Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: So sánh - Hồ Thanh Tâm

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: So sánh - Hồ Thanh Tâm

I. SO SÁNH LÀ GÌ?

1. Ví dụ 1:

a. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

 (Hồ Chí Minh)

b. [ ] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

 (Đoàn Giỏi)

Tìm những cụm từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ trên?

- Cụm từ chứa hình ảnh so sánh:

a. Trẻ em như búp trên cành

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? Tác dụng của nó như thế nào?

 

ppt 29 trang tuelam477 4890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: So sánh - Hồ Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU PHONGTRƯỜNG TH&THCS TRIỆU THƯỢNGSO SÁNHGiáo viên: HỒ THANH TÂMCẤU TRÚC BÀI HỌCI. SO SÁNH LÀ GÌ? (KHÁI NIỆM)II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNHIII. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNHI. SO SÁNH LÀ GÌ? 1. Ví dụ 1: a. Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) b. [ ] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi)Tìm những cụm từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ trên?I. SO SÁNH LÀ GÌ? 1. Ví dụ 1: a. Trẻ em như búp trên cành b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? Tác dụng của nó như thế nào? - Cụm từ chứa hình ảnh so sánh: Trẻ em như búp trên cành-> Đặc điểm chung: non nớt, tràn đầy sức sống. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. -> Đặc điểm chung: dựng lên cao ngất -> hình dung rừng đước như bức tườngI. SO SÁNH LÀ GÌ? 1. Ví dụ 1: a. Trẻ em như búp trên cành b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. => Tác dụng: sự vật được nổi bật, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt. - Cụm từ chứa hình ảnh so sánh: I. SO SÁNH LÀ GÌ? 2. Ví dụ 2: So sánh trong ví dụ này có gì khác so với các ví dụ trên? Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến.(Tạ Duy Anh) Sự vật nào được so sánh với nhau trong ví dụ trên? Con mèo vằn / to hơn / con hổ Trẻ em/ như/ búp trên cành->Như: so sánh ngang bằng-> (To) hơn: so sánh hơn kémThế nào là so sánh?I. SO SÁNH LÀ GÌ? 1. Ví dụ 1 2. Ví dụ 2 3. Ghi nhớ So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH1. Mô hình phép so sánhVế A (Sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B (Sự vật dùng để so sánh) Điền tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ sau vào mô hình phép so sánh?a) Trẻ em như búp trên cành (Hồ Chí Minh)b) rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi)c) Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. (Lê Anh Xuân)d) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. (Thép Mới)II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH1. Mô hình phép so sánhVế A (Sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B (Sự vật dùng để so sánh)Trẻ emnhưbúp trên cành Rừng đước dựng lên cao ngất nhưhai dãy trường thành vô tậnTrường SơnCửu Longchí lớn ông chalòng mẹ bao la sóng tràocon người không chịu khuấtnhưtre mọc thẳngII. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH1. Mô hình phép so sánhVế APhương diện so sánhTừ so sánhVế B Nêu tên sự vật, sự việc được so sánhNêu đặc điểm, tính chất, cần so sánhNhư, là hơn, kém, bằng, Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A2. Ghi nhớ- Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh:- Lưu ý: trong thực tế mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh có thể biến đổi ít nhiềuIII. LUYỆN TẬPBài 1: Tìm thêm ví dụ tương tựa. So sánh đồng loại- So sánh người với người: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền. (Lời bài hát)Thầy thuốc như mẹ hiền. (Lương y như từ mẫu)-> So sánh người với ngườiIII. LUYỆN TẬPBài 1: Tìm thêm ví dụ tương tựSo sánh đồng loại- So sánh vật với vật: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ... (Vũ Tú Nam)Tán phượng xoè ra như chiếc dù che mưa, che nắng.-> So sánh vật với vậtIII. LUYỆN TẬPBài 1: Tìm thêm ví dụ tương tựb. So sánh khác loại- So sánh vật với người: Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan)Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ)-> So sánh vật với ngườiIII. LUYỆN TẬPBài 1: Tìm thêm ví dụ tương tựb. So sánh khác loại- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Ca dao) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)-> So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.Bài 2: Dựa vào những thành ngữ đã biết, em hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:- Khỏe như - Đen như - Trắng như..- Cao như Bài 2: Dựa vào những thành ngữ đã biết, em hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:- Khỏe như voi, khỏe như Trương Phi, - Đen như quạ, đen như than, - Trắng như tuyết. Trắng như bông, - Cao như núi, cao như cây sào, Bài 3: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích sau:...Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cúng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi niềm máy làm việc (Dế Mèn phiêu lưu kí -Tô Hoài)Bài 3: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích sau:...Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cúng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi niềm máy làm việc (Dế Mèn phiêu lưu kí -Tô Hoài)Bài 3: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối { }. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... (Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)Bài 3: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối { }. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... (Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)SO SÁNHKHÁI NIỆMCẤU TẠO- Là sự đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vế A. (Sự vật, sự việc được so sánh)- Phương diện so sánh.- Từ so sánh.- Vế B (Sự vật, sự việc được dùng để so sánh)NỘI DUNG BÀI HỌCHƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀa) Hướng dẫn học bài.- Học thuộc khái niệm, nhớ kĩ cấu tạo phép so sánh. - Tìm thêm ví dụ về so sánh đồng loại và so sánh khác loại, chỉ ra tác dụng của kiểu so sánh đó.b) Hướng dẫn chuẩn bị bài- Chuẩn bị bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”+ Đọc trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn sgk.Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (3 -5 câu) về chủ đề mùa xuân, trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (gạch chân câu văn chứa phép so sánh đó).Gợi ý tham khảo: Trời đã bớt rét, không gian chỉ còn se se lạnh. Những nụ đào chúm chím như nụ cười của em bé đang từ từ hé nở. Chim chóc trong vườn đua nhau hót véo von. A ! Mùa xuân xinh đẹp đã về!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_so_sanh_ho_thanh_tam.ppt