Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn)

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.

- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo.

2. Nghệ thuật

Cấu trúc ngắn gọn, chặt chẽ.

Biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

 

pptx 17 trang haiyen789 2810
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41:ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG(Truyện ngụ ngôn)I. TÌM HIỂU CHUNG1. Thể loại Truyện ngụ ngônĐối tượng: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.Mục đích: khuyên nhủ, răn dạy bài học nào đó trong cuộc sống.Hình thức: kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.1. Thể loại I. TÌM HIỂU CHUNG2. Từ khó - Giếng: là một cái hố được đào sâu vào lòng đất khoảng từ 10 – 20m, mục đích để lấy nước sinh hoạt cho con người- Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác- Dềnh lên: nước dâng cao lên- Nhâng nháo: thái độ ngông nghênh không coi ai ra gì, coi thường người khácI. TÌM HIỂU CHUNG1. Thể loại 2. Từ khó 3. Đọc văn bản Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. ( Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn)I. TÌM HIỂU CHUNGThể loạiTừ khóĐọc văn bản4. Nhân vật và sự việc chính- Nhân vật chính: con ếchẾch là loài động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước. Chúng đẻ trứng dưới nước, sau đó những quả trứng này sẽ nở thành nòng nọc. Nòng nọc sẽ tiếp tục sống dưới nước cho đến khi chúng trở thành một chú ếch trưởng thành.1234Quen thói cũ, ếch nghêng ngang đi lại, chả thèm để ý đến xung quanh. Trời mưa to, nước trong giếng dềnh lên,đưa ếch ra ngoài Nó bị con trâu đi qua giẫm bẹp.Sự việc chínhCó con ếch sống ở trong giếng, xung quanh có vài con vật nhỏ bé 1234I. TÌM HIỂU CHUNG5. Bố cục2 phầnPhần 2: Còn lạiPhần 1: Từ đầu đến “Một vị chúa tểẾch khi ra ngoài giếng Ếch khi ở trong giếngII. TÌM HIỂU CHI TIẾT1. Ếch khi ở trong giếngEm biết gì về không gian sống của ếch?Sống trong môi trường đó, ếch có suy nghĩ và hành động gì?Qua đó tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì?Không gian sốngHành động, thái độSuy nghĩ- Trong giếng - Chỉ có vài con vật bé nhỏ: nhái, cua, ốc- Kêu ồm ộp -> các con vật khác hoảng sợ- Oai như một vị chúa tểTưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung-> Nhỏ bé, chật hẹp, tối tắm, cách biệt với cuộc sống bên ngoàiHuênh hoang, kiêu ngạoNông cạn, sai lệchII. TÌM HIỂU CHI TIẾT1. Ếch khi ở trong giếng-> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mìnhII. TÌM HIỂU CHI TIẾT1. Ếch khi ở trong giếngBài học: Sống hòa nhã, thân thiện, yêu thương mọi người.Khiêm tốn, không nên tự đề cao bản thân mình.II. TÌM HIỂU CHI TIẾT2. Ếch khi ra ngoài giếng- Nguyên nhân: Mưa to -> nước trong giếng dềnh lên -> ếch ra ngoài => Môi trường sống thay đổi: rộng lớn, xung quanh là muôn vật, muôn loài-> yếu tố khách quan- Hành động, thái độ:+ Nghênh ngang đi lại khắp nơi.+ Cất tiếng kêu ồm ộp.+ Nhâng nháo nhìn lên trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.=> Kiêu ngạo, huênh hoang, tự đắc, coi thường tất cả; tính cách và thói quen không thay đổi - Kết cục: Bị trâu giẫm bẹp-> cái chết đau đớn, bi thảm=> Chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong cuộc sốngII. TÌM HIỂU CHI TIẾT2. Ếch khi ra ngoài giếngBài học: - Dù sống trong môi trường nào cũng cần trang bị kiến thức cho bản thân để thích nghi với mọi hoàn cảnh.- Cuộc sống luôn luôn vận động, không phải lúc nào cũng thuận lợi. Hãy tìm cách giải quyết và thích ứng.III. TỔNG KẾT1. Nội dung- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo.2. Nghệ thuậtCấu trúc ngắn gọn, chặt chẽ.Biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG“Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại nào sau đây?A. Cổ tíchB. Ngụ ngônC. Truyện cườiD. Truyền thuyếtIV. BÀI TẬP VẬN DỤNGTrong truyện chúng ta thấy ếch là kẻ thế nào?A. Hiểu biết rộng.B. Hòa đồng với các con vật xung quanhC. Hiểu biết nông cạn, kiêu ngạo.D. Hiểu biết hạn hẹp nhưng sống thân thiện

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_41_van_ban_ech_ngoi_day_gieng_t.pptx