Bài tập củng cố kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng

Bài tập củng cố kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng

Câu 7: Sự ra đời của Thánh Gióng có đặc điểm gì khác thường?

• A. Bà mẹ ướm chân vào vết chân to

• B. Ba năm không biết nói, biết cười

• C. Thụ thai 12 tháng

• D. Tất cả ý trên

 

docx 17 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập củng cố kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNH GIÓNG
Câu 1: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Đời Hùng Vương thứ sáu
B. Đời Hùng Vương thứ tám
C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám
Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
B. Dùng tay không.
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 3: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 4: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
C. Bố Cái Đại Vương
D. Phù Đổng Thiên Vương
Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?
A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
B. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
C. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.
D. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con.
Câu 6: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Cổ tích
B. Thần thoại
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 7: Sự ra đời của Thánh Gióng có đặc điểm gì khác thường?
A. Bà mẹ ướm chân vào vết chân to
B. Ba năm không biết nói, biết cười
C. Thụ thai 12 tháng
D. Tất cả ý trên
Câu 8: Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé có sự thay đổi lớn lao như thế nào?
A. Biết nói
B. Ra trận đánh giặc
C. Lớn nhanh như thổi
D. Ăn mấy không no
Câu 9: Hoàn thành câu sau: Bà con vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì...
A. Mong chú chóng lớn
B. Thương bố mẹ chú nghèo
C. Mong chú biết nói
D. Ai cũng mong chú giết giặc cứu nước
Câu 10: Ngày hội toàn dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên rèn luyện thân thể được gọi là gì?
A. Hội Gióng
B. Hội khỏe Phù Đổng
C. Hội thao Thánh Gióng
D. Hội làng Gióng
Câu 11: Truyền thuyết Thánh Gióng không có sự thật lịch sử nào dưới đây?
A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta
Câu 12: Nhân dân đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng truyện Thánh Gióng có thật qua những dấu vết nào?
A. Tre đằng ngà
B. Làng Cháy
C. Những ao hồ liên tiếp
D. Tất cả ý trên
Câu 13: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
Câu 14: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng?
A. Là nhân vật vừa được xây dựng dựa trên thực tế anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử, vừa từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Là nhân vật hoàn toàn không có thực, do nhân dân tưởng tượng ra.
C. Là nhân vật dược xây dựng từ hình ảnh những anh hùng có thật thời xưa.
D. Là một cậu bé kì lạ mà chỉ có ở thời xa xưa.
Câu 15: Chọn câu mô tả đúng về chiến công đánh giặc của Thánh Gióng:
A. Chú bé vùng dậy vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong.
B. Tráng sĩ phi ngựa đến thẳng chân núi Trâu.
C. Tráng sĩ đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
D. Tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc.
Câu 16: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
Câu 17: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 18: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 20: Hành động Thánh Gióng cởi bỏ giáp sắt lại, rồi cả người cả ngựa bay về trời thể hiện điều gì?
A. Không màng danh lợi
B. Hi sinh đẹp đẽ
C. Về cõi bất tử
D. Hoàn thành nhiệm vụ
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động ) mà từ biểu thị.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
A. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc phức tạp hơn DT.
B. Cụm DT là tôr hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trước, phần trung tâm.
C. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm, phần sau.
D. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 3: Thế nào là danh từ?
A. Là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự vật.
B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái.
C. Là những từ chỉ người, vật, khái niệm 
Câu 4: Tính từ là gì?
A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật.
B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm 
C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng.
Câu 5: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 6: Vế A trong phép so sánh là:
A. Sự vật được so sánh
B. Sự vật dùng để so sánh
C. Phương tiện so sánh
D. Không có ý nào đúng cả
Câu 7: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. Một kiểu
B. Hai kiểu
C. Ba kiểu
D. Bốn kiểu
Câu 8: Câu “Hai vợ chồng mừng lắm” có:
A. Một cụm danh từ, một cụm tính từ
B. Một cụm tính từ, một cụm động từ
C. Một cụm danh từ, một cụm động từ
Câu 19: Vị ngữ trong câu “Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:
A. Động từ
B. Cụm động từ
C. Cụm danh từ
D. Cụm tính từ
Câu 10: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Cỏ già rung tai.
C. Kiến hành quân đầy đường.
D. Bố em đi cày về.
Câu 11: Hai câu thơ:
Ngôi nhà như nhỏ lại
Lớn lên với trời xanh
Là loại so sánh nào?
A. Người với người
B. Vật với vật
C. Vật với người
D. Cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 12: Câu thơ “Cây lá hả hê” dùng kiểu nhân hóa nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
D. Không dùng kiểu nào
Câu 13: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
A. Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
C. Tôi giơ tay tôi ôm nước vào lòng.
D. Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Câu 14: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
A. Chỉ có một mình.
B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
C. Mồ côi không ai nương tựa.
D. Chịu đựng vất vả một mình.
Câu 15: Nghĩa của từ “phàm trần” được giải thích theo cách nào? (Phàm trần: cõi trần tục, cõi đời trên thế gian)
A. Đưa ra từ đồng nghĩa.
B. Đưa ra từ trái nghĩa.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Miêu tả hành động mà từ biểu thị.
Câu 16: “Cầu hôn” là xin được lấy làm vợ. Đó là sự giải thích bằng cách:
A. dùng từ trái nghĩa.
B. trình bày khái niệm mà từ biểu hiện.
C. dùng từ đồng nghĩa.
D. dùng từ gần nghĩa.
Câu 17: “Phúc đức” là hiền lành, tốt bụng. Đây là sự giải thích bằng cách:
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Miêu tả sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 18: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có bao nhiêu từ đơn?
A. Một từ
B. Ba từ
C. Năm từ
D. Sáu từ
Câu 19: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có mấy cụm động từ?
A. Một cụm
B. Hai cụm
C. Ba cụm
D. Bốn cụm
Câu 20: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?
A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
D. Ngày hôm ấy, nó buồn.
SƠN TINH THỦY TINH
Câu 1: Theo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh kéo dài trong thời gian bao lâu?
A. Hai bên giao chiến suốt mười năm.
B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
C. Hai bên đánh nhau suốt một năm ròng.
D. Năm nào hai bên cũng đánh nhau.
Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng đã kén chồng cho Mị Nương bằng cách 
A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai thắng sẽ là người được cưới Mị Nương.
B. Ai dâng lên nhiều của ngon vật lạ hơn thì được cưới Mị Nương.
C. Ai chứng tỏ được lòng trung thực, sự chăm chỉ lao động thì được cưới Mị Nương.
D. Quy định thời gian đem lễ vật đến, ai đến trước được cưới Mị Nương.
Câu 3: Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bao gồm 
A. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương.
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Vua Hùng.
D. Sơn Tinh, Thũy Tinh, Vua Hùng.
Câu 4: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Sơn Tinh có tài gì?
A. Dời non lấp bể
B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái
C. Gọi gió, hô mưa
D. Biến hóa khôn lường
Câu 5: Khi không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh có thái độ như thế nào ?
A. Buồn rầu và chán nản.
B. Chấp nhận thất bại và rút lui.
C. Vô cùng tức giận, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
D. Vô cùng tức giận và buộc vua Hùng phải hủy bỏ hôn ước giữa Sơn Tinh và Mị Nương.
Câu 6: Chi tiết nào sau đây không miêu tả về công chúa Mị Nương?
A. Có nhiều phép thuật tinh thông, từng giúp nhân dân diệt trừ yêu ma.
B. Là con gái của Hùng Vương thứ mười tám, được vua cha hết mực yêu thương 
C. Là người đẹp như hoa.
D. Là người có tính nết rất hiền dịu.
Câu 7: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng đã chọn cách nào để kén chồng cho Mị Nương?
A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai đánh thắng đối thủ thì sẽ cưới Mị Nương.
B. Quy định ngày giờ đem lễ vật kì lạ đến, ai đến trước sẽ được cưới Mị Nương.
C. Ai dâng lên những thứ ngon vật lạ làm vua Hùng hài lòng thì cưới được Mị Nương.
D. Ai bắt được quả cầu vàng do Mị Nương tung xuống thì sẽ cưới nàng làm vợ.
Câu 8: Vua Hùng đã thách cưới Mị Nương bằng những lễ vật gì?
A. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng.
B. Chín ngà voi, chín cựa gà, chín ngựa hồng mao.
D. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
C. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
D. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Câu 9: Điều nào dưới đây trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về nhân vật Sơn Tinh?
A. Ở núi Tản Viên, có sức khỏe phi thường
B. Có nhiều phép lạ
C. Là Thần Núi
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 10: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh có tài gì?
A. Dời non lấp bể
B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái
C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về
D. Biến hóa khôn lường
Câu 11: Câu nào dưới đây không nói về công chúa Mị Nương?
A. Có nhiều phép thuật tinh thông, từng giúp nhân dân diệt trừ yêu ma.
B. Là con gái của Hùng Vương thứ mười tám, được vua cha hết mực yêu thương và muốn kén chồng xứng đáng cho nàng.
C. Là người đẹp như hoa.
D. Là người có tính nết rất hiền dịu.
Câu 12: Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
A. Thời đại Văn Lang – Âu Lạc
B. Thời đại Lí
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn
Câu 13: Chi tiết nào sau đây trong truyện Sơn Tỉnh, Thủy Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?
A. Hằng năm ở nước ta thường xuyên có những trận lũ lớn.
B. Sơn Tinh có tài dời non lấp biển.
C. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, làm nên lũ lụt.
D. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
Câu 14: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
A. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đã có mối oán thù từ trước.
C. Việc Hùng Vương kén rể.
D. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Câu 15: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?
A. Không thể chia đoạn
B. Hai đoạn
C. Ba đoạn
D. Bốn đoạn
Câu 16: Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?
A. Hùng Vương kén rể
B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không
Câu 17: Hãy sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
1. Hùng Vương thứ mười tám nêu ra yêu cầu về lễ vật.
2. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và cưới được vợ.
3. Vua Hùng tổ chức kén rể cho Mị Nương.
4. Sơn Tinh – Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
A. (1) - (2) - (3) - (4).
B. (1) - (3) - (2) - (4).
C. (3) - (1) - (2) - (4).
D. (1) - (3) - (4) - (2).
Câu 18: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Giải thích hiện tượng lũ lụt
B. Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
C. Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Yếu tố cơ bản nào tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
A. Những chi tiết hoang đường 
B. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo mang đậm màu sắc dân gian.
C. Các sự kiện hiện thực lịch sử.
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
Câu 20: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc nào?
A. Dựng nước
B. Giữ nước
C. Đấu tranh chống thiên tai
D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
Câu 21: Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?
A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ
C. Phê phán thói phá hại cuộc sống
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta
Câu 22: Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực lịch sử
B. Những chi tiết hoang đường
C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết 
Câu 23: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học.
C. Nhận thức và giải thích hiện thực không dựa trên cơ sở thực tế.
D. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.
Câu 24: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lý chủ yếu nào của nhân dân?
A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên
B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên
C. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi
D. Vừa sùng bài, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
Câu 25: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (trang 13)
Câu 1: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Mồ hôi mà chảy xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa
Câu 2: Từ “mặt” trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Trong câu thơ sau, từ “xuân” nào được dùng với nghĩa chuyển?
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
(Hồ Chí Minh)
A. Xuân (1)
B. Xuân (2)
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?
A. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn.
B. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến.
C. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê.
Câu 6; Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim
D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh
Câu 7: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa, sãi tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Kiến hành quân đầy đường
D. Bố em đi cày về
Câu 9: Cách giải nghĩa nào của từ “núi” dưới đây là đúng?
A. Chỗ đát nhô cao.
B. Ngược với sông.
C. Phần đất, đá nổi cao trên mặt đất (thường cao từ 200m trở lên).
D. Còn gọi là sơn, non.
Câu 10: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân li
B. Người cha mái tóc bạc
C. Ngày Huế đổ máu
D. Mồ hôi mà đổ xuống đồn
Câu 11: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 12: Em điền từ gì vào câu “Mai em sẽ đi viện bảo tàng quân đội?”
A. thăm quan
B. tham quan
C. du lịch
Câu 13: Từ nào kết hợp được với “như lim”?
A. Đỏ
B. Đen
C. Nâu
D. Chắc
Câu 14: Để miêu tả cảnh mùa thu, câu văn nào dưới đây không phù hợp?
A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.
B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.
C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.
D. Vầng trăng tròn sáng như gương.
ĐỀ SỐ 1
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
	(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam 
Câu 1(4.0 điểm): 
	a. Cho biết trong hai câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? 
(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. 
(2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. 
b. Chỉ ra các láy có trong đoạn văn trên.
Câu 2 (4.0 điểm):
	a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
	b. Đặt câu với từ “chảy” được hiểu theo nghĩa gốc.
Câu 3(2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_cung_co_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_6_bai_6_chuyen_ke.docx