Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 6

Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 6

Câu 1: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?

Một con người thì có có hoạt động riêng của mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh.

Còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước ở nhiều lúc khác nhau.

Câu 2: Trình bày một cách ngắn gọn, lịch sử là gì?

Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.

Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 3: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?

Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.

 

doc 14 trang haiyen789 69165
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ
Câu 1: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
Một con người thì có có hoạt động riêng của mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh.
Còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước ở nhiều lúc khác nhau.
Câu 2: Trình bày một cách ngắn gọn, lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.
Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 3: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
Câu 4: Theo em, tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
Cuộc sống của bầy người nguyên thủy :
Người tối cổ : cuộc sống "ăn hang, ở lỗ" rất bấp bênh ; sống theo bầy, dựa vào hái lượm, săn bắt, biết dùng lửa, biết ghè đẽo đá làm công cụ, ở trong các hang động, mái đá...
Người tinh khôn : sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung. Người tinh khôn biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức...
Câu 5: Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
Đời sống của người tinh khôn có những điểm tiến bộ hơn so với người tối cổ là:
Biết chế tác công cụ tiến bộ - đồ mài đá ( mài cưa, khoan đục đá)
Nguồn sống (kinh tế), săn bắn thay cho săn bắt, biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thuỷ.
Đời sống ổn định hơn, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà bước đầu đã biết chinh phục tự nhiên.
Câu 6: Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
Công cụ bằng kim loại so với công cụ đá sắc hơn, cứng hơn, nó có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra dư thừa ngày càng nhiều. Không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa. Nhờ công cụ kim loại con người làm được nhiều ngành nghề khác nhau như gỗ đóng thuyền, phá đá làm nhà 
Câu 7: Em hãy nêu các quốc gia cổ đại phương Đông?
Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà và Trung Quốc.
Câu 8: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
Nông dân công xã: Chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.
Quý tộc quan lại: Có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
Nô lệ: hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.
Câu 9: Ở các nước phương Đông nhà vua có những quyền hành gì?
Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu. Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc. Vua có quyền cao nhất, nắm mọi quyền hành chính trị, đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội và được cha truyền con nối. Vua được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
Mỗi nước có cách gọi khác nhau về vị vua như người Ai Cập gọi vua là “Pha – ra – ôn”, người Trung Quốc gọi vua là Thiên tử.
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Đầu thiên niên kì I TCN, trên hai bán đảo Ban Căng và I- ta –li a (Địa Trung Hải) đã hình thành hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô – ma.
Câu 11: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ là một trong hai mô hình của xã hội giai cấp đầu tiên.
Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đó:
Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
Câu 12: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại?
Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:
+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).
+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.
+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416
+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.
Câu 13: Theo em, những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
Thời cổ đại đã có nhiều thành tựu văn hóa được khám phá và tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có một số những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay đó là:
Lịch
Chữ viết ( c, b c )
Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các chữ số, kể cả chữ số 0, các định lí như Ta lét, Pi- ta – go hay định luật Ác – si – mét.
Những công trình kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp, đền Pac – tê – nông, tượng lực sĩ ném đĩa là những kiệt tác có giá trị đến ngày nay thu hút khách du lịch gần xa đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Câu 14: Người tối cổ là những người như thế nào?
Người tối cổ là người chỉ khác loài vượn chút ít, đã biết đi bằng hai chi sau. Dùng hai chi trước để cầm nắm, tránh nhô ra phía trước, biết sử dụng những hòn đá, cành cây để làm công cụ.
Câu 15: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Việc làm đồ gốm khác so với việc làm công cụ bằng đá. Cụ thể đó là:
Trước hết, khác nhau về nguyên liệu làm đồ gốm thì phải phát hiện ra đất sét ( đây là một phát minh quan trọng).
Khi làm phải qua quá trình nhào nặn thành đồ đựng như: vại, vỏ, chum..rồi đem nung cho khô cứng sau đó mới dùng.
Câu 16: Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
Việc biết trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy.
Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn: con người tự tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống của mình.
Câu 17: Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?
Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói trên đã chứng minh rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Bây giờ, ngoài cuộc sống về vật chất, họ đã biết nghĩ đến những vấn đề về cuộc sống tinh thần.
Câu 18: Theo em, phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào?
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
Câu 19: Theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn?
Đồng bằng ven sông là vùng đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển sản xuất. Ở đây có thể trồng được nhiều loại rau củ cũng như thuận lợi cho việc đi lại và xây dựng nhà ở.
Đồng bằng ven sông thuận lợi cho nghề trồng lúa nước. Con người đã đủ sức rời khỏi vùng núi, trung du tiens xuống đồng bằng để ổn định cuộc sống lâu dài của mình.
Câu 20: Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
Những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Những nét mới về công cụ sản xuất:
Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
Ý nghĩa về việc phát minh thuật luyện kim:
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
Câu 21: Theo em sự ra đời của nghề trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Sự ra đời của nghề trồng lúa nước đóng vai trò quan trọng đối với nước ta.
Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam. Nhờ có nghề trồng lúa nước mà con người có công ăn việc làm, chủ động trồng trọt và tích lũy được nhiều lương thực.
Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ( vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm hoạt động tinh thần, giải trí.
Câu 22: Hãy trình bày sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn
Sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn là:
Về công cụ lao động: Nếu như trước đây, công cụ chủ yếu bằng đá hoặc tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết thì giờ đây công cụ được cải tiến nhiều kích thước, hình dạng, nhẵn, sắc được làm từ đá, xương và đặc biệt bằng đồng.
Về ngành nghề sinh sống: Nếu như trước đây chỉ biết trồng trọt và chăn nuôi thì giờ đây con người còn biết đánh cá.
Về nghề thủ công: Trước đây các đồ trang sức, đồ gốm còn đơn giản thì giờ đây đa dạng mẫu mã, màu sắc, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,...
Về nơi ở: Trước đây người dân chủ yếu sống ở hang động và các túp lều bằng cỏ thì giờ đây họ sống trong nhà vững chãi, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, 
Câu 23 Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung so với việc làm một công cụ đá?
Việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung so với việc làm một công cụ đá không giống nhau:
Để đúc một đồ dùng bằng đồng, người ta phải lọc quặng, làm khuôn đúc, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết.
Để kàm được một bình bằng đất nung trước hết người ta cần phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn thành hình rồi mới đưa vào nung cho khô cứng.
Còn muốn làm một công cụ đã thì người ta chỉ cần ghè đẽo đá đơn giản, mài đá theo hình dạng như ý muốn.
Câu 24: Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội?
Những công cụ góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội đó chính là những công cụ bằng đồng thay thế hẳn những công cụ bằng đá. Ngoài ra, còn có cả vũ khí bằng đồng, lưỡi cày bằng đồng để phục vụ đời sống sản xuất, tăng năng suất lao động.
Câu 25: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
Truyện Sơn Tinh – Thủy tinh là Câu chuyện nói về sự đánh nhau giữa hai vị thần. Thông qua Câu chuyện, ta có thể liên tưởng đến hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Qua hành động đó ta thấy được sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên.
Câu 26: Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?
Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của cư dân Lạc Việt thời kì đó.
Câu 27: Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì?
Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là:
Hình thành những bộ lạc mới
Sản xuất phát triển
Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc
=> Chính những điều đó là lí do nhà nước thời Hùng Vương ra đời.
Câu 28 Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:
Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.
Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng
Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.
=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
Câu 29: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện rằng:
Trình độ phát triển của kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang (họ bắt đầu biết rèn sắt).
Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt (nền văn hóa Đông Sơn), chứng tỏ cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát triển và có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.
Câu 30 Các truyện Trầu cau và Bánh chưng bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang đó có những tục gì?
Thông qua các truyện như Trầu cau và Bánh chưng bánh giầy ta biết lúc bấy giờ, cư dân Văn Lang đã có những phong tục như ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy để cúng các vị thần linh, ông bà, tổ tiên trong các dịp lễ tết.
Câu 31 Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
Những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng:
Nơi ở: Phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền bay, máy tròn hình mui thuyền được làm bằng tre, nứa, gỗ.
Thức ăn: Cơm tẻ, cơm nếp, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Mặc: Nam đóng khố, mình trần đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.
Phong tục: Nhuộm răng ăn trầu, Làm bánh chưng, bánh giầy, Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên 
Lễ hội: Trai gái ăn mặc đẹp, tổ chức ca hát, nhảy múa, đua thuyền, giã gạo 
Tín ngưỡng: Thờ cúng: núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng.
Câu 32: Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang?
Trống đồng thời Văn Lang được trang trí hoa văn tinh tế. Đây là những tác phẩm nghệ thuật với những hình trang trí sinh động phản ánh cuộc sống của con ngừoi thời bấy giờ.
Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho thần Mặt Trời...Những vòng tròn đồng tâm mô tả trang phục, lễ hội, trò chơi... và những đường hoa văn trang trí tinh xảo...
Câu 33 Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
Bước sang đời vua Hùng thứ 18, đất nước rơi vào cảnh khó khăn, vua ăn chơi nhân dân đói khổ trong khi quân Tần xâm lược nước ta. Thục Phán đã tài giỏi lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Tần buộc vua Hùng phải nhường ngôi và đổi tên nước là Âu Lạc.
Sở dĩ Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc là vì: đó là sự ghép nối tên của hai cư dân Tây Âu và Lạc Việt. Đây là hai cư dân đã quyết liệt chống lại sự xâm lược của quân Tần.
 Câu 34 Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Vua Hùng thứ 18 không lo việc nước chỉ lo ăn chơi. Lụt lội thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, quân Tần kéo vào xâm lược Văn Lang, nhân dân đưa Thục Phán lên làm tướng.
Thục Phán tài giỏi, mưu cao đã lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Tần.
Kháng chiến thắng lợi vẻ vang, Thục Phán nhân đó năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc.
Câu 35: Em hãy mô tả thành Cổ Loa?
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã xây dựng thành Cổ Loa:
Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình xoáy trôn ốc, được đắp bằng đấy có 3 vòng khép kín.
Tổng chiều dài chu vi 16000m, chiều cao 5 – 10m. Mặt rộng trung bình 10m. Chân rộng từ 10 – 20m
Quanh thành có hào bao quanh và thông nhau nối với Đầm Cá ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là khi nhà ở của gia đình vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.
Câu 36: Trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của An Dương Vương thất bại do những nguyên nhân sau:
An Dương Vương đã chủ quan, quá tin vào lực lượng của mình (quá tin vào nỏ thần).
An Dương Vương bị mắc mưu kẻ thù, nội bộ không thống nhất để cùng nhau chống giặc nên để “ cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
Câu 37: 
Qua 4 Câu thơ (Thiên nam ngữ lục, SGK, trang 48) , em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
Đọc 4 Câu thơ trên, ta nhận thấy được mục tiêu của cuộc khởi nghĩa đã được Bà Trưng Trắc vạch ra rõ ràng. Đó là:
Đánh đuổi quân xâm lược , giành độc lập cho đất nướ
Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng
Trả thù cho chồng bị giết hại.
Câu 38: Theo em việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Khắp nơi kéo quân về Mê Linh hưởng ứng Hai Bà Trưng chứng tỏ ách thống trị nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại.
Câu 39: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có thay đổi:
Đất nước:
Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
Đứng đầu châu là Thứ sử.
Đứng đầu quận là Thái úy (coi việc chính trị), Đô úy (coi việc quân sự). Tất cả đều là người Hán.
Đứng đầu huyện là Lạc tướng (người Việt trị dân như cũ).
Nhân dân:
Nộp những thứ thuế, những sản vật quí như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cổng nạp cho nhà Hán.
Bắt nhân dân theo phong tục người Hán.
Câu 40: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?
Nhà sử học Lê Văn Hưu đã từng nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà quân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
Qua Câu nhận xét trên, em nhận thấy rằng:
Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.
Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.
Câu 41: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán?
Tháng 4/42 quân địch tấn công Hợp Phố chiếm Hợp Phố. Mã Viện chia quân thành hai đạo (thủy và bộ) tiến vào Giao Chỉ ->Lục Đầu hợp quân ở Lãng Bạc =>Quân ra nghênh chiến với địch ở Lãng Bạc
Nhờ quân tiếp viện ứng cứu, bọn Mã Viện được giải thoát -> đánh vào Mê Linh => Quân ta lùi về giữ Mê Linh và Cổ Loa -> rút quân về Cẩm Khê.
Tiếp đó, Mã Viện đem toàn lực tiến đánh Cẩm Khê => Quân ta ra sức cản địch nhưng không thành. Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
Câu 42: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
Sau khi tự vẫn, Hai Bà Trưng đã được nhân dân khắp nơi đã lập đền thờ. Hằng năm, cứ vào dịp ngày 6 và 8 tháng 2 âm lịch và dịp kỉ niệm ngày 8/3 nhân dân lại kỉ niệm Hai Bà Trưng.
Điều này cho thấy nhân dân ta vô cùng thương tiếc và kính tọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do cho đất nước. Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc ta. 
Câu 43: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
Chính sách bóc lột của bọn đô hộ vô cùng tàn bạo, đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa sau này.
Ngoài việc bóc lột tàn bạo nhân dân ta, nhà Hán còn thực hiện âm mưu nham hiểm là “đồng hóa” dân tộc ta, việc tiếp tục đưa người Hán sang nước ta đã chứng minh điều đó.
Câu 44: Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta?
Nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta vì để thực hiện âm mưu mà chúng mong muốn là “đồng hóa” dân tộc ta, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo pháp luật và phong tục tập quán của người Hán.
Câu 45: Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi ?
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo: Chúng âm mưu thực hiện chính sách “đồng hóa” dân ta:
Thay đổi bộ máy cai trị đến chức huyện lệnh là của người Hán
Bắt nhân dân ta học chữ Hán, xóa bỏ phong tục tập quán của người Việt.
Bắt nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý hiếm
Thực hiện chính sách cướp đoạt, bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế và làm các công việc lao dịch nặng nề.
Chúng còn giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sự sản xuất của nhân dân ta 
=>Những việc làm đó chứng tỏ chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I – VI là rất nguy hiểm và tàn bạo.
Câu 46: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên là bởi vì:
Trường học được mở chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.
Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt.
Câu 47: Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ Phú Điền, Bà Triệu lãnh đọa nghĩa quân tiến về phá các thành ấp của giặc ở quận Cửu Chân rồi đánh khắp Giao Châu.
Được tin, nhà Ngô cứ viên tướng Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
Thế giặc mạnh, nghĩa quân chống đỡ không nổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu đã anh dũng hi sinh trên núi Tùng.
Câu 48: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Sở dĩ, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí là bởi vì do chính sách bọc lột tàn bạo của quân lương đối với dân ta, dân ta oán hận quân Lương, nổi dậy khởi nghĩa với mong muốn lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Lương giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Câu 49 Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?
Nguyên nhân khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi là do:
Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
Cách đánh chủ động, áp đảo.
Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
Câu 50 Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?
Dưới dự lãnh đạo của Lý Bí, cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi. Sau thắng lợi, Lý Bí đã lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng sông Tô Lịch (Hà Nội).
Câu 51 Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn xuân.
Câu 52 Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Vì sao ?
Theo em, thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì:
Lực lượng của Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử vẫn còn ở Thanh Hóa
Lực lượng của Triệu Quang Phục vẫn còn ở Hưng Yên
Cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Câu 53 Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng?
Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Thạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng là bởi vì: Ông là người vùng Chu Diên, rất thông thạo vùng thủy thổ vùng này và cả vùng Giao Châu. Ông đã phát hiện ra những ưu điểm của vùng Dạ Thạch như là vùng đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm sẽ rất lợi cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống quân xâm Lương xâm lược.
Câu 54 Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo là
Cuộc kháng chiến được nhân dân hết lòng ủng hộ
Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
Câu 55 Triệu Quang Phục là ai ? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành độc lập cho đất nước ?
Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quý và trọng dụng.
Sở dĩ, Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, giành độc lập cho đất nước là bởi vì:
Cuộc kháng chiến được nhân dân hết lòng ủng hộ
Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Thạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng
Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
Câu 56 Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
Lý do khiến Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa là:
Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan
Chính sách tàn bạo, độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nộp và đi phụ gánh vải sang Trường An đường xa muôn dặm, cực khổ.
=>Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với Mai Thúc Loan.
Câu 57 Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng vì:
Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm => Khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
Câu 58 Nước Cham – pa được thành lập và phát triển như thế nào?
Sự thành lập nước Cham – pa:
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. Nhà Hán tỏ ra bất lược, nhất là đội với các quận xa như Tượng Lâm.
Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Sự phát triển nước Cham - pa:
Từ một nước có phạm vi nhỏ, Cham - pa đã từ từ mở rộng thành một phạm vi lãnh thổ rộng lớn hơn. Phía Bắc lãnh thổ kéo dài đến Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).
Câu 59 Theo em, việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm mục đích gì ?
Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm mục đích:
Giữa năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm tống binh và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ sứ An Nam đô hộ.
Việc nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ có ý nghĩa thể hiện đất nước giành được quyền tự chủ, xóa bỏ đi chính quyền đô hộ của nhà Đường.
Câu 60 Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Hán làm con tin nhằm mục đích gì ?
Khi nhận thấy Nam Hán đang có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã gửi con trai của mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Mục đích của việc làm này là: nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó. Bởi lúc bấy giờ, nền tự chủ của nước ta vừa mới xây dựng, lực lượng còn yếu và non nớt.
Câu 61 Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ:
Tháng 3/932, không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Quân Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Tuy nhiên, quân viện trợ chưa đến thành đã bị đội quân của Dương Đình Nghệ đánh tan vỡ, tướng chỉ huy của địch Trịnh Bảo bị giết chết. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt.
Cuộc khánh chiến kết thúc thắng lợi. Đât nước giành lại được chính quyền, Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Câu 62 Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì ?
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa:
Lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Là sự kiện mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.
Khẳng định tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, luôn sẵn sàng và có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc từ đời này sang đời khác.
Câu 63 Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.
Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
Câu 64 Vì sao nói: “Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta” là bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không giám đem quân sang nước ta xâm lược lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiếm nước tâ của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra một thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.
Câu 65 Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có công lao vô cùng to lớn, cụ thể là:
Huy động được sức mạnh toàn d

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_6.doc