Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Hướng dẫn đọc thêm Lợn cưới áo mới

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Hướng dẫn đọc thêm Lợn cưới áo mới

ĐẬU PHỤ MẮM TÔM.

 Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói:

- Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả.

Ông kia bằng lòng.
- Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi!

Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc:

- Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé!

Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói:

- Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông.

- Thông thế nào nữa?

- Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ!

 

ppt 43 trang haiyen789 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Hướng dẫn đọc thêm Lợn cưới áo mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đuổi hình bắt chữ Dù ai nói ngả nói nghiêngLòng ta vẫn vững như kiềng ba chânTiếu lâmMua vuiTrạng lợn Tiết 51: Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới áo mớiHướng dẫn đọc thêm : LỢN CƯỚI, ÁO MỚII. Đọc- hiểu chú thích:1. Đọc:2.Chú thích: SGK/126Những chi tiết nào trong truyện làm em cười? Qua đó rút ra nghệ thuật và ý nghĩa truyện?I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNGII.ĐỌC -TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc, kể 2. Chú thích: SGK? Em hiểu thế nào là khoe của?Là thói thích tỏ ra, bày ra, trưng cho người khác biết mình giàu có hơn hẳn người khácHai anh khoe của có điểm gì giống và khác nhau?THẢO LUẬN NHÓMAnh khoe áoAnh khoe lợnHoàn cảnhHành độngNgôn ngữMục đíchAnh khoe áoAnh khoe lợnHoàn cảnh- Có 1 cái áo mới-nhà có việc lớn “đám cưới”, lợn làm cỗ bị sổng, Hành độngĐứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều Tức tối vì chẳng ai hỏi- Tất tưởi chạy đến Ngôn ngữTừ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cảBác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?Mục đíchKhoe cái áoKhoe con lợnMiêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nhân vật.Tạo tình huống gây cười.Theo em,yù nghóa cuûa caâu chuyeän laø gì?? Theo em ,thành công ở nghệ thuật gây cười trong truyện này là gì?Những chi tiết nào trong truyện làm em cười? II. Đọc - hiểu văn bản1. Nội dung - ý nghĩa:Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội2. Nghệ thuật:- Chi tiết gây cười: cười hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật.- Xây dựng tình huống hài hước, bất ngờHãy nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới áo mới”?Nghệ thuật gây cười của truyện là gì?C. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬPA. Có gì nên khoe để mọi người cùng biết.B. Chỉ khoe những gì mình có.C. Không nên khoe khoang một cách hợm hĩnh.D. Nên tự chủ trong cuộc sống.Câu 1: Bài học nào sau đây đúng với truyện “Lợn cưới, áo mới”?TRÒ CHƠI THI TRẢ LỜI NHANHCAÂU 1 :Ñaèng sau tieáng cöôøi, truyeän Lôïn cöôùi, aùo cöôùi nhaèm pheâ phaùn ñieàu gì? Nhöõng ngöôøi giaøu coù noùi chung. Nhöõng thoùi hö taät xaáu cuûa nhaân daân. Nhöõng ngöôøi coù tính thích khoe khoang, phoâ baøy, tröng dieän. Nhöõng ngöôøi ngheøo maø laïi muoán toû ra mình giaøu.012345678910 CAÂU 2 :Doøng naøo trình baøy ñuùng nhaát khaùi nieäm Truyeän cöôøi? Laø nhöõng caâu chuyeän vui trong cuoäc soáng. Laø nhöõng caâu chuyeän thuù vò ñaëc saéc. Laø nhöõng truyeän ñöôïc keå vôùi muïc ñích gaây cöôøi. Laø nhöõng truyeän keå veà nhöõng hieän töôïng ñaùng cöôøi nhaèm taïo ra tieáng cöôøi mua vui hoaëc pheâ phaùn.012345678910 CAÂU 6 :Haõy kể một truyện cười mà em biết?-Đẽo cày giữa đường-Truyện cười dân gian Việt Nam.1.Tìm những câu chuyện, tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến nội dung hai câu chuyện em vừa học?2. Sưu tầm những câu chuyện có nội dung tương tự hai câu chuyện trên. Bài cũ: Nhớ được khái niệm truyện cười?Kể tóm tắt truyện “;Lợn cưới, áo mới”Nhớ được nội dung và ý nghĩa truyện. Bài mớiSoạn bài Số từ và lượng từ.Thực hiện các câu hỏi trong sgkLàm bài tập sgk trang 129, 130.Dặn dò:ĐẬU PHỤ MẮM TÔM.. Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói:- Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả.Ông kia bằng lòng.- Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi!Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc:- Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé!Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói:- Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông.- Thông thế nào nữa?- Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ!Thà chết còn hơn Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, cứ khư khư tích của làm giàu. Một hôm có người bạn rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nài mãi, anh ta mới vào phòng lấy ba quan tiền giắt lưng rồi cùng đi. Khi ra đến tỉnh, trông thấy cái gì anh ta cũng muốn mua nhưng sợ mất tiền lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào hàng uống nước lại sợ phải thiết bạn, không dám vào.  Đến chiều trở về, kkhi qua đò đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá mới cúi xuống uống nước, chẳng may ngã lộn cổ xuống sông.Anh bạn trên thuyền kêu:- Ai cứu xin thưởng năm quan!Anh keo kiệt ở giữa dòng sông, nghe tiếng cố ngoi lên, nói:- Năm quan đắt quá!Anh bạn chữa lại:- Ba quan vậy!Anh hà tiện lại ngoi đầu lên lần nữa:- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn! Mất rồiMột người sắp đi chơi xa, dặn con :- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi vắng nhé !Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy giấy bút viết vào tờ giấy rồi bảo :- Có ai hỏi thì con cứ đưa ra tờ giấy này !Con cầm giấy bỏ vào túi áo . Cả ngày chẳng thấy ai hỏi . Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó lấy giấy ra xem, vô ý thế nào lại để giấy cháy mất.Hôm sau, có người đến chơi hỏi :- Bố cháu có nhà không ?Nó ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy liền nói :- Mất rồi !Khách giật mình hỏi :- Mất bao giờ ?- Tối hôm qua !- Sao mà mất ?- Cháy !!! Trả lời vắn tắtCó anh chàng vốn tính tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chú mục vào những món ngon, cắm đầu gắp, lo sao ăn cho đầy bụng. Vì thế, anh ta rất ngại nói chuyện trong bữa cơm.Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, ngồi vào mâm là anh ta gắp lia lịa. Có một ông khách lạ thấy anh ta ăn uống lỗ mãng như thế, mới tìm cớ nói chuyện để hãm bớt anh ta lại. Ông ta hỏi:- Chẳng hay ông người ở đâu ta?Anh ta đáp:- Ðây!Rồi cắm cổ gắp.- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?- Mỗi!Lại cúi xuống gắp lia lịa.Ông kia vẫn chưa chịu thua, hỏi tiếp:- Các cụ thân sinh chắc là còn cả chứ?Anh ta vẫn không ngẩng đầu lên đáp:- Tiệt!...Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?Sư cụ đáp:- Tao ăn đậu phụ.Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:- Cái gì ngoài cổng thế?Chú tiểu đáp:Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!”Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: - Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: - Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? - Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. HAI ANH LƯỜI..Một anh lười đến mức cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng chờ, sung rụng vào thì nuốt luôn. Ðợi, mãi, chẳng có quả sung nào rơi đúng vào miệng, cứ hơi chệch ra ngoài.Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại, nhờ nhặt bỏ vào miệng cho. Gặp phải một anh cũng lười không kém, anh này lấy chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho anh kia.Anh kia thấy thế, gắt: – Khốn nạn, người chi mà lười thế!Con rắn vuông Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.Chồng làm như thật:- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.Vợ bĩu môi:- Cũng chẳng đến!Chồng cương quyết:- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.Vợ vẫn khăng khăng:- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!Chồng rút lui một lần nữa:- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.Vợ bò lăn ra cười:- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI..Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.BÁNH TAO ĐÂU Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:- Này, con cầm lấy!Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.Trò ngơ ngác quay lại thưa:- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:- Thế bánh tao đâu ?NGANG VỚI CHÓ...!Bố vợ và con rể đi lên huyện.Tới bờ sông, 2 bố con nhìn thấy 1 con chó bơi ở dưới sông.Bố vợ: Con có biêt bơi không?Con rể: dạ! Không ạ!Bố Vợ: Ui! Mày không cả bằng con chó nữa à?Con rể: Thế bố biết bơi không ạ?Bố Vợ: Ta có chứ!Con rể: Thế bố cũng chỉ ngang với con chó thôi! Hehehe TRỨNG NGÓT..Có một cô gái mới về nhà chồng, mẹ chồng bảo luộc rau. Lúc bỏ rau sống vào nồi, rau đầy nồi. Nước sôi, rau chín, rau chỉ còn một nạm. Vớt ra thấy ít, cô ta ngồi khóc. Mẹ chồng hỏi, cô ta kể đầu đuôi, mẹ chồng cười nói:- Nó ngót đi đấy con ạ!Ít hôm sau, nhà có khách, mẹ chồng bảo đem mười quả trứng ra luộc. Cô ta ăn bớt đi hai quả. Thấy trứng không đủ mười quả, mẹ chồng hỏi, cô ta nói:- Nó ngót đi đấy mẹ ạ!TAM ĐẠI GÀNNhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?- Ông bảo: Đồng nào cũng được!- Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?- Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.- Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì thì ông treo cổ cha mày lên!- Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.MẤT TRỘM BÒ.. Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan:- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.Quan nghe nói vô lý quả bật cười:- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!- Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ Người kia như vỡ lẽ, nói:- à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!THỪA GIẤY VẼ VOI..Trong lần thi hội, Cống Quỳnh không có ý định ứng thí, nhưng vì nể lời chúa Trịnh ép đi thi để lấyTrạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời.Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng biết chuyện đỗ đạt, nên táy máy giở bài ra xem lại. Thấy có một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ ngay một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng:Văn chương phú lục đã xong rồi,Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi,Tớ có một điều xin bảo thậtĐứa nào cười tớ, nó ăn bòi.Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội “phạm trường quy.” Thật ra, Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức.Lúc ấy, có viên giám thị đi theo dõi. Liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, bèn chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc giám khảo rón rén đến dòm thử, thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo, nhưng cứ tảng lờ coi như không. Đợi đến lúc các quan trường xúm lại đông đảo, Quỳnh mới đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa vịnh bức tranh voi vừa vẽ:Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúcChú sơ, chú phúc, rúc mà coi.Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ. Đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.THỪA MỘT CON THÌ CÓ..Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc ta lại nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai, nhưng không biết làm thế nào cả.Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói:- Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!Vợ hỏi:- Mua mấy con để mất một con?Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:- Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.Chị vợ vừa cười, vừa nói:- Thừa một con thì có!Kinh chào tạm biệtCHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHỎE!CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜLỚP: 6Giáo viên:

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_51_huong_dan_doc_them_lon_cuoi.ppt