Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20: Văn bản Buổi học cuối cùng - Tập làm văn: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả - Lương Ngọc Thư
Tóm tắt:
Trước khi đến trường Phrăng đã có ý định trốn học vì không học bài nhưng cậu đã cưỡng lại được và vội vã đến trường. Trên đường đến trường qua trụ sở xã, Phrăng thấy rất nhiều người đứng trước bản dán cáo thị, cậu linh cảm có chuyện gì xảy ra. Đến trường, quang cảnh lớp học hôm nay khác thường, đặc biệt cuối lớp có cả dân làng đến dự khiến Phrăng rất ngạc nhiên. Khi thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng vô cùng choáng váng. Cậu cảm thấy ân hận vì đã bỏ phí thời gian mà chưa chăm học. Giờ học hôm đó cậu cảm thấy chưa bao giờ chăm chú và hiểu bài đến thế. Cuối buổi học thầy Ha-men cầm phấn ghi lên bảng dòng chữ:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Buổi học kết thúc.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO MANG THÍT TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁI NHUMNGỮ VĂN 6GIÁO VIÊN: LƯƠNG NGỌC THƯTuần 20-Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG-Tập làm văn: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH, NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.Tìm hiểu chung1. Tác giả- An-phông- xơ Đô-đê(1840- 1897 ) là nhà văn nổi tiếng của Pháp cuối TK XIX. - Tác phẩm của ông giàu chất thơ trong sáng, thấm đẫm tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước sâu sắc. VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) - Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng. .“Buổi học cuối cùng” –lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (Đức) năm 1870-1871, nước Pháp thua trận hai vùng An- dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ cho nên các trường ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát .Lược đồ chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871)2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh, xuất xứ. - Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870-1871. - In trong tập truyện Những vì sao (1873). b. Thể loại và phương thức biểu đạt. - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: tự sự (miêu tả, biểu cảm) c. Ngôi kể: Thứ nhất (diễn tả tâm lí chân thực, sinh động) VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê)Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm d. Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”- Quang cảnh và tâm trạng của Phrăng trước buổi học. + Phần 2: Tiếp đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này” – Diễn biến buổi học cuối cùng. + Phần 3: Còn lại – Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. e.Tóm tắt: VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê)Tóm tắt: Trước khi đến trường Phrăng đã có ý định trốn học vì không học bài nhưng cậu đã cưỡng lại được và vội vã đến trường. Trên đường đến trường qua trụ sở xã, Phrăng thấy rất nhiều người đứng trước bản dán cáo thị, cậu linh cảm có chuyện gì xảy ra. Đến trường, quang cảnh lớp học hôm nay khác thường, đặc biệt cuối lớp có cả dân làng đến dự khiến Phrăng rất ngạc nhiên. Khi thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng vô cùng choáng váng. Cậu cảm thấy ân hận vì đã bỏ phí thời gian mà chưa chăm học. Giờ học hôm đó cậu cảm thấy chưa bao giờ chăm chú và hiểu bài đến thế. Cuối buổi học thầy Ha-men cầm phấn ghi lên bảng dòng chữ: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Buổi học kết thúc.I. Tìm hiểu chung:II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Nhân vật Phrăng: VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) 1. Nhân vật PhrăngTrước buổi học cuối cùngTrong buổi học cuối cùngKết thúc buổi học cuối cùng- Định trốn học đi chơi nhưng cưỡng lại được.- Trên đường đến trường thấy nhiều người tụ tập trước trụ sở xã.-Khi đến lớp thấy không khí yên lặng..→ lo sợ, ngạc nhiên.Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế→ Xúc động, ngưỡng mộ thầy Lúc đầu ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước.- Khi biết đây là buổi học cuối cùng → choáng váng;- Tự giận mình đã lười học, ham chơi → ân hận, tiếc nuối;- Coi sách như người bạn cố tri → đau lòng phải giã từ;Không thuộc bài → xấu hổ;- Chưa bao giờ thấy hiểu bài đến thế → say sưa nghe giảng. Văn bản BUỔI HỌC CUỐI CÙNG2. Nhân vật thầy Ha-men:Trang phục: đẹp, trang trọng → tôn vinh buổi học cuối cùngThái độ: dịu dàng, ân cần, yêu thương học sinh, kiên nhẫn, nhiệt tình giảng bài bằng tất cả tâm huyết.Những lời dạy về tiếng Pháp: Dạy HS yêu quý, trân trọng, giữ gìn, trau dồi, tự hào về tiếng nói của dân tộc. Vì đó là biểu hiện của tình yêu nước, là tài sản quý báu của dân tộc và là sức mạnh của dân tộc (chìa khóa chốn lao tù).Hành động, cử chỉ: cho thấy sự lo lắng, xúc động nghẹn ngào, đau đớn đến cực điểm và lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt (viết dòng chữ NƯỚC PHÁP ). →Thầy Hamen là một thầy giáo tâm huyết, một người yêu nước sâu sắc đã thắp lên và lan tỏa tình yêu đó tới mọi người thông qua tình yêu và sự trân trọng tiếng nói dân tộc.I. Tìm hiểu chungII. Đọc-hiểu văn bảnIII. Tổng kếtNghệ thuậtNgôi kể thứ nhất: tác dụng rất lớn trong việc bộc lộ tâm trạng, nội tâm của nhân vật và tăng độ tin cậy cho câu chuyện.Nhân vật được miêu tả qua ý nghĩ, tâm trạng và qua hành động, lời nói, ngoại hình Ngôn ngữ tự nhiên- Thành công với biện pháp so sánh2.Ý nghĩa:Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.Đề cao và khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê)Bài tập: Qua văn bản “Buổi học cuối cùng”, em hãy miêu tả khung cảnh buổi học trong ngày hôm ấy?Tập làm văn:QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢĐoạn 1:Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. (Tô Hoài)Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn là ai?=> Dế ChoắtĐoạn văn giúp em hình dung đặc điểm nổi bật gì của Dế Choắt?=> Hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.Đoạn 1:Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. (Tô Hoài)Các câu văn nào thể hiện sự quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Cho biết vai trò của các yếu tố đó trong miêu tả.*Quan sát: người gầy gò và dài lêu nghêu ; cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng; Đôi càng bè bè, nặng nề; Râu ria cụt một mẩu; mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ.→Tái hiện những nét nổi bật của Dế Choắt *Tưởng tượng, so sánh: người như một gã nghiện thuốc phiện; cánh chỉ ngắn củn như người cởi trần mặc áo gi-lê.→ Giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của Dế Choắt*Nhận xét: Đôi càng trông đến xấu; Râu ria gì mà . → Người viết miêu tả theo cái nhìn của Dế Mèn. Nhận xét này thể hiện cái nhìn khinh thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Hình ảnh so sánh: gầy gò và dài lêu nghêunhư một gã nghiện thuốc phiện cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườnnhư người cởi trần mặc áo gi-lêĐoạn 2: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối [ ]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi) Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn là gì?=> Cảnh sông nước Cà MauĐoạn văn giúp em hình dung đặc điểm nổi bật gì của cảnh?=> Cảnh đẹp thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.Đoạn 2: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi,kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.Trên thì trời xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa,cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối [ ]Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tậnCác câu văn nào thể hiện sự quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Cho biết vai trò của các yếu tố đó trong miêu tả.*Quan sát: sông ngòi, kênh rạch chi chít, trời xanh, sắc xanh cây lá; Tiếng rì rào của những khu rừng xanh; sóng rì rào; Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển; cá nước bơi hàng đàn; rừng đước dựng lên cao ngất → Đặc tả cảnh sông nước Cà Mau *Tưởng tượng, so sánh: sông ngòi, kênh rạch bủa giăng; cá nước bơi như người bơi ếch; rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành; Tiếng rì rào không ngớt vọng về trong hơi gió muối → Giúp người đọc hình dung rõ nét sự mênh mông, hùng vĩ của cảnh*Nhận xét: chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá→ Thể hiện sự gắn bó và tự hào của người viết đối với cảnh Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện trên thì trời xanh dưới thì nước xanh chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa tiếng sóng rì rào không ngớt vọng về nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêmnhư thác như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng cá hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như hai dãy trường thành vô tận trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngấtĐoạn 3: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Vũ Tú Nam)Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn là gì?=> Hình ảnh cây gạoĐoạn văn giúp em hình dung đặc điểm nổi bật gì của cảnh?=> Vẻ đẹp rực rỡ, đầy sức sống của cây hoa gạo vào mùa xuânĐoạn 3: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Vũ Tú Nam)Các câu văn nào thể hiện sự quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Cho biết vai trò của các yếu tố đó trong miêu tả.*Quan sát: cây gạo sừng sững: hàng ngàn bông hoa, hàng ngàn búp nõn, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng; Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống→ Miêu tả nổi bật của hình ảnh cây hoa gạo vào mùa xuân *Tưởng tượng, so sánh: cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim; cây gạo như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, Chào mào, sáo sậu, sáo đen gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau . → Giúp người đọc hình dung rõ nét vẻ đẹp rực rỡ và tràn đầy sức sóng của cây gạo vào mùa xuân*Nhận xét: vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá→ Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, với mùa xuân. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ( )đổ ra biển ngày đêm ( ), cá nước bơi hàng đàn đen trũi ( ) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất ( )So sánh đoạn văn bị lược và đoạn nguyên vănDòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tậnNhững chi tiết bị lược bỏ ảnh hưởng như thế nào đến đoạn văn?=>Các từ, ngữ bị lược bỏ đều là những hình ảnh so sánh liên tưởng thú vị. Không có những hình ảnh ấy, đoạn văn trở nên chung chung, khô khan, mất đi sự sinh động, không gợi được trí tưởng tượng cho người đọc.Câu hỏi: Để miêu tả được như trong những đoạn văn trên, người viết đã làm những công việc gì?BÀI VĂN MIÊU TẢQUAN SÁTTƯỞNG TƯỢNGSO SÁNHNHẬN XÉTLiên tưởng, tưởng tượng để miêu tả đối tượng về: + Âm thanh + Màu sắc + Đường nét + Tính chất, Chọn sự vật có nét tương đồng với sự vật được miêu tả. Sử dụng phương tiện so sánh: như, bằng, không hơn, chẳng kém, thua, là, THỬ LÀM NHÀ VĂNChuẩn bị: - Học sinh quan sát hình ảnh- Quan sát, lựa chọn hình ảnh- Tưởng tượng, so sánh, nhận xét các hình ảnh- Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả đối tượng mà mình đã quan sát.Chúc các em một mùa xuân an lành, hạnh phúc!Chúc các em một mùa xuân an lành, hạnh phúc!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_6_tuan_20_van_ban_buoi_hoc_cuoi_cung_t.ppt