Bài giảng môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)

Bài giảng môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)

• Về tổ chức

Chỉ có tôn thất nhà Lương, một số dòng họ lớn mới được giữ những chức vụ quan trọng.

“Tinh Thiều là người nước ta, vốn học giỏi, văn hay, sang kinh đô nhà Lương xin làm quan. Viên Thượng Thư nhà Lương bảo: “Họ Tinh không phải là vọng tộc ” và chỉ cho Thiều giữ chức “gác cổng thành”. Tinh bất bình, bỏ về quê.”

• Chính sách cai trị

Bóc lột dã man, tàn bạo.

 

pptx 14 trang haiyen789 4130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
« Nam đế Lý triều quốc hiệu Vạn Xuân, diên đình lưu tích thánhÔ diên cảnh thắng đô thành nhất thế, quán tự hiển thần linh.»«Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địaGiang đình nghiễm nhã, cận quang trường chúc Vạn Xuân thiên.»“Giáo liệt tam tông Hồng Lạc tảo khai kim thế giớiCảnh tiên thập vịnh Ô Diên biệt chiếm ngọc càn khôn”Những câu thơ trên, đều liên quan đến một nhân vật lịch sử mà có lẽ, các em không mấy thân thuộc.Vậy đố các em, người đó là ai? Trong bài trình chiếu ngày hôm nay, Cô sẽ giới thiệu về Lý Bí – một anh hùng đã đứng lên chống lại giặc phương Bắc trong thời kỳ chúng đô hộ nước ta hơn ngàn năm.Và bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhân vật Lý Bí và cuộc khởi nghĩa của ông ấy nhé!KHỞI NGHĨA LÝ BÍ NƯỚC VẠN XUÂN542-602I. Sơ lược về Lý Bí• Lý Bí (hay còn gọi là Lý Bôn) sinh ngày 17 tháng 10 năm 503, quê ở Thái Bình.• Tổ tiên là người Trung Quốc nhưng sang Việt Nam để tránh nạn loạn.• Từ nhỏ, ông đã tỏ ra thông minh, hiểu biết.• Khi ông mới lên năm tuổi thì cha đã mất, lên bảy tuổi thì mẹ cũng qua đời. Chính vì thế, ông đến ở với chú ruột của mình.• Hôm nọ, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú, liền xin đem ông về chùa để nuôi dạy.• Sau hơn mười năm rèn sách chuyên cần, ông đã trở thành một người học rộng, hiểu sâu.• Ông được Tiêu Tư - Thứ sử nhà Lương cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). • Nhờ tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.II. KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. 1. Nguyên nhâna) Sự cai trị độc đoán, tàn bạo của nhà Lương.Có 2 nguyên nhân:• Về hành chínhChia nước ta thành 6 châu: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu .Hoàng Châu (Quảng Ninh)Giao Châu (Đồng bằng và trung du Bắc Bộ)Ái Châu (Thanh Hóa)Lợi ChâuĐức ChâuMinh Châu(Nghệ An-Hà Tĩnh)Lược đồ nước ta thế kỷ VI• Về tổ chứcChỉ có tôn thất nhà Lương, một số dòng họ lớn mới được giữ những chức vụ quan trọng.• Chính sách cai trịBóc lột dã man, tàn bạo.“Tinh Thiều là người nước ta, vốn học giỏi, văn hay, sang kinh đô nhà Lương xin làm quan. Viên Thượng Thư nhà Lương bảo: “Họ Tinh không phải là vọng tộc ” và chỉ cho Thiều giữ chức “gác cổng thành”. Tinh bất bình, bỏ về quê.”b) Nhân dân căm ghét chế độ thống trị• Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế.VD: “người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế”, Một số hình ảnh tượng trưng cho sự cực khổ của nhân dân ta vì những thứ thuế mà Tiêu Tư ban.II. KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. 2. Diễn biếnLý Bí dựng cờ khởi nghĩa (503 – 548)• Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.• Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc là tù trưởng và con là Triệu Quang Phục; ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều, Ngoài ra còn có Trịnh Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn, cũng là các tướng theo giúp Lý Bí.2. Diễn biến• Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiểu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.• Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phong thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).• Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tần công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đốn đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.Lược đồ khởi nghĩa Lý BíHào kiệt hưởng ứngQuân ta tấn côngQuân Lương tấn côngQuân Lương rút chạyGiành chính quyềnChú thích3. Kết quả• Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.4. Ý nghĩa• Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).• Ông thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cái quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.• Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. • Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_6_bai_21_khoi_nghia_ly_bi_nuoc_van.pptx