Bài tập theo kiến thức của bài 36: Động vật

Bài tập theo kiến thức của bài 36: Động vật

Câu 8: Động vật không xương sống gồm các ngành

A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, lớp chim

B. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, chân khớp

C. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, lớp thú, chân khớp

D. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, bò sát

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2710
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập theo kiến thức của bài 36: Động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập theo kiến thức của bài 36: Động vật (KNTTVCS)
Câu 1: Hầu hết Động vật là những cơ thể
Sinh vật đa bào nhân thực, tự dưỡng, tế bào không có thành tế bào, hầu hết di chuyển
Sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào, hầu hết di chuyển
Sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào, hầu hết không di chuyển
Sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào có thành tế bào, hầu hết di chuyển
Câu 2: Cho đến nay, số loài động vật được phát hiện là bao nhiêu loài?
A. 1,5 triệu B. 1,2 triệu C. 400.000 D. 1 triệu
Câu 3 : Động vật có ở đâu ? 
Dưới nước B. trên cạn C. Trong đất, cơ thể sinh vật khác D. Cả A, B, C
Câu 4: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Có xương sống. B. Hình thái đa dạng.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 5. Giới động vật được chia thành mấy nhóm?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5.5. Động vật không xương sống chia làm mấy ngành?
A. 2. B. 5 C. 3 D. 6
Câu 6. Giới động vật (cả xương sống và không xương sống) được chia thành mấy ngành?
A. 2. B. 5 C. 11 D. 10
Câu 7: Có khoảng bao nhiêu phần trăm động vật không xương sống?
A. 20% B. 95% C. 50% D. 80%
Câu 8: Động vật không xương sống gồm các ngành
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, lớp chim
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, chân khớp
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, lớp thú, chân khớp
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, bò sát
Câu 9. Đâu là động vật không xương sống sống ở nước ngọt?
A. Thủy tức. B. Sứa. C. Mực. D. Hải quỳ.
Câu 10: Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây?
A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô. B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ.
C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa. D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành ruột khoang?
Đối xứng hai bên	C. đối xứng lưng – bụng
Đối xứng tỏa tròn	D. đối xứng trước – sau.
Câu 12: Thủy tức có hình dạng là
A. Hình trụ dài. B. Hình cầu.
C. Hình đĩa. D. Hình vuông.
Câu 13: Đại diện ruột khoang nào dưới đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?
A. Hải quỳ. 	B. San hô.	C. Sứa.	D. Thủy tức.
Câu 14: Môi trường sống của đa số ruột khoang là
A. ở biển B. trên cạn C. nước ngọt D. trong đất
Câu 15: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?
A. Đối xứng lưng – bụng B. Đối xứng tỏa tròn
C. Đối xứng hai bên D. Đối xứng hình sao
Câu 16: Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Cộng sinh
Câu 17: Trong các loài ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?
A. Sứa B. San hô C. Thủy tức D. Hải quỳ
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các ngành giun?
A. Cơ thể dài B. Đối xứng hai bên
C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể D. Phân biệt đầu, thân
Câu 19: Giun dẹp có các đặc điểm là
A. cơ thể dẹp và mềm, đối xứng hai bên
B. cơ thể hình ống, thuôn dài hai đầu và không phân đốt
C. cơ thể dài, phân đốt
D. cơ thể có các đôi chi bên
Câu 20: Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?
A. cơ thể dài, phân đốt B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt
C. cơ thể dẹp và mềm D. cơ thể có các đôi chi bên
Câu 21: Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?
A. Dạ dày B. Ruột già C. Ruột non D. Ruột thừa
 Câu 22 : Cơ thể giun đũa có dạng
A. hình ống B. hình thoi C. hình bầu dục D. hình dẹp 
Câu 23: Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?
A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt
B. cơ thể dẹp và mềm
C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt
D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên
Câu 24: Hãy nối tên ngành Giun với tên đại diện ngành Giun cho phù hợp.
Các ngành Giun
Trả lời
Đại diện ngành Giun
1. Giun dẹp
A. Con rươi
2. Giun tròn
B. Sán lá gan
3. Giun đốt
C. Giun kim
Câu 25: Vì sao mưa nhiều trên đất lại có nhiều giun đất?
Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Câu 26. Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng mang?
A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Cá. D. Chim.
Câu 27: Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?
A. Bò sát B. Lưỡng cư C. Cá D. Chim
Câu 28: Động vật thuộc lớp lưỡng cư có đặc điểm nào sau đây?
A. Da khô, phủ vảy sừng.
B. Da trần,da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể.
D. Cơ thể có lông mao bao phủ.
Câu 28.1: Động vật thuộc lớp cá có đặc điểm nào sau đây?
A. Da khô, phủ vảy sừng.
B. Da trần,da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể.
D. Cơ thể có lông mao bao phủ.
Câu 28.2: Động vật thuộc lớp bò sát có đặc điểm nào sau đây?
A. Da khô, phủ vảy sừng.
B. Da trần,da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể.
D. Cơ thể có lông mao bao phủ.
Câu 28.3: Động vật thuộc lớp thú có đặc điểm nào sau đây?
A. Da khô, phủ vảy sừng.
B. Da trần,da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể.
D. Cơ thể có lông mao bao phủ.
Câu 29.Đại diện nào dưới đây thuộc nhóm Lưỡng cư không chân?
A.Ếch giun. B. Ếch đồng.
C. Cóc nhà. D. Cá cóc bụng hoa. 
Câu 30. Các đặc điểm: Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi và đẻ trứng là những đặc điểm của các động vật thuộc lớp:
A. Lớp Lưỡng cư.	 B. Lớp Bò sát. 	C. Lớp Chim. 	D. Lớp Thú.
Câu 31: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
Cá cóc bụng hoa	B. Cá ngựa	C. Cá sấu	D. Cá heo.
Câu 31.1: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp lưỡng cư?
Cá cóc bụng hoa	B. Cá ngựa	C. Cá sấu	D. Cá heo.
Câu 31.2: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp cá?
Cá cóc bụng hoa	B. Cá ngựa	C. Cá sấu	D. Cá heo.
Câu 31.3: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?
Cá cóc bụng hoa	B. Cá ngựa	C. Cá sấu	D. Cá heo.
Câu 32: Chim có những vai trò nào dưới đây?
(1) Thụ Phấn cho hoa, phát tán hạt
(2) Làm thực phẩm, cho trứng
(3) Nuôi làm cảnh
(4) Có giá trị xuất khẩu
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4) 
Câu 33: Loại chim nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?
A. Gà. B. Công. C. Cắt. D. Đà điểu.
Câu 34: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?
Chim bồ câu	B. Chim cánh cụt	C. Gà	D. Vịt
Câu 35 Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì
A. có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.
B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt có khớp động.
C. có bộ xương bằng chất xương, có long mao bao phủ.
D. Có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác.
Câu 36: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?
A. Cá cóc bụng hoa. B. Cá ngựa. C. Cá sấu. D. Cá heo.
Câu 37. Cá voi được xếp vào lớp thú là vì chúng
A. Sống dưới nước, hô hấp bằng mang. 	B. Da luôn ẩm ướt, thở bằng phổi
C. Có lông mao bao phủ, đẻ trứng. 	D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 38 : Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây
A. Thú B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát
 Câu 39 : Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây?
(1) Phân bố ở nước ngọt (2) Cơ thể mềm, không phân đốt
(3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài (4) Có khả năng di chuyển rất nhanh
A. (1), (2) B. (1), (3) C. (3), (4) D. (2), (3)
Câu 40: Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng?
A. Bạch tuộc B. Ốc bươu vàng C. Mực D. Con sò
Câu 41: Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?
A.Có thân mềm B. Sống ở biển
C. Có mai cứng ở lưng D. Có giá trị thực phẩm
Câu 42 : Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây?
A, Sống ở biển B. Có hai mảnh vỏ
C. Có giá trị thực phẩm D. Có thân mềm
Câu 43 : Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?
A. Di chuyển nhanh B. Cơ thể phân đốt
C. Có giá trị thực phẩm D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể
Câu 44 : Đại diện thân mềm nào dưới đây sống trên cạn?
A. Nghêu B. Bạch tuộc C. Sò D. Ốc sên
Câu 45 : Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao?
A. Mực B. Ốc C. Ốc sên D. Trai sông
Câu 46 : Những đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành chân khớp?
(1) Có bộ xương ngoài bằng chất kitin
(2) Cơ thể mềm, hình dạng khác nhau
(3) Các chân phân đốt, có khớp động
(4) Không có khả năng di chuyển
A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (3) D. (2), (4)
Câu 47: Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành chân khớp?
Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa. C. Cua, bạch tuộc, châu chấu, sứa.
Nhện, tôm, sò huyết, mực. D. Tôm, mực, cua cá.
Câu 48: Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì cả hai đều
A. sống ở dưới nước, có khả năng di chuyển nhanh
B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động
C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm
D. là các động vậ không xương sống, sống ở nước
Câu 49: Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin B. Các chân phân đốt, có khớp động
C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn D. Có hai đôi cánh
Câu 50: Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?
A. Ong mật B. Ve sầu C. Bọ ngựa D. Châu chấu
Câu 51: Động vật chân khớp nào dưới đây là vật lây truyền bệnh nguy hiểm cho con người?
A. Mọt ẩm B. Ve sầu C. Muỗi D. Tôm
Câu 52: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?
Có giá trị thực phẩm	C. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể
Có cơ thể mềm, không phân đốt	D. Di chuyển được
Câu 53: Sinh vật nào sau đây sống trong đất?
Gà	B. Giun đất	C. Trùng roi	D. Cá
Câu 54: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Ong mật. B. Bướm. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp.
Câu 55: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 56: Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?
A. Ruồi nhà B. Ve bò C. Châu chấu D. Cua
Câu 57: Loài cá nào dưới đây có thể gây ngộ độc chết người?
A. Cá đuối B. Cá rô phi C. Cá nóc D . Lươn
Câu 58: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là
A. Nước ta có địa hình phức tạp. C. nước ta có diện tích rộng.
B. Nước ta có nhiều sông hồ. D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.
Câu 59: Loài động vật nào sau đây gây hại cho vật nuôi?
 A.Rận B. Bọ xít . C.Ốc sên D.Ốc bươu vàng
Câu 60: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho người?
 A.Cản trở giao thông đường thủy B.Gây ngứa cho người
 C.Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi D.Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi
Câu 61: Loài động vật nào sau đây gây hại nhiều cho cây trồng?
 A.Muỗi. B.Ruồi . C.Rận D.Ốc bươu vàng
Câu 62:Loài động vật có tuyến độc gây hại cho sức khỏe con người?
 A.Cua đồng B.Bọ ngựa C.Bọ cạp D.Nhặng xanh
Câu 63: Loài lưỡng cư nào dưới đây có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc? 
A. Cóc nhà B. Nhái C. Ếch giun D. Ếch đồng
Câu 64 : Động vật nào dưới đây kí sinh trên da người?
A. Nhện B. Ve bò C. Ve sầu D. Cái ghẻ
Câu 65: Nhóm động vật không xương sống gây hại cho cây trồng là :
A. Ốc sên, rắn, chuột B. Chuột, bươm bướm, ong C. Ốc sên, nhện đỏ, sâu hại
Câu 66. Gấu Bắc Cực là đặc trưng của sinh cảnh nào?
A. Sa mạc.	B. Đài nguyên.	
C. Hoang mạc.	D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 67: Nhóm các loài chim có ích là?
A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh
C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công
Câu 68: Loài chân khớp nào sau đây có khả năng bay điệu nghệ nhất?
A. Ong B. Chuồn chuồn C. Ve D. Ruồi
Câu 69: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ mấy quả trứng?
A. 10 B. 6 C. 5 D. 2
Chưa soạn lại
Câu 11. Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?
A. Giun quế. 	B. Giun đất. 	C. Giun kim. 	D. Rươi.
Câu 12. Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao?
A. Mực. 	B. Ốc ruộng. 	C. Ốc sên. 	D. Trai sông.
Câu 13. San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
 A. Ruột khoang. 	B. Thân mềm. 
 C. Chân khớp. 	D. Các ngành Giun.
Câu 14. Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?
 A. Cá mập. 	B. Cá đuối. 
 C. Cá voi. 	D. Cá nhám.
Câu 15. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm. B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm ruột khoang. D. Nhóm giun.
Câu 16. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?
A. Ruồi. 	B. Ve bò. 
C. Nhện. 	D. Châu chấu.
11
12
13
14
15
16
C
A
A
A
B
D

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_theo_kien_thuc_cua_bai_36_dong_vat.docx