Bài tập trắc nghiệm cuối môn Ngữ văn Lớp 6

Bài tập trắc nghiệm cuối môn Ngữ văn Lớp 6

Câu 15: Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

 A. Cốt truyện.

 B. Sự việc. C. Nhân vật người kể chuyện.

 D. Lời kể.

Câu 16: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có kĩ năng nào?

 A. Quan sát nhìn nhận.

 B. Liên tưởng, tưởng tượng. C. Nhận xét, đánh giá.

 D. Xây dựng cốt truyện.

Câu 17: Văn bản “ Cây tre Việt Nam’’ của tác giả Thép Mới kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả và thuyết minh C. Biểu cảm và thuyết minh

B. Miêu tả, biểu cảm và tự sự D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận

Câu 18: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Tả cảnh sông nước C. Tả cảnh sông nước miền Trung

B. Tả cảnh quan vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc D. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người

Câu 19: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa:

A. Cây dừa sải tay bơi C. Kiến hành quân đầy đường

B. Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con D. Bố em đi cày về

 

doc 19 trang tuelam477 5911
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm cuối môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CUỐI NĂM
Câu 1: Trong số các nhân vật có trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, ai là nhân vật chính?
A. Người anh B. Người em C. Người mẹ	D. Chú Tiến Lê
Câu 2: Yếu tố nào thường không có trong thể kí?
A. Cốt truyện B. Nhân vật, người kể chuyện C. Sự việc	D. Lời kể
Câu 3: Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau, càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” câu văn mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ	B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ C. Thiếu vị ngữ	D. Sai về nghĩa
Câu 4: Câu “Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam” thuộc câu trần thuật đơn nào?
A. Câu miêu tả	B. Câu đánh giá C. Câu định nghĩa	D. Câu giới thiệu
Câu 5: Trong câu: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có sử dụng phép tu từ nào?
A. Hoán dụ	B. Ẩn dụ C. So sánh	 D. Nhân hóa
Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Trên nền trời, một vì sao vụt tắt. C. Trong hang tối, vọng ra tiếng ai đó.
B. Một lúc sau, nhô lên hai cái đầu. D. Từ trong bụi cây, một con chim bay ra.
Câu 7: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đơn, người gửi C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng
B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì. D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lý do gửi.
Câu 8: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả cảnh mùa thu?
A. Hoa cúc nở trong vườn	 C. Mưa phùn bay lất phất
B. Trời xanh, mây trắng	 D. Hương cốm thoảng qua
Câu 9: Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?
A.Bảo vệ môi trường thiên nhiên. C.Phát triển dân số.
B.Bảo vệ di sản văn hóa. D.Chống chiến tranh. 
Câu 10:Nhận xét sau phù hợp với văn bản nào em đã học ?
 “ Đọc bài văn ta không chỉ thấy được vẻ đẹp tươi sáng, diễm lệ, nên thơ của một vùng trời đất mến yêu của tổ quốc mà còn cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt vừa tấp nập vừa yên bình của con người nơi đây.”
 A.Sông nước Cà Mau.
 B.Vượt thác.
 C.Cây tre Việt Nam.
 D. Cô Tô.
Câu 11: Câu “Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng tôi.” mắc lỗi gì? 
A. Thiếu chủ ngữ. C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. B. Thiếu vị ngữ. D. Sai về nghĩa.
Câu 12: Trong những câu sau câu nào là câu miêu tả?
A.Từ sau lũy tre làng, mặt trời từ từ nhô lên. C. Ngoài vườn, bướm bay rập rờn.
B.Trong nhà có khách. D.Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò. Câu 13: Trong những câu sau, câu nào là câu có nhiều vị ngữ?
 A.Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
 B. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.
 C. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. 
 D. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
Câu 14: Câu nào dưới đây không phải câu trần thuật đơn có từ “là” ?
 A. Vua nhớ công ơn tráng sĩ phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại quê nhà.
B. Tôi quen gọi em gái mình là Mèo.
C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
D. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng.
Câu 15: Yếu tố nào thường không có trong thể kí?
 A. Cốt truyện.
 B. Sự việc.
 C. Nhân vật người kể chuyện.
 D. Lời kể.
Câu 16: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có kĩ năng nào?
 A. Quan sát nhìn nhận.
 B. Liên tưởng, tưởng tượng.
 C. Nhận xét, đánh giá.
 D. Xây dựng cốt truyện.
Câu 17: Văn bản “ Cây tre Việt Nam’’ của tác giả Thép Mới kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 
A. Miêu tả và thuyết minh 
C. Biểu cảm và thuyết minh
B. Miêu tả, biểu cảm và tự sự
D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận
Câu 18: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Tả cảnh sông nước
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
B. Tả cảnh quan vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc
D. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người
Câu 19: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa:
A. Cây dừa sải tay bơi
C. Kiến hành quân đầy đường
B. Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con
D. Bố em đi cày về
Câu 20: Chủ ngữ trong câu “Lan là học sinh giỏi lớp 6A.” có những đặc điểm gì? 
A. Trả lời cho câu hỏi: Ai?
C. Có cấu tạo là một danh từ
B. Trả lời cho câu hỏi :Là gì?
D. Có cấu tạo là một cụm danh từ
Câu 21 : Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” không có những đặc sắc trong nghệ thuật gì?
A. Nghệ thuật miêu tả
C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
B. Nghệ thuât kể chuyện
D. Nghệ thuật tả người
Câu 22: Nhóm từ nào sau đây là các phó từ chỉ sự cầu khiến?
A. Rất ,hơi,khí, khá, cực kì, vô cùng, quá, lắm
C. Hãy, đừng, chớ, đi, nào
B. Không, chưa, chẳng, cũng, cùng, lại, vẫn, cứ, còn, đều
D. Xong, rồi, được, mất, ra,vào, lên, xuống
Câu 23:Yêu cầu nào phù hợp với một bài văn nói?
A. Văn bản ngắn gọn, súc tích
C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu
B. Ý tứ rõ ràng, mạch lạc
D. Lời lẽ bóng bẩy, đưa đẩy
Câu 24 : Khi viết một đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
 A. Hiền hậu và dịu dàng
C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm
B. Vầng trán có vài nếp nhăn
D. Đoan trang và rất thân thương
Câu 25: Trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả như thế nào? 
A. Êm ả, bình lặng
B.Hối hả, vội vã
C.Khẩn trương, thanh bình
D.Hân hoan, vui vẻ
 Câu 26: Trong bài “ Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của cây tre?
 A. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai. C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
 B. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất. D. Vẻ đẹp thướt tha, dịu dàng.
Câu 27: Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa ?
A.Dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật, sự việc, nhân vật được miêu tả.
B.Lấy tên sự vật, hiện tượng này để nhằm chỉ sự vật, hiện tượng kia.
C.Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
D.Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn thể.
Câu 28: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
B. Miền Nam đi trước về sau. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác
Câu 29: Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
A.Tôi đi học, còn bé em đi nhà trẻ. C. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
B.Chim én về theo mùa gặt. D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Câu 30: Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
 A. Trạng ngữ và bổ ngữ. C. Trạng ngữ và chủ ngữ.
 B. Trạng ngữ và vị ngữ. D. Chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 31: Phần thân bài của bài văn miêu tả ngưởi cần phải nêu được nội dung nào?
Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, của người được tả.
Giới thiệu người được tả.
Giới thiệu người được tả và nêu nhận xét. 
Câu 32: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi. C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì. D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi. 
Câu 33: Cho đoạn văn: “ Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là nó trở về sự bình dị hàng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ lên vai lên lưng, nghĩa là tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm quanh giếng.”
 Đoạn văn trên thuộc văn bản nào dưới đây?
A. Cô Tô B. Cây tre Việt Nam. 
C. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử D. Lao xao.
A. 
B.
C.
D.
 Câu 34: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã phê phán gay gắt những hàng động và thái độ gì của người da trắng thời đó?
A. Tàn sát những người da đỏ 
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ
C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống 
D. Xâm lược các dân tộc khác.
Câu 35:Trong bài “ Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của cây tre?
A. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai. 
B. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
C. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất. 
D. Cây tre đem lại màu xanh cho làng quê đất nước Việt Nam.
Câu 36:Câu văn: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.” ( Thép Mới) là câu trần thuật đơn dùng để:
A. Giới thiệu người, vật C. Nêu một ý kiến.
B. Miêu tả đặc điểm của người, vật. 
 D. Kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc.
 Câu 37:Hãy phát hiện lỗi cho câu sau:
 Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng tôi.
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 
C. Thiếu vị ngữ D. Sai về nghĩa.
Câu 38: Trong những câu văn sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Từ trong màn sương sớm, xuất hiện hai bóng người. 
B. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. 
C. Trên bầu trời, vụt tắt một vì sao
D. Trên thinh không, bay ngang qua từng đàn chim lớn.
Câu 39:Dấu phẩy trong câu “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” nhằm đánh dấu ranh giới nào?
A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó 
C. Giữa một bộ phận của câu với phần chú thích của nó .
B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau . 
 D. Giữa hai vế của một câu ghép.
Câu 40: Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
A. Nêu nhận xét đánh giá. B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
C. Trình bày diễn biến sự việc. D. Tái hiện sự vật, hiện tượng con người. 
Câu 41:Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí?
A. Cây tre Việt Nam
B. Bức tranh của em gái tôi
C. Cô Tô
D. Lòng yêu nước
 Câu 42: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ?
 A. Mặt trời mọc ở đằng đông. 
 B. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim.
 C. Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 D. Thấy anh như thấy mặt trời
 Chói chang khó ngó trao lời khó trao.
Câu 43:Chi tiết nào giúp em nhận ra đây là cảnh hoàng hôn trên biển?
 A. Không gian bao la ngập trong bóng chiều.
 B. Mặt trời đỏ ối khuất dần về phía chân trời.
 C. Những rặng núi mờ xa nhạt nhòa trong sương khói.
 D. Sóng gợn nhấp nhô trải dài vô tận trong ánh chiều.
Câu 44: Trong câu văn sau “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết”. Vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
 A. Động từ. B. Cụm động từ. C. Tính từ. D. Cụm tính từ.
A. 
B.
C.
D.
 Câu 45:Trong bài “Cây tre Việt Nam” tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của tre?
 A. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai.	 B. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất. 
 C. Vẻ đẹp dịu dàng,mềm mại, uyển chuyển.	 D. Vẻ đẹp gắn bó thủy chung với con người.
Câu 46: Trong các câu văn sau câu nào là câu tồn tại?
 A. Một cánh chim bay ngang trời.	 B. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
 C. Một cơn mưa đang ùn ùn kéo đến.	 D. Hè đến, đỏ rực một góc trời hoa phượng.
Câu 47: Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?
 A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường.	B. Bảo vệ di sản văn hóa.
 C. Phát triển dân số.	D. Chống chiến tranh.
Câu 48:Trường hợp nào sau đây phải viết đơn?
 A. Em muốn được tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa huyện.
 B. Em muốn kể cho mẹ nghe một câu chuyện thú vị ở lớp.
 C. Em bị ốm không đến lớp được, muốn xin cô giáo cho nghỉ học.
 D. Em thay mặt nhóm báo cáo nội dung thảo luận nhóm với cô giáo.
Câu 49: Trong các văn bản sau, đâu là văn bản nhật dụng ?
 A - Cô Tô. C - Bức tranh của em gái tôi.
 B - Vượt thác. D - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
A. 
B.
C.
D.
 Câu 50: Vẻ đẹp của Bác trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Tư thế của Người. 
B - Cử chỉ, hành động, lời nói của Người. 
C - Tình yêu thương bao la, rộng lớn của Người. 
 D - Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai, bất khuất.
Câu 51: “Văn bản đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động bình dị mà dũng mãnh, dám chinh phục thiên nhiên”. Nhận xét trên là của văn bản nào? 
 A Sông nước Cà Mau. B Vượt thác. C Bài học đường đời đầu tiên D Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 52: Câu văn:“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau, càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” mắc lỗi gì? 
A - Thiếu chủ ngữ B - Thiếu vị ngữ. C - Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D - Thiếu trạng ngữ.
 Câu 53: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
 A - Sản suất. B - Sản vật. C - Sản nượng. D - Sản phẩm.
 Câu 54: Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?
	A. Người cha mái tóc bạc	C. Ngày mai đi đánh giặc
	B. Bác vẫn ngồi đinh ninh	D. Chú cứ việc ngủ ngon	
Câu 55: Văn bản “Động Phong Nha” là văn bản nhật dụng được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả	B. Miêu tả và thuyết minh 	C. Biểu cảm	D. Tự sự	
 Câu 56: Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
 A - Tái hiện sự vật, hiện tượng con người B - Bày tỏ tình cảm, cảm xúc .
 C - Trình bày diễn biến sự việc. D - Nêu nhận xét, đánh giá. 
Câu 57: Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc thể loại truyện nào mà em đã học ?
A. Truyền thuyết.	 B. Cổ tích.	 C. Truyện cười. D. Ngụ ngôn.
Câu 58: Trong truyện “Em bé thông minh” những nhân vật nào đã tham gia thử tài em bé ?
A. Người cha. B. Viên quan. C. Nhà Vua. D. Sứ giả nước ngoài.
Câu 59: “ Văn bản đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động bình dị mà dũng mãnh dám chinh phục thiên nhiên”. Nhận xét trên là nhận xét về văn bản nào?
 A. Bức tranh của em gái tôi. C. Vượt thác.
 B. Bài học đường đời đầu tiên. D. Sông nước Cà Mau.
Câu 60: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.” ?
A. So sánh.	B. Nhân hoá.	 C. Ẩn dụ.	 D. Hoán dụ.
Câu 61: Câu văn:“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào sau đây?
A. Câu định nghĩa. C. Câu miêu tả.
B. Câu giới thiệu. D. Câu đánh giá.
Câu 62: Trong những câu văn sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Chúng tôi tụ hội ở góc sân.	
B. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.	
C. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.	
 D. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Câu 63: Nếu viết “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật. ”, câu văn sẽ mắc lỗi nào ?
A. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.	 C. Thiếu chủ ngữ.	
B. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ. 	 D. Thiếu vị ngữ.
Câu 64 : Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ?
A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.
B. Em bị ốm không đến lớp học được.
C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.
Câu 65: Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người.
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
C. Trình bày diễn biến sự việc.
D. Nêu nhận xét đánh giá.
Câu 66:. Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được viết vào năm nào?
A. 1948
B. 1949
C. 1950
D. 1951
Câu 67:. Câu văn “Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại” có mấy vị ngữ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 68:. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ “là”?
A.Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
B. Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.
C. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Câu 69:. Trong những câu sau, trường hợp nào sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
B. Miền Nam đi trước về sau.
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
D. Miền Nam luôn trong trái tim Bác.
Câu 70: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ?
A. Hương là một bạn gái chăm ngoan.
B. Bà tôi đã già rồi.
C. Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
D. Mùa xuân mong ước đã đến.
Câu 71:Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật?
A. Bông hoa này đẹp quá!
B. Lan làm xong bài tập chưa?
C. Hôm nay, Lan đến trường lúc 7h.
D. Lan giúp mình làm bài tập này với!
Câu 72:. Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
B.Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
C. Trên trời, vụt tắt một vì sao.
D.Trước nhà, xanh mát những hàng cây.
Câu 73: Bài văn “ Cô Tô” là phần nào của bài ký “ Cô Tô” – Nguyễn Tuân
A. Phần đầu	C. Phần cuối
B. Phần giữa	D. Phần đầu và phần giữa
Câu 74: Văn bản “ Cây tre Việt Nam” của Thép Mới phản ánh nội dung gì ? . 
A. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
B. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu 
C. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
D. Bài “ Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giầu cảm xúc và nhịp điệu.
Câu 75:Trong các ví dụ sau, ví dụ nào tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. 
A.	 Áo nâu liền với áo xanh
	Nông thôn cùng với thị thành đứng lên 
(Tố Hữu) 
B. 	 Một cây làm chẳng nên non
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao) 
C. 	Người Cha mái tóc bạc 
	Đốt lửa cho anh nằm 
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) 
D. 	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương) 
Câu 76: Câu văn sau đây có mấy vị ngữ
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập 
(Đoàn Giỏi)
A. Một	C. Ba
B. Hai	D. Bốn
Câu 77: Dấu phẩy trong câu: 
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” nhằm đánh dấu ranh giới nào? 
A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó
B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau 
C. Giữa một bộ phận của câu với phần chú thích của nó . 
D. Giữa hai vế của một câu ghép . 
Câu78 :Qua văn bản “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” cho thấy bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội . 
A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ 
C. Thiếu vị ngữ
D. Sai về nghĩa 
Câu 6: Có nhận xét sau: Truyện bao giờ cũng có cốt truyện, có các sự việc được trình bày thành chuỗi, có nhân vật. Kí thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật. Theo em nhận xét đó đúng hay sai” 
A. Đúng	B. Sai 
Câu 79: Mục đích của văn miêu tả là gì ? 
A. Tái hiện sự vật, hiện tượng con người 
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 
C. Trình bày diễn biến sự việc 
D. Nêu nhận xét đánh giá 
Câu 80: Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
 Sông nước Cà Mau. C. Vượt thác.
 Động Phong Nha. D. Lao xao.
Câu 81: Dòng nào nhận xét đúng về văn bản Lao xao của nhà văn Duy Khán?
A.Bài văn miêu tả hình ảnh một số loài chim bằng cái nhìn hồn nhiên của tuổi thơ.
B. Bài văn cho ta cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê đầy màu sắc văn hoá dân gian.
C. Đọc bài văn ta như nghe được tiếng rì rào của ngọn gió nồm trên ngàn dâu xanh.
D. Qua bài văn người đọc thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu mến thiên nhiên làng quê Việt Nam của nhà văn.
Câu 82: Câu văn “ Đàn chim ngói xinh đẹp đã lại quay về.” có mấy phó từ?
 Một. C. Ba.
B. Hai. D. Bốn.
Câu 83: Câu văn “ Con sông Hồng đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông; đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của bao tâm hồn bé nhỏ.” Đã sử dụng phép tu từ nào?
So sánh. C. Ẩn dụ.
B. Nhân hoá. D. Hoán dụ.
Câu 84: Trong các câu văn sau đây, câu nào không có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ?
 Ôi, con sông Đà! C. Biển của quê ta thật đẹp.
B. Vào mùa. D. Dòng sông thật hiền hoà vào những ngày mùa xuân.
Câu 85: Câu văn nào không phải là câu trần thuật đơn?
Bầu trời dần dần tươi sáng. C. Hoa quả nhiều lạ lùng.
B. Cả lớp bắt đầu học hát. D. Hoa nở rộ, chim hót líu lo, xuân đã về.
Câu 86: Câu văn “ Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.” là kiểu câu nào em đã học?
Câu định nghĩa. C. Câu miêu tả.
B. Câu giới thiệu. D. Câu đánh giá.
Câu 87: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
 Quốc hiệu,tiêu ngữ, tên đơn, tên người gửi. 
 B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì. 
 C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
 D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lý do gửi.
Câu 88: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là: 
A. Tả cảnh sông nước.
B. Tả người lao động.
C. Tả cảnh sông nước miền Trung.
D. Tả cảnh vùng cực Nam Tổ quốc.
Câu 89: Trong bài văn Cây tre Việt Nam, tác giả Thép Mới đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của tre?
A. Vẻ đẹp dẻo dai, vững chắc.
B. Vẻ đẹp thanh cao, giản dị.
C. Vẻ đẹp hiền hậu, dễ gần.
D. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
Câu 90: Câu “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” có phải là câu trần thuật đơn không ?
A. Có.
B. Không.
Câu 91: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?
A. Êm ả, bình lặng.
B. Hối hả, vội vã.
C. Khẩn trương, thanh bình.
D. Hân hoan, vui vẻ.
Câu 92: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?
A. Tàn sát những người da đỏ.
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.
C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
D. Xâm lược các dân tộc khác.
Câu 93: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi.
B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì.
C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi.
Câu 94: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Chim hót líu lo.
B. Trên bầu trời, vụt tắt một ngôi sao.
C. Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò. 
D. Những đóa hoa thi nhau khoe sắc.
Câu 95: Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả?
A. Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết.
B. Tả chi tiết đối tượng theo một trình tự nhất định.
C. Tả chi tiết đối tượng và nêu nhận xét.
D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ.
Câu 96: Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể kí?
A. Cây tre Việt Nam.
C. Cô Tô.
B. Bức tranh của em gái tôi.
D. Lòng yêu nước.
 Câu 97: Nhận xét sau là của văn bản nào?
 Bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng, văn bản đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
A. Lòng yêu nước.
C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
B. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
D. Động Phong Nha.
Câu 98: : Trong những câu sau, câu nào là câu miêu tả?
A. Ngoài vườn, chim hót líu lo.
B. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
C. Từ trong màn sương sớm xuất hiện hai bóng người.
D. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng.
Câu 99: : Câu “Tre là cánh tay của người nông dân” của Thép Mới, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
A. Danh từ.
C. Cụm động từ.
B. Cụm danh từ.
D. Cụm tính từ.
Câu 100: Trong những câu sau, câu nào thiếu thành phần câu?
A. Với kết quả đầu năm của Nam.
B. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết.
C. Khóm hồng trước nhà.
D. Học xong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.
Câu 101: Chọn đáp án đúng để hoàn thiện khái niệm sau?
 là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
A. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
B. So sánh.
D. Nhân hóa.
Câu 102: Muốn tả người cần:
A. Xác định đối tượng cần tả.
B. Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
C. Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
D. Xây dựng cốt truyện.
Câu 6: Để miêu tả hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi, em sẽ chọn chi tiết nào?
A. Gương mặt rạng rỡ.
C. Ánh mắt lo âu.
B. Nụ cười hiền dịu.
D. Lời nói ân cần, nhẹ nhàng, độ lượng.
Câu 6: Theo em, “đường vàng” trong câu thơ “Như con chim trích. Nhảy trên đường vàng...” trích trong bài: “Lượm” – Tố Hữu là con đường như thế nào?
A. Đường ngập nắng vàng.
B. Đường phơi rơm vàng.
C. Đường đầy lá vàng rụng.
D. Con đường trong tưởng tượng của nhà thơ. 
Câu 6: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó? 
A. Tàn sát những người da đỏ.
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.
C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
D. Xâm lược các dân tộc khác. 
Câu 3: Yếu tố nào thường không có trong thể kí? 
A. Cốt tuyện. 	B. Sự việc.
C.Nhân vật, người kể chuyện. 	D. Lời kể. 
Câu 4: Trong văn bản: “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của tre? 
A. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai;
B. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất;
C. Vẻ đẹp gắn bó thủy chung với con người;
D. Vẻ đẹp khiêm tốn.
Câu 5: Trong những câu sau câu nào là câu trần thuật đơn có từ “là”:
A. “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh”
B. “Tre là cánh tay của người nông dân”
C. “Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ”
D. “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê”
Câu 6: Hãy phát hiện lỗi cho câu sau:
“Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng tôi”.
A. Thiếu chủ ngữ 	B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 
C. Thiếu vị ngữ 	D. Sai về nghĩa.
Câu 7: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn? 
A. Em phạm lỗi với thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi.
B. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên tại trường.
C. Em bị ốm không đến lớp.
D. Có một vụ đánh nhau, mà em là người chứng kiến.
Câu 8: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì?
A Tả cảnh sông nước.
B .Tả quang cảnh vùng cực nam của Tổ quốc.
C Tả cảnh sông nước miền Trung.
D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.
Câu 6: Văn bản Cô Tô là sáng tác của nhà văn nào?
Đoàn Giỏi
B. Tô Hoài
C. Nguyễn Tuân
D. Võ Quảng
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu nhận xét đúng về cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô?
A. Một cảnh tượng hoành tráng và rực rỡ lạ thường.
B. Thể hiện nét bút táo bạo và tài hoa của tác giả.
C. Một cảnh tượng lãng mạn, tinh tế và bay bổng.
D. Đầy ắp những liên tưởng mới mẻ, thú vị đến không ngờ.
Câu 3: Trong văn bản Cây tre Việt Nam, phẩm chất nổi bật của cây tre là gì?
A. Vẻ đẹp vừa thanh thoát dẻo dai, vừa thủy chung, bất khuất.
B. Vẻ đẹp trung thực, sự gắn bó sâu nặng với con người.
C. Vẻ đẹp kiên cường, sự vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
D. Vẻ đẹp thanh thoát, óng chuốt đầy sức sống.
Câu 4: Câu thơ “Người cha mái tóc bạc” sử dụng phép tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5: Câu nào sau đây là câu trần thuật đơn?
A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
B. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
C. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Câu 6: Câu văn: “Năm 1945,với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã đổi tên thành cầu Long Biên”, mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ lần vị ngữ
Câu 7: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?
A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.
B. Em bị ốm không thể đến lớp học được.
C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn giảm học phí.
Câu 8: Câu văn nào dưới đây không phù hợp để miêu tả cảnh mùa thu?
A. Bầu trời trong xanh, cao lồng lộng.
B. Những chiếc lá vàng bay bay theo chiều gió.
C. Những bông hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường.
D. Vầng trăng tròn sáng như gương. 
Câu 1 : Nhận xét nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ “ Lượm ” của nhà thơ Tố Hữu?
A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
B. Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu 
C. Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
D. Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu.
Câu 2 : Nhận xét sau “ Đây là một văn bản với những thông tin gần gũi với cuộc sống 
hàng ngày đồng thời còn hàm chứa giá trị văn học ” là nhận xét của văn bản nào dưới đây?
A. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử C. Cô Tô
B. Lao Xao D. Cây tre Việt Nam.
Câu 3 : Trong những câu sau, câu nào có sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ ?
A. Áo nâu liền với áo xanh một màu C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Bàn tay ta làm nên tất cả D. Ngôi nhà như trẻ nhỏ . 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm 
Câu 4 : Trong những văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ?
A. Sông nước Cà Mau C. Lượm
B. Vượt Thác D. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Câu 5 : Trong bài “ Cây tre Việt Nam ”, Thép Mới đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của cây tre ?
A.Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai C. Vẻ đẹp gắn bó thủy chung
B.Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất D. Vẻ đẹp lộng lẫy.
Câu 6 : Câu văn “ Mỗi khi đi qua cầu Long Biên ” thiếu thành phần nào ?
A.Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ D. Không thiếu thành phần nào.
Câu 7: Văn bản nào sau đây sử dụng cả phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm ?
A. Đêm nay Bác không ngủ C. Cây bút thần
B. Mưa D. Cây tre Việt Nam.
Câu 8 : Trong những cái nhất sau, cái nào không thuộc về động Phong Nha ?
A.Hang động dài nhất C. Rừng nguyên sinh rộng nhất
 B. Thạch nhũ tráng lệ nhất D. Sông ngầm dài nhất.
Câu 1:Vấn đề nổi bật nhất và có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?
A.Bảo vệ thiên nhiên môi trường.	B.Bảo vệ di sản văn hóa. 
C.Phát triển dân số. D.Chống chiến tranh.
Câu 2: Để miêu tả hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi,em sẽ chọn chi tiết nào sau đây:
A.Gương mặt rạng rỡ. 	B.Nụ cười hiền hậu.
C.Ánh mắt lo âu. 	D.Lời nói ân cần,nhẹ nhàng,độ lượng.
Câu 3:Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một động từ?
A.Sóng nhấp nhô, trải dài vô tận trong ánh chiều. 
B.Những rặng núi mờ xa nhạt nhòa trong sương khói. 
C.Lao động là vinh quang. 
D.Hôm qua, chúng em đi tham quan viện bảo tàng.
Câu 4:Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa”?
A.Nhân hóa. 	B.So sánh.
C.Ẩn dụ. 	D.Hoán dụ.
Câu 5:Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
 “Núi cao chi lắm núi ơi
 Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”
A.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
B.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. C.Dùng những từ chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. D.Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Câu 6:Trường hợp nào dưới đây là cụm danh từ?
A.Con sói kia 	B.Một con sói 
C.Một

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_cuoi_mon_ngu_van_lop_6.doc