Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 – Năm học 2020 - 2021
1. Phân biệt vật sống và vật không sống ?
- Vật sống: Lấy những chất cần thiết, lớn lên, sinh sản. VD: con gà, cây đậu,
- Vật không sống: không lấy những chất cần thiết, không lớn lên, sinh sản. VD: Hòn đá,
2. Đặc điểm của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài).
- Lớn lên và sinh sản.
3. Có thể chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm ?
Chia thành 4 nhóm: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật
4. Nêu các đặc điểm chung của thực vật ?
+ Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản;
+ Không có khả năng di chuyển;
+ Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài.
5. Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật có hoa đến một thời kỳ nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.
- Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ có hoa.
6. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm ?
- Cây một năm: chỉ có vòng đời trong vòng 1 năm, ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời:
ví dụ: lúa, lúa mì, ngô, khoai, đậu xanh, cải xanh, dưa hấu
- Cây lâu năm: sống lâu năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời: ví dụ: Xoài, mít, bưởi,
nhãn
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 6 – HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2020 - 2021 1. Phân biệt vật sống và vật không sống ? - Vật sống: Lấy những chất cần thiết, lớn lên, sinh sản. VD: con gà, cây đậu, - Vật không sống: không lấy những chất cần thiết, không lớn lên, sinh sản. VD: Hòn đá, 2. Đặc điểm của cơ thể sống là: - Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài). - Lớn lên và sinh sản. 3. Có thể chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm ? Chia thành 4 nhóm: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật 4. Nêu các đặc điểm chung của thực vật ? + Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản; + Không có khả năng di chuyển; + Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài. 5. Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa ? - Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật có hoa đến một thời kỳ nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt. - Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ có hoa. 6. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm ? - Cây một năm: chỉ có vòng đời trong vòng 1 năm, ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời: ví dụ: lúa, lúa mì, ngô, khoai, đậu xanh, cải xanh, dưa hấu - Cây lâu năm: sống lâu năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời: ví dụ: Xoài, mít, bưởi, nhãn 7. Các cơ quan trong cơ thể thực vật đều có cấu tạo gì chung? - Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều được cấu tạo bởi các tế bào. - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau: TB nhiều cạnh như vảy hành, hình trứng như quả cà chua 8. Tế bào thực vật có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Tế bào gồm: Vách tế bào, Màng sinh chất, Chất tế bào, hạt lục lạp, Nhân, Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào. 9. Mô là gì ? Kể tên một số loại mô chính trong cơ thể thực vật ? - Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. VD: Mô nâng đỡ, mô biểu bì, mô phân sinh ... 10. Trình bày sự lớn lên và phân chia tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự phân chia và lớn lên? a. Sự lớn lên của tế bào: Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất. b. Sự phân chia tế bào thực vật: - Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. - Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. - Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. 11. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? + Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ bé hơn nữa. + Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm. 12. Nêu các miền của rễ, chức năng từng miền ? Rễ có 4 miền chính + Miền trưởng thành: có các mạch dẫn dẫn truyền. + Miền hút: có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng. + Miền sinh trưởng: có các tết bào phân chia làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. 13. Nhu cầu nước của cây: Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. 14. Nhu cầu muối khoáng của cây - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển. - Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali. 15. Mô tả đường đi của nước và muối khoáng từ đất vào trong cây ? - Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan: từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ à thân, lá. - Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan - Sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời nhau vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước. 16. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng - Đất trồng, thời tiết, khí hậu 17. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng Tên rễ biến dạng Tên cây Đặc điểm của rễ biến dạng Chức năng đối với cây Rễ củ Cải củ, cà rốt Rễ phình to Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả Rễ móc Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh Rễ phụ mọc từ thân, cành trên mặt đất, móc vào trụ bám Giúp cây leo lên Rễ thở Bụt mọc, mắm, bần, đước, sú, vẹt, Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. Giác mút Tơ hồng, tầm gửi Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. Lấy thức ăn từ cây chủ. 18. Cấu tạo ngoài của thân: - Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. - Đầu thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. - Chồi nách có 2 loại: Chồi nách phát triển thành cành mang lá (chồi lá) hoặc cành mang hoa hoặc hoa (chồi hoa). 19. Có mấy loại thân ? Có 3 loại thân: - Thân đứng: Thân gỗ, Thân cột, Thân cỏ - Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn, - Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. 20. Thân dài ra do đâu ? Sự dài ra của thân các loại cây có giống nhau không ? - Thân dài ra do: sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ở ngọn - Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau: thân leo dài ra rất nhanh, thân gỗ lớn chậm hơn. 21. Giải thích những hiện tượng thực tế a. Vì sao bấm ngọn đối với những loại cây lấy hoa, quả, hạt hay thân? + Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển. b. Vì sao cần tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi ? + Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. 22. Thân non cấu tạo gồm mấy phần ? *) Thân non cấu tạo gồm : vỏ và trụ giữa 23. Cây to ra nhờ đâu ? Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. + Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năm sinh ra ngoài 1 lớp TB vỏ, phía trong 1 lớp thịt vỏ. + Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ. 24. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân nhờ đâu ? - Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ. 25. Vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống thân nhờ đâu ? Mạch rây. 26. Nêu các biến dạng của thân, chức năng của các biến dạng đó ? Tên thân biến dạng Tên cây Chức năng đối với cây Thân củ Su hào, Củ khoai tây Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ Củ gừng, Củ dong ta Dự trữ chất dinh dưỡng Thân mọng nước Xương rồng Dự trữ nước, quang hợp 27. Đặc điểm bên ngoài của lá a. Phiến lá: Phiến lá có hình bản dẹt, là phần rộng nhất, có màu lục à hứng được nhiều ánh sáng. b. Gân lá: Có 3 loại gân lá: Gân hình mạng, Gân song song, Gân hình cung c. Lá đơn, lá kép: - Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, cả cuống và phiến rụng cùng 1 lúc. - Lá kép: có cuống chính phân thành nhiều cuống con,mỗi cuống mang 1 phiến, chồi nách chỉ có ở cuống chính, lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. 28. Các kiểu xếp lá trên thân và cành? Lợi ích của cách mọc lá trên thân ? Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng à giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. 29. Cấu tạo trong của phiến lá: a. Biểu bì: - Biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau -> bảo vệ - Các tế bào biểu bì không màu, trong suốt -> ánh sáng chiếu qua được - Có nhiều lỗ khí -> giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. b. Thịt lá: Tế bào thịt lá: có vách mỏng, chứa nhiều lục lạp giúp phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. 30. Khái niệm về quang hợp ? Sơ đồ tóm tắt sự quang hợp ? - Khái niệm về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Sơ đồ tóm tắt sự quang hợp - Nước + khí cacbonic ¾ánh sáng, chất diệp lục ® tinh bột + khí oxi 31. Nhữngđiều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? Ý nghĩa của quang hợp ? *) Nhữngđiều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp - Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ... Các loại cây khác nhau đòi hỏi những điều kiện đó không giống nhau. VD: Nếu trồng quá dày ®cây thiếu ánh sáng®Năng suất thấp + Nhiều loại cây trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt là cây ưa bóng *) Ý nghĩa của quang hợp: Nhờ quang hợp ở cây xanh tạo ra các chất hữu cơ và khí oxi cần cho sự sống của các sinh vật. 32. Trình bày quá trình hô hấp ở cây ? Khi trồng cây cần làm gì để sự hô hấp ở cây diễn ra tốt ? *) Quá trình hô hấp ở cây Sơ đồ tóm tắt sự hô hấp: Chất hữu cơ + khí oxi ® Năng lượng + khí cacbonic + hơi nước Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp. *) Biện pháp: cần làm cho đất thoáng khí để hạt mới gieo và rễ cây hô hấp tốt góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Có thể đề cương chưa hay, mong được sự góp của thầy cô và các bạn!
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc