện 
tưởng tượng hợp lí logic. 
1.0đ 
2.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
0.5đ 
1.0đ 
----Hết---- 
7 
UBND HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 2 
Năm học 2018-2019 
Môn thi: Ngữ văn - lớp 6 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (2 điểm) 
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn 
sau: 
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một 
quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một 
mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng 
hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ 
của biển Đông ”. 
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) 
Câu 2: (3 điểm) 
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết: 
 Cháu nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng 
Lượm ơi, còn không? 
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
Câu 3: (5 điểm) 
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong 
sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy. 
---------------Hết--------------- 
 (Đề thi gồm có 01 trang) 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:................................................................SBD:............... 
8 
ĐỀ GIAO LƯU CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2018 -2019 
MÔN NGỮ VĂN 6 
Ngày thi: 02/4/2019 
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 điểm) 
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Mẹ 
Lặng rồi cả tiếng con ve 
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi 
Nhà em vẫn tiếng à ơi 
Kẻo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru 
Lời ru có gió mùa thu 
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 
Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
 (Trần Quốc Minh) 
Câu 1: (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? 
Câu 2: (1,0 điểm) Em hãy nêu chủ đề của bài thơ 
Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong cặp câu thơ sau: Những 
ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 
Câu 4: (2,0 điểm) Trong bài thơ em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? (viết từ 5 -7 dòng) 
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (14 điểm) 
Câu 1: (4 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 
200 chữ) về tình mẫu tử. 
Câu 2: (10 điểm) 
Đồng lặng lẽ sương mù buông bát ngát, 
Ao âm thầm mây tối ngập mênh mang. 
Gió im vắng, tự tầng không man mác, 
Mây bay, trăng nhè nhẹ dệt tơ vàng.. 
Và nhè nhẹ trong tơ trăng phơ phất 
Khóm tre xanh lướt gió uốn cung đàn. 
Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát, 
Những hương đào, hương lý dậy miên man 
(Anh Thơ, Đêm trăng xuân) 
Em hãy viết bài văn miêu tả dựa theo ý đoạn thơ trên 
 .. HẾT . 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
9 
PHÒNG GD&ĐT . 
ĐỀ ĐỀ XUẤT 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
Môn thi: Ngữ văn 
Năm học 2018-2019 
Thời gian:150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (1 điểm) 
Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo 
khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác 
thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo 
em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa? 
Câu 2: (3 điểm) 
Từ những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da 
cam”, “ Ủng hộ nhân dan Nhật Bản” và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho 
em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với 
nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. 
Câu 3: (6 điểm) 
Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, 
xuân về. 
10 
PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 HUYỆN ÂN THI - HƯNG YÊN NĂM HỌC 2018 – 2019 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 
Ngày thi 19/4/2019 
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề 
I/ ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. 
CHIỀU XUÂN 
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, 
 Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; 
 Quán thanh đứng im lìm trong vắng lặng 
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. 
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, 
 Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ 
 Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. 
 Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa 
Trong đồng lúa xanh rợn và ướt lặng, 
 Lũ cò con cốc cốc vụt bay ra, 
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm 
 Củi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. 
(Trong tập Bức tranh quê, Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1995) 
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2(0,5 điểm). Chép lại ít nhất 04 từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ giúp em nhận rõ cảnh 
được nói tới là cảnh mùa xuân. 
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cô nàng yếm thắm cúi cuốc cào có 
ruộng”? 
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên? 
Câu 4(1,0 điểm): Cảnh chiều xuân được tạo bởi ba cảnh, ứng với ba khổ thơ của bài thơ. 
Câu 5(1,0 điểm): Dùng ít nhất 04 tính từ (hoặc cụm tính từ) điền vào chỗ trống trong câu 
văn dưới đây để hoàn chỉnh một lời cảm nhận: 
Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút của nữ sĩ Anh Thơ rất 
II / LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM) 
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) miêu tả một vài nét cảnh ở quê 
hương em mà em ấn tượng nhất. Trong đoạn văn, em có sử dụng ít nhất 02 biện pháp tu từ 
đã học ở lớp 6. Gạch chân và gọi tên các biện pháp tu từ đó. 
Câu 2.(4,0 điểm) Hãy nhập vai Kiều Phương (Truyện Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy 
Anh, Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục Việt nam, 2016) để kể lại một phần câu chuyện, 
từ chỗ Kiều Phương “ qua lời giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham dự trại thi vẽ 
quốc tế” đến hết truyện. 
 ..Hết . 
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
Họ và tên thí sinh ..Số báo danh . 
Chữ ký của giám thị: .Phòng số ....... 
11 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÀNH PHỐ BẮC GIANG 
(Đề thi gồm có: 01 trang) 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2018-2019 
MÔN THI: NGỮ VĂN 6 
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) 
Câu 1. (4 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
“Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã 
nói: 
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới 
lạc hậu. Ngày nay, chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều. 
Thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin 
hiện đại như bây giờ... 
 Người thầy giáo trả lời: 
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn 
điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng 
chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng. 
 Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.” 
(Theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM) 
1. Em hãy tìm số từ và lượng từ được sử dụng trong câu văn sau: 
“Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã 
nói: 
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc 
hậu.” 
2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của 
cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi? 
 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn “Ngày nay, chúng em được tiếp xúc với những 
thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều.” và cho biết đó thuộc kiểu câu gì? 
 4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? 
Câu 2. (6 điểm) 
 Em hãy cảm nhận về đoạn thơ sau: 
“Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế 
Mèo con ru cái bếp thầm thì 
Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ 
Mùa đông còn bé tí ti” 
 (Ấm, Bùi Thị Tuyết Mai) 
Câu 3. (10 điểm) 
Kết thúc câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” có viết “Không phải con đâu. Đấy 
là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện 
trên. 
--------------------------------HẾT------------------------------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
12 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TP 
 BẮC GIANG NĂM HỌC: 2017-2018 
 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN 6 
Thời gian làm bài: 150 phút 
(không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (4.0 điểm) 
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh 
(Truyện Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn sau: 
"Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: 
Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". 
Câu 2: (6.0 điểm) Cho đoạn thơ sau: 
“Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” 
(Mẹ - Trần Quốc Minh) 
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào? 
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những 
phép so sánh ấy 
Câu 3: (10.0 điểm) 
Chiếc bình nứt 
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh 
từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo 
của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. 
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ:... 
Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên. 
-------------------- Hết ----------------------- 
13 
 UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2018-2019 
Môn thi: Ngữ văn - lớp 6 
Thời gian làm bài: 120 phút 
*********** 
Câu 1 (2,0 điểm). 
 “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng 
mênh mông. Nước đây và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu 
cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu 
cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bôn góc đầm, có khi 
chỉ vì tranh một môi tép, có những anh Cò gây vếu vào ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả 
chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực 
thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hàng 
mà suy nghĩ việc đời như thế.” 
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) 
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây: 
a. Xác định các từ láy trong đoạn văn. 
b. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: 
“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng 
mênh mông.” 
Câu 2 (2,0 điểm). 
Cảm nhận cái hay của khổ thơ sau: 
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút 
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng 
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất 
Như dân làng bám chặt quê hương”. 
 (Trích Dừa ơi - Lê Anh Xuân). 
Câu 3 (6,0 điểm). 
Dựa vào bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ (Sách giáo khoa 
Ngữ văn 6 - Tập hai) và những hiểu biết của em về Bác, em hãy viết bài văn bằng lời của 
người đội viên kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. 
--------HẾT-------- 
Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh.......................... 
14 
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM 
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 
NĂM HỌC 2018 – 2019 
Thời gian: 120 phút 
Câu 1 (5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tiếng hát người mẹ trong đoạn thơ sau: 
 “Mẹ mang về tiếng hát 
 Từ cái bống cái bang 
 Từ cái hoa rất thơm 
 Từ cánh cò rất trắng 
 Từ vị gừng rất đắng 
 Từ vết lấm chưa khô 
 Từ đầu nguồn cơn mưa 
 Từ bãi sông cát vắng.” 
(Chuyện cổ tích về loài người- Xuân Quỳnh) 
Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa 
của câu chuyện sau: 
 TRÁI TIM NÀO ĐẸP NHẤT? 
 Một chàng trai đứng giữa thị trấn tuyên bố trái tim mình đẹp nhất vì nó chẳng có 
tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông cho rằng đó là trái tim đẹp nhất. Một cụ già xuất hiện và 
nói rằng trái tim mình đẹp hơn. Chàng trai và mọi người ngắm trái tim đang đập mạnh mẽ, 
đầy sẹo lởm chởm, rãnh khuyết, Anh khẳng định trái tim mình hoàn hảo, còn của cụ chỉ 
là những mảnh chắp vá nhiều vết cắt. Cụ già nói: 
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người tôi yêu Tôi lấy một phần 
trái tim mình trao cho họ, thường họ cũng trao một phần tim của họ để tôi lắp vào. Nhưng 
những phần tim chẳng hoàn toàn giống nhau: cha mẹ trao cho tôi phần lớn hơn tôi trao cho 
họ, ngược lại với phần tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo nên những 
vết sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng tôi trao phần tim của mình nhưng không nhận 
được gì nên tim có vết khuyết. Dù đau đớn nhưng tôi luôn hy vọng ngày nào đó những rãnh 
khuyết sẽ được bù đắp 
 Những giọt nước mắt lăn dài trên má, chàng trai bước tới, lấy một phần trái tim 
mình trao cho cụ. Cụ cũng lấy một phần trái tim đầy vết sẹo trao cho chàng trai. Chúng vừa 
nhưng không hoàn toàn khớp, tạo nên những đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái 
tim anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết 
 (Phỏng theo Quà tặng cuộc sống, báo Tuổi trẻ, NXB Trẻ, 2004) 
Câu 3 (10 điểm): Trên đường chúng ta lớn khôn và trưởng thành có biết bao con đường 
mang nhiều ý nghĩa. 
 Hãy tả lại một con đường đã để lại trong em những cảm nhận sâu sắc nhất. 
15 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2018 - 2019 
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 
(Thời gian làm bài: 120 phút) 
Câu 1. (4 điểm) 
 Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Ngữ văn 6, tập II) Minh Huệ đã viết: 
 Anh đội viên mơ màng 
 Như nằm trong giấc mộng 
 Bóng Bác cao lồng lộng 
 Ấm hơn ngọn lửa hồng. 
 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
Câu 3 (6 điểm): 
 Văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ 
của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa. 
 Bằng bài văn miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó. 
–––––––– Hết –––––––– 
Họ tên thí sinh: Số báo danh: 
Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 
16 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
Năm học: 2018 – 2019 
Môn: Ngữ văn 6 
Ngày thi: 8 tháng 4 năm 2019 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
 (Đề bài gồm 01 trang) 
Câu 1 (4.0 điểm). 
Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, bên cạnh 
hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu”. Qua bài thơ Đêm nay Bác 
không ngủ, em hãy: 
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ?. 
b) Hình ảnh ngọn lửa trong các câu thơ vừa chép tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật 
tu từ gì? 
c) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài 
thơ? 
Câu 2 (6.0 điểm). 
Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa mùa xuân đang khoe sắc và cùng nhau 
trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lại cuộc trò chuyện lí thú đó theo trí tưởng 
tượng của em. 
_______________Hết_______________ 
Họ tên học sinh: Số báo danh: .. 
Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
17 
PHÒNG GD&ĐT BỐ TRẠCH 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2018-2019 
Môn thi: Ngữ văn 
Họ và tên: .. 
SỐ BÁO DANH: 
LỚP 6 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Đề gồm có 01 trang 
Câu 1: (4.0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới 
Cha lại dắt con đi trên cát mịn, 
Ánh nắng chảy đầy vai 
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời 
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: 
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, 
Để con đi!...” 
 (Những cánh buồm– Hoàng Trung Thông) 
a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? 
b. Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ 
trên? Hãy viết một đoạn văn (15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về điều đó./ 
Câu 2: (6.0 điểm) 
“Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn 
gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê ” 
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam). 
 Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em 
------------------------------- Hết----------------------------- 
18 
UBND THỊ TP CHÍ LINH 
PHÒNG GD& ĐÀO TẠO 
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI - LỚP 6 
MÔN: NGỮ VĂN 
NĂM HỌC: 2018-2019 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề này gồm 03 câu, 01trang) 
Câu 1 (2 điểm) 
 Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: 
Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm 
 (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ) 
Câu 2 (2 điểm) 
 Hãy viết đoạn văn miêu tả lũy tre trong một ngày dông bão. Trong đoạn văn có sử dụng 
biện pháp tu từ. 
Câu 3 (6 điểm) 
Môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng đến mức báo động. Theo số liệu quan trắc 
cho thấy môi trường nước ao, hồ, một số khúc sông tại Hải Dương (ao làng tại xã Cẩm Vũ, 
huyện Cẩm Giàng ; sông Thái Bình tại xã Nhân Huệ, sông Đông Mai tại xã Văn Đức, 
huyện Chí Linh, ) đều bị ô nhiễm vượt mức cho phép. 
 (Theo bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 7/2013) 
Thực trạng trên đe dọa đến sự sống của các sinh vật sống dưới nước (cá, tôm, cua, 
ốc rong, rêu .). Tưởng tượng em là thành viên trong cộng đồng các loài sinh vật đó, đang 
phải sống trong một dòng sông bị ô nhiễm. Hãy kể lại cuộc sống của mình cùng đồng loại 
và nhắn gửi thông điệp đến con người. 
19 
UBND HUYỆN CHƯ SÊ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP 
HUYỆN MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 
Năm học: 2018 - 2019 
Thời gian: 120 phút 
(Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (4 điểm) 
 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 
đoạn thơ sau: 
“Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” 
(Trần Quốc Minh – Mẹ) 
Câu 2: (6 điểm) 
 Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của An- phông- xơ Đô- đê (SGK Ngữ văn 6- 
Tập 2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha –men đã nói: 
“ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì 
chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù ” 
 Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn. 
Câu 3: (10 điểm) 
Dựa vào bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (SGK Ngữ văn 6- Tập 2), em 
hãy đóng vai anh đội viên và kể lại câu chuyện xúc động về một đêm không ngủ của Bác. 
 ..Hết . 
Họ và tên thí sinh: .; SBD 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
20 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
DIỄN CHÂU 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2018-2019 
MÔN THI: NGỮ VĂN 6 
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề 
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) 
 Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Quê hương mỗi người đều có 
Vừa khi mở mắt chào đời 
Quê hương là dòng sữa mẹ 
Thơm thơm giọt xuống bên nôi 
Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi 
Quê hương nếu ai không nhớ 
Sẽ không lớn nổi thành người. 
(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991) 
 Câu 1. Xác định các danh từ có trong hai câu thơ: 
Quê hương mỗi người đều có 
Vừa khi mở mắt chào đời 
 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: 
 Quê hương là dòng sữa mẹ 
 Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Phần II. Làm văn (16,0 điểm) 
Câu 1: (6,0 điểm) 
 Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục 
ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một 
bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. 
Câu 2: (10 điểm) 
 Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và sự tưởng tượng của bản thân, em hãy 
miêu tả lại hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ ở Huế và trong lần đi liên lạc 
cuối cùng. 
21 
PHÒNG GD VÀ ĐT ĐỐNG ĐA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 
Năm học: 2018 – 2019 
Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) 
Câu 1 (10 điểm): Văn bản “Sông nước Cà Mau” có đoạn văn: 
 “Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ đước sản 
xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-
sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền 
lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp 
kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những 
vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà 
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những 
người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng 
nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả 
các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.” 
a. Nêu xuất xứ của văn bản trên? Cho biết tên tác giả? 
b. Trong đoạn văn có các từ sau: “bến vận hà”, “đèn măng-sông”, “cút”, “xởi lởi”. Hãy 
giải thích ý nghĩa các từ trên. 
c. Tìm và xác định ý nghĩa của các phó từ trong đoạn văn. 
d. Hình ảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo ở vùng đất tận cùng phía 
nam Tổ quốc. Hãy

Tài liệu đính kèm:

  • pdf60_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_co_dap_an.pdf