Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tiết 44: Kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tiết 44: Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn thể hiện trong văn bản.

- Chủ đề thường được thể hiện trực tiếp qua câu văn .

- Ngoài ra chủ đề thể hiện qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật .

 

ppt 23 trang Bảo Trúc 03/04/2024 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tiết 44: Kể về một kỉ niệm của bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 
CÁC THẦY GIÁO – CÔ GIÁO 
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 
Tiết 44 
Luyện nói và nghe: 
Kể về một kỉ niệm của bản thân 
I. Chuẩn bị 
II. Củng cố kiến th ức 
 1. Chủ đề trong v ă n bản t ự s ự 
 2. Bố cục 
 3. L ời v ă n 
 4. Ngôi kể 
III. Luyện nói và nghe 
TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn thể hiện trong văn bản. 
- Chủ đề thường được thể hiện trực tiếp qua câu văn ... 
- Ngoài ra chủ đề thể hiện qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật .. 
Chủ đề trong văn bản tự sự 
* MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.. 
* TB: Kể diễn biến sự việc ... 
* KB: Kết thúc sự việc .... 
(Trong 3 phần, phần mở bài và kết bài thường ngắn gọn, phần thân bài chi tiết hơn.) 
Bố cục 
- Khi kể về người ... thường giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật ... 
- Các câu văn giới thiệu nhân vật thường có từ: “có” “là” và câu văn kể ngôi thứ 3 “người ta gọi là”. 
 - Trình tự kể: kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. 
Lời văn 
- Ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -> Tính chủ quan. 
- Ngôi kể thứ ba, người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với các nhân vật -> Tính khách quan. 
Ngôi kể 
LUYỆN NÓI 
Đề bài: kể về một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô, bạn bè hoặc về một chuyến tham quan ở trường tiểu học. 
Hoạt động nhóm 
+ Nhóm 1, 2: Kỉ niệm với thầy cô 
+ Nhóm 3, 4: Kỉ niệm về chuyến tham quan. 
* Lập dàn ý ( Kỉ niệm về thầy cô giáo cũ) 
1, Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ: 
- Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô. 
Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ ở tiểu học. 
2, Thân bài 
- Diễn biến và cao trào của câu chuyện: 
+ Ngày 20/11 sắp đến em muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo bằng một món quà đặc biệt => tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô. 
+ Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo. 
+ Cao trào của câu chuyện: cô rất bất ngờ không hỏi ai là người tặng. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành. 
- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện: 
+ Cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất => Càng thêm yêu quý cô. 
+ Cô tặng lại cho em một quyển sách. 
3. Kết bài 
- Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân. 
- Luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô, cha mẹ. 
LUYỆN NGHE 
Quan sát clip sau (chú ý các địa danh được nhắc đến) và trả lời các câu hỏi: 
1. Nội dung clip em vừa xem? 
2. Hình thức trình bày clip có gì đặc biệt? 
- Đoạn clip em và các bạn vừa xem là hành trình tham quan ( bằng xe máy) tới mảnh đất Hà Giang. 
- Lời mở đầu và kết thúc hấp dẫn. 
- Người dẫn: cả nam và nữ. 
- Giọng người dẫn: vui vẻ, tự hào, khí thế. 
- Nhạc nền ấn tượng, không lẫn tạp âm. 
- Hình ảnh đặc sắc, màu sắc tươi sáng. 
- Góc quay đẹp, đặc biệt là những cảnh quay 
bằng flycam. 
3. Mục đích của tác giả khi làm clip? 
Giới thiệu cho mọi người về vẻ đẹp của Hà Giang. 
Bày tỏ cảm xúc của mình qua chuyến đi. 
Thỏa mãn niềm đam mê “Phượt”. 
4. Những địa danh nào được nói tới trong clip? 
5. Đoạn clip đã khơi gợi những tình cảm, cảm xúc gì trong em? 
- Niềm tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. 
- Khơi dậy trong em niềm khát khao chinh phục, khám phá những miền đất của Tổ quốc. 
- Địa danh lịch sử: 
 + Cột cờ Lũng Cú. 
 + Dinh thự họ Vương(dinh vua Mèo) 
- Danh lam thắng cảnh: 
 + Đèo Mã Pí Lèng. 
 + Sông Nho Quế. 
 + Cánh đồng hoa tam giác mạch. 
 + Dốc Thẩm Mã. 
6. Hà Giang còn nổi tiếng với địa danh Vị Xuyên, em biết gì về địa danh này? 
Vị Xuyên là chiến trường của cuộc chiến tranh biên giới những năm 1984-1989. Được gọi là “lò vôi lịch sử” khi đối phó với hàng ngàn quả đạn pháo xâm lược của quân xâm lược Trung Quốc, đánh dấu chiến công anh hùng của những người dân đất Việt. 
Luyện tập 
Câu 1: Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản trên? 
A. Tác giả kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài. 
B. Tác giả kể lại chuyến đi vất vả đến bản Hồng Ngài. 
C. Tác giả kể về những cây thảo quả ở bản Hồng Ngài. 
D. Tác giả kể về thời tiết và nhà cửa ở bản Hồng Ngài. 
Câu 2: Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du kí của văn bản này? 
A. Ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua. 
B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ xa. 
C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng. 
D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ. 
Câu 3: Câu nào chưa cảm xúc của người viết? 
A. Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa. 
B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân. 
C. Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này. 
D. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh không ngờ. 
Câu 4: Câu nào nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài? 
A. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài chưa hề có đường xe máy. 
B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân. 
C. Hồng Ngài xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản. 
D. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất. 
Câu 5: Văn bản nào sau đây cùng thể du kí với văn bản “Thẳm sâu Hồng Ngài”? 
A. “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng). 
B. “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” (Văn Công Hùng). 
C. “Thời thơ ấu của Hon-đa” (Hon-đa Sô-i-chi-rô). 
D. Sự tích Hồ Gươm. 
Câu 6: Điểm giống nhau giữa các văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Thời thơ ấu của Hon-đa”, “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” và “Thẳm sâu Hồng Ngài” là gì? 
A. Đều là kể chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau. 
B. Đều là theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”. 
C. Đều tập trung miêu tả hành động của các nhân vật. 
D. Đều có cốt truyện li kì và cách kể chuyện hấp dẫn. 
Câu 7: Điểm giống nhau giữa văn bản “Thẳm sâu Hồng Ngài” so với hai văn bản “Trong lòng mẹ” và “Thời thơ ấu của Hon-đa” là gì? 
A. Kể lại chuyện xảy ra đối với chính người kể. 
B. Kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”. 
C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể. 
D. Kể lại chuyện có thật, có tính xác thực. 
Câu 8: Câu nào sau đây có sử dụng từ mượn tiếng Pháp? 
A. Đường vào Hồng Ngài vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng. 
B. Đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu. 
C. Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài. 
D. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả đã giành chỗ của những cánh đồng lúa. 
Câu 9: Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” Không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu nào sau đây? 
A. “Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra.” (Lam Linh) 
B. “Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.” (Nguyễn Du) 
C. “Tôi phải thòng một chân qua khung xe...” (Hon-đa Sô-i-chi-rô) 
D. “Nước ngập đến tận khoeo chân.” (Nguyễn Thụy Anh) 
Câu 10: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết 1-2 dòng nhận xét về con đường đến bản Hồng Ngài. 
CẢM ƠN THẦY CÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM 
ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC NÀY 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_tiet_44_ke_ve_mot_ki.ppt