Bộ đề thi học kì 2 Lớp 6 môn Ngữ Văn - Năm học 2018-2019

Bộ đề thi học kì 2 Lớp 6 môn Ngữ Văn - Năm học 2018-2019

Câu 1: (2 điểm)

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

 (Ngữ văn 6 – tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.

 

doc 10 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 2 Lớp 6 môn Ngữ Văn - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn
Năm học 2018 - 2019
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 - Đề 1
Câu 1: (2 điểm)
 	Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
	“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
 (Ngữ văn 6 – tập 2)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? 
Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.
Câu 2: (2 điểm)
	Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Câu 3: (1 điểm)
Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Qua khổ thơ này em hiểu gì về Bác Hồ của chúng ta?
Câu 4: (5 điểm)
Em viết bài văn tả mẹ của em.
Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 lớp 6
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
a/- Đoạn văn trích: văn bản Cô Tô.
- Tác giả Nguyễn Tuân. 
b/- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.
c/- Tác giả dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế, gợi cảm, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc.
 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn) gợi tả sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô.
 - Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
0,25 điểm
0,25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

Câu 2
(2 điểm)
- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô /là một ngày trong trẻo và 
 CN VN 
sáng sủa.
- Xác định đúng CN- VN 
-> Câu miêu tả. 
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(1 điểm)
Chép đúng khổ thơ:
 “ Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.” 
 ( Minh Huệ) 
- Nêu suy nghĩ tình cảm yêu mến của bản thân với Bác Hồ kính yêu.

0.5 điểm
(sai 2 lỗi trừ 0,25 điểm)
0.5 điểm
Câu 4
(5 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ. 
- Yêu cầu về nội dung: bài viết đảm bảo các ý sau. 
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mẹ.
b. Thân bài: 
* Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Khuôn mặt .
* Tả tính tình, hoạt động: 
- Hòa nhã, chu đáo, cẩn thận 
- Nấu ăn ...
- Dọn nhà cửa 
- Tình cảm của mẹ với em 
* Tình cảm của em dành cho mẹ .
c. Kết bài:
Suy nghĩ của bản thân. 

0,5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn
 Mức độ
Chủ đề 
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1. Văn bản:
Cô Tô

 Nhận biết tác giả, tác phẩm. Nêu nghệ thuật trong đoạn văn. 





Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%



Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
 Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ.

Chép lại khổ thơ. Liên hệ tình cảm của học sinh với Bác Hồ.



Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:

Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%


Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 2. Tiếng Việt:
 Câu trần thuật đơn có từ là.


Tìm xác định câu trần thuật đơn có từ là, xác định thành phần câu, kiểu câu.


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:


Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Chủ đề 3 
Tập làm văn:
Văn bản miêu tả



Tạo lập văn bản miêu tả.

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:



Số câu: 1
Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10% 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 3
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100%

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 - Đề 2
Câu 1. (3,0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
	“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
	 (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
	a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
	b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
Câu 2. (2,0 điểm) 
	a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? 
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
	 (Minh Huệ)
	b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
	b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. 
 	 (Tô Hoài)
	b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 	 	 (Đoàn Giỏi)
Câu 3. (5,0 điểm) 
	Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).
-----------------------------------HẾT---------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
(Gồm 02 trang)
Câu
(điểm)
Ý
Nội dung
Thang
điểm

 Câu 1
(3,0 đ)

a
- Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).
- Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.
- Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì: 
+ Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.
+ Ghen tuông, đố kị với tài năng của em.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

b
- Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
1,0đ

Câu 2
(2,0 đ)

a
- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha –> Bác Hồ).
- Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác.
0,5đ
0,5đ
b
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
Chủ ngữ
Vị ngữ
 b1) Tôi

đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. 
b2) Chợ Năm Căn
nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
0,5đ
0,5đ
 Câu 3
(5,0 đ)
MB
Thông qua dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả: người thân em định tả là ai, ấn tượng chung của em đối với người đó.
0,5đ

TB
HS tả chi tiết đối tượng, đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về người thân: Tuổi, nghề nghiệp...
- Tả hình dáng: Dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da, cách ăn mặc...
- Tả tính cách: Tính tình hàng ngày của người thân, tính cách trong công việc, tình cảm dành cho em và gia đình, tình cảm đối với hàng xóm...
- Tả hoạt động: Công việc hàng ngày trong gia đình, công việc chính, sở thích, các công việc khác...
...
* Lưu ý: Trong quá trình tả cần biết kết hợp với một số phép tu từ như ẩn dụ, so sánh...và các phương thức biểu đạt khác để đối tượng miêu tả được hiện lên rõ hơn, gợi cảm hơn.

1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
KB
- Vai trò của người đó đối với em trong cuộc sống...
- Tình cảm của em, ước mong và lời hứa đối với người thân...
0,5đ

Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. 
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 - Đề 3
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Em hãy cho biết văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6 – Tập hai) trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
 	b) Trình bày nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. 
Câu 2: (1,0 điểm)
Câu trần thuật đơn là gì? 
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: 
a) Tôi về, không một chút bận tâm.
b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: Ngữ văn – Lớp 6
Nội dung
Thang điểm
I.VĂN–TIẾNG VIỆT
Câu 1
a. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu ký.
- Tác giả: Tô Hoài 
 b. Nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. 
Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

0.5
0.5 
0.5 
0.5 
Câu 2

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

1.0 
Câu 3
Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
a. Tôi / về, không một chút bận tâm.
 C V
b. Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 C V

0.5 
0.5 
II. LÀM VĂN:
* Dàn bài gợi ý:
Mở bài: 
 - Giới thiệu giờ ra chơi của trường em
Thân bài: 
* Tả bao quát:
 - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi 
 - Không khí chung (nhộn nhịp, sôi nổi ...)
* Tả chi tiết theo trình tự hợp lý:
 - Hoạt động vui chơi, học tập của học sinh (các trò chơi, ôn bài, trò chuyện,... )
 - Âm thanh 
 - Cảnh vật sân trường trong giờ ra chơi
* Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Kết bài:
 - Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
Biểu điểm bài Làm văn:
- Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài viết chân thật, xúc động.
- Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
- Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.
- Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Hoàn toàn lạc đề

1.0
1.0
2.5
0.5 
1.0
6 đ
5 đ
4 đ
3 đ
1- 2 đ
0 đ

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 - Đề 4
Câu 1: (2 điểm) Trình bày diễn biến tâm trạng người anh trong câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” khi đứng trước bức tranh do em gái đem hết tâm hồn, tình cảm, tài năng để vẽ. Từ tâm trạng đó người anh đã nhận thức được điều gì?
Câu 2: (1 điểm) Văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới thuộc thể loại gì? Sử dụng ngôi kể nào?
Câu 3: (2 điểm) Kể tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Lấy ví dụ minh họa cho một trong các kiểu câu đó và cho biết ví dụ đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?
Câu 4: (1 điểm) Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách thêm thành phần chính phù hợp vào chỗ trống:
a. Buổi sáng, 
b. Trên đồi, 
Câu 5: (4 điểm) Hãy viết bài văn miêu tả cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
 MÔN: Ngữ văn, lớp 6
 ( Đáp án gồm 02 trang)
Câu
(điểm)
Ý
Nội dung
Thang
điểm

Câu 1
(2 điểm)

- Tâm trạng người anh khi đứng trước trước bức tranh do em gái đem hết tâm hồn, tình cảm, tài năng để vẽ:
+ Ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững người vì không thể ngờ. 
+ Hãnh diện, tự hào, vì dáng vẻ của chính mình.
+ Xấu hổ vì thái độ và suy nghĩ, hành động tồi tệ, nhỏ nhen của mình đối với em bấy lâu nay. 
- Anh ăn năn, hối hận, tự thấy mình không xứng đáng được em tôn trọng, đề cao như thế.

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(1 điểm)

- Văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới thuộc thể loại tùy bút (bút kí). 
- Ngôi kể thứ ba
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(2 điểm)

- HS kể tên được 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là :
+ Câu định nghĩa
+ Câu giới thiệu
+ Câu miêu tả
+ câu đánh giá

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
- Lấy được ví dụ cho một trong bốn kiểu câu trên.
- Xác định ví dụ đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(1 điểm)

HS hoàn chỉnh các câu bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1 điểm

Câu 5
(4 điểm)

* Yêu cầu: 
- Bố cục: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Cần kết hợp miêu tả với các phương thức biểu đạt khác: biểu cảm, tự sự 
- Trình bày rõ ràng. 
- Chữ viết sạch sẽ cẩn thận.

MB
Giới thiệu người được tả 
0,5 điểm

TB
Miêu tả chi tiết:
- Ngoại hình 
- Cử chỉ 
- Lời nói 
- Hành động

0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
 KB
Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người được tả.
0,5 điểm

* Lưu ý Câu 5:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn miêu tả là 1,5 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 0,5 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.


Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_2_lop_6_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019.doc