Đề cương ôn tập học kỳ II - Phần Tiếng Việt Lớp 6

Đề cương ôn tập học kỳ II - Phần Tiếng Việt Lớp 6

I. Hớng dẫn chung:

- Hệ thồng lại các kiến thức cơ bản đã học

- Nắm vững khái niệm, đặc điểm của từng đơn vị kiến thức

- Làm hết tất cả các bài tập trong SGK, các BT bổ sung

II. Kiến thức cơ bản:

1. Phó từ:

a. Định nghĩa: sgk

b. Các loại phó từ thờng gặp:

- Phó từ đứng trớc động - tính từ:

+ Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, từng, mới, sẽ, sắp, vừa.

+ Chỉ mức độ: Rất, quá, lắm., cực kì, hơi, khí, khá,.

+ Chỉ sự tiếp diến tơng tự: cũng, đều, vẫn, cứ, còn.

+ chỉ sự phủ định: Không, chẳng, cha.

+ Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,.

Ngoài ra còn có:

+ Chỉ sự khẳng định: có,.

+ Chỉ kết quả và hớng: mất, đợc, ra, vào, đI,.

+ Chỉ tần số: thờng, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luonn, thờng thờng.

+ Chỉ tình thái , đánh giá: vụt,, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt,.

- PT đứng sau động - tính từ:

+ Chỉ mức độ: quá, lắm,.

+ Chỉ kết quả và hớng: ra, vào, xong, rồi , đi,.

+ Chỉ khả năng: đợc,.

 

doc 9 trang haiyen789 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II - Phần Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Kì II
Phần Tiếng việt
I. Hướng dẫn chung:
- Hệ thồng lại các kiến thức cơ bản đã học
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm của từng đơn vị kiến thức
- Làm hết tất cả các bài tập trong SGK, các BT bổ sung
II. Kiến thức cơ bản:
1. Phó từ:
a. Định nghĩa: sgk
b. Các loại phó từ thường gặp:
- Phó từ đứng trước động - tính từ:
+ Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, từng, mới, sẽ, sắp, vừa...
+ Chỉ mức độ: Rất, quá, lắm., cực kì, hơi, khí, khá,...
+ Chỉ sự tiếp diến tương tự: cũng, đều, vẫn, cứ, còn...
+ chỉ sự phủ định: Không, chẳng, chưa...
+ Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,...
Ngoài ra còn có:
+ Chỉ sự khẳng định: có,...
+ Chỉ kết quả và hướng: mất, được, ra, vào, đI,...
+ Chỉ tần số: thường, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luonn, thường thường...
+ Chỉ tình thái , đánh giá: vụt,, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt,...
- PT đứng sau động - tính từ: 
+ Chỉ mức độ: quá, lắm,...
+ Chỉ kết quả và hướng: ra, vào, xong, rồi , đi,...
+ Chỉ khả năng: được,...
c. Bài tâp bổ sung:
C1: Tìm phó từ trong các đoạn văn , đoạn thơ sau:
a. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi ....bà con trong xóm.( Bài học đường đời đầu tiên)
b. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát .....sắp đánh nhau. ( Bài học đường đời đầu tiên)
c. Không biết nói gì hơn........thức hoài ( Đêm nay Bác không ngủ)
C2: Xác định PT có trong các câu:
a. Tôi vẫn còn nhớ mãi cái hồi mới vào lớp 1.
b. Đêm vẫn còn rất dài.
c. Vừa mới làm mà nó đã kêu mệt.
d. Hùng vừa chạy ra cổng đã quay vào liền.
e. Em tôi cũng vừa mới đi học.
C3: Cho các Đt, TT sau. Hãy thêm vào phía trước mỗi từ những phó từ phù hợp
- TT : xanh, mềm, cao, mạnh, dày, khô, non.
- ĐT : uống, chạy, đánh, trồng, cày, cấy.
C4 : Viết đoạn văn với nội dung tùy chọn có sử dụng ít nhất 5 phó từ.
2. Các BPTT :
a. So sánh
* Khái niệm : sgk
* Các kiểu so sánh: sgk
* Bài tập bổ sung :
C!: Tìm và phân tích so sánh ( theo mô hình của SS) trong các câu thơ sau:
a. 
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b. 
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngay
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
C2: Hãy tìm phép SS trong các câu ca dao sau:
a.
Qua cầu ngả nón trông câu
Cỗu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu
b.
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
SS ở đây được thực hiện nhờ từ SS nào ? 
C3 : Xác định sự vật được SS và sự vật dùng để SS của phép SS được dùng trong đoạn thơ :
Chú bé loắt choắt.......đường vàng .
Giữa hai sự vật đem ra SS có nét gì giống nhau?
C4: Hãy tìm 5 thành ngữ SS và đạt câu với chúng.
C5 : Tìm các phép SS được sử dụng trong các văn bản đã học : Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước CM, Vượt thác, Cô Tô, nêu tác dụng của các phép SS đó ?
C6: Tìm và phân loại các SS trong các câu sau:
a. 
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
b. Những động tác rút sào, thả sào.....vâng vâng dạ dạ ( Vượt thác)
C6 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các kiểu SS đề tài tự chọn.
b. Nhân hóa:
- Khái niệm : sgk 
- Các kiểu nhân hóa: sgk 
- Bài tập bổ sung:
C1: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
a. 
Mẹ hỏi cây Kơ - nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc
b. 
Vì sương nên núi bạc đâu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa
c. 
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà
C2: Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào. Nêu tác dụng của chúng?
a. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát.....Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: [...] ( Bài học đường đời đầu tiên)
b. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một ....cảm giác riêng. [...] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái ...hiện tại. [...] Có chiếc như sợ hãi.....cỏ xanh mềm mại. ( Khái Hưng)
c. Gậy tre, chông che chống lại....Chiến đấu! ( Thép Mới)
d. Lũy tre ngoài cùng này không đốn... cũng không lọt...( Ngô Văn Phú)
C3: Tìm phép nhân hóa trong một số văn bản đã học. Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó?
C4: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa chủ đề tự chọn
c. ẩn dụ: 
* Khái niệm : sgk
* Bài tập bổ sung :
C1: Tìm và phân tích các ẩn dụ trong các câu sau:
a.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
b.
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
C2: Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép ẩn dụ.
C3: Những cách nói sau đây có phải là ẩn dụ không? Nếu phải đó là kiểu ẩn dụ nào?Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự.
Nhìn thấy ớn, nghe mệt, nói ngọt, giọng chua lè, thơm điếc cả mũi,...
C4: Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng pháp ẩn dụ?
d. Hoán dụ:
* Khái niệm : sgk
* Các kiểu hoán dụ sgk
* Bài tập bổ sung :
C1: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ?Lấy ví dụ phân tích?
C2: Tìm những từ ngữ hoán dụ trong các câu sau?
a.
Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
b.
Đây suối Lê - nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
c. 
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đòi nương
d.
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ chí Minh.
e.
Đứng lê thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ, súng gươm bạo tàn
3. các thành phần chính của câu:
- Khái niệm :
- Bài tập bổ sung:
C1: Xác đinh CN – VN trong các câu sau:
a. Ngày thứ năm trên đảo........trong sáng như vậy. ( Cô Tô )
b. Hôm đó, chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố- đưa theo bé quỳnh đến chơi. [...] Hai đứa lôI .......cho bé Quỳnh xem. [...] Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ.( Bức tranh của em gái tôi)
C2: Các câu sau có mấy CN – VN ? Hãy chỉ ra cho đúng?
a. Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. [...] Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy.....thân mật sống với nhau. [...] ( Chân Tay, Tai, Mắt, miệng)
b. Mẹ tôi vừa về .....bất cứ phòng tranh nào. ( Bức tranh của em gáI tôi)
c. Đứng ở mạn thuyền, vua thây lưỡi gươm.....cho Long Quân.! ( Sự tích Hồ Gươm)
C3: Điềm chủ ngữ cho những câu sau:
a. Hôm nay, /.../ đI lao động.
b. /.../ là học sinh giỏi của lớp tôi.
c. /.../ trong xanh, không một gợn mây
C4: Điền VN cho những câu sau:
a. Dòng sông Năm Căn/.../.
b. Cây tre là /.../.
c. Cha mẹ./.../.
C5: Đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ cho các câu sau:
a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
b. Thầy giáo đã bước vào lớp.
c. Bức tranh Đông Hồ treo trên tường rất đẹp.
C6: Đặt câu hỏi tìm VN cho các câu sau:
a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
b. Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
c. Nhà Rông là linh hồn của bản làng Tây Nguyên.
d. Nam, Hải và Lan vừa là một nhóm học tập, vừa là bạn thân của nhau.
4. Câu trân thuật đơn
- Khái niệm:
- Bài tập:
C1: Xác định thành phần vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng..... cánh tay của người nông dân.
C2: Tìm câu trần thuật các đoạn trích sau. Xác định C- V trong từng câu đó?
Bởi tôi ăn uống điều độ .....vào các ngọn cỏ. ( Bài học đường đời đầu tiên)
C3: Xác định CN - VN trong các câu sau và cho biết mỗi CN - VN có cấu tạo như thê nào? Tác dụng của từng câu trần thuật đơn.?
a. Ngày mai trên đât nước , sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.
b. Giờ chớm hè. Cây cối um tùm. .... lặng lẽ bay đi. ( Lao xao)
c. Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. ( Thạch Sanh)
d. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. ( Sự tích Hồ Gươm)
e. Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương ( Theo Cây bút thần)
C4: Chuyển mỗi câu dưới đây thành các câu trần thuật đơn ( Có thể thay đổi từ ngữ chút ít cho phù hợp)
a. Mười mấy tên đầy tớ hung hăng xông vào chuồng ngựa, nhưng Mã Lương không còn ở đấy nưa. ( cây bút thần)
b. Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm dọa chém. ( Ông lão đánh cá và con cá vàng)
c. Từ bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. ( Đeo nhạc cho mèo)
C5: Đặt câu theo yêu cầu:
a. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Làm gì?
b. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
c. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Là gì?
d. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Con gì?
e. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Ai?
g. Đặt một câu có VN trả lời cho câu hỏi Cái gì?
C6: Viết một đoạn văn ngắn chứa câu trần thuật đơn có tác dụng giới thiệu?( Kể lại những công việc )em đã làm trong hằng ngày)
4. Câu trân thuật đơn có từ là
- Khái niệm:
- Bài tập:
C1: Những câu sau có phải là câu trần thuật đơn có từ là không ? Vì sao?
a. ( Em gái tôi là Kiều Phương). ( Nhưng) Tôi quen gọi nó là Mèo.
b. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng.
c. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm.
d. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửu hồng tươi.
g.Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh .
C2: Xác định kiểu câu trần thuật đơn có từ là cho các câu nb,d,e ở câu 1 và các câu sau:
a. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
c. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mền mại.
d. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ
e. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều .
h. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.
i. Chẳng bao lâu , tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng
C3: Hãy tìm 5 định nghĩa là những câu trần thuật đơn có từ là.
C4: Xác định từ loại của từ hayu cụm từ đứng sau từ là trong các câu dưới đây:
Thi đua là yêu nước.
B. Tập thể dục là tốt cho sức khỏe.
Anh trai của tôi là bộ đội.
Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất.
Bồ các là bác chim ri.
 C5: Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Cho biết câu đó thuộc về kiểu nào.
4. Câu trân thuật đơn không có từ là:
- Khái niệm:
- Bài tập: 
C1: Những câu sau , câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại? Vì sao?
a. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
b. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.
c. Có anh tính hay kheo của.
d. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
e. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa.
g. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm , thôn.
h. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
i. Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, dê, gà, lợn,...
k. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. 
C2: Cho 2 câu sau:
Trên tường treo một bức tranh lớn.
Bức tranh lớn treo trên tường.
- Câu nào là câu tồn tại, câu nào là câu miêu tả? Tại sao?
- Hãy viết hai đoạn văn có sử dụng hai câu đó?( Có thể thay đổi từ ngữ chophuf hợp với đoạn văn). Cho biết sự khác nhau giữa chúng.
C3: Đặt 5 câu tồn tại, sau đó chuyển những câu tồn tại này thành câu miêu tả.
5. Chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ
- Các lỗi liên quan: ( Thiếu CN hoặc VN, thiếu cả CN lẫn VN, sai về quan hệ ngữ nghĩa)
- Bài tập: 
C1: Hãy cho biết những câu in đậm dưới đâycó phải là câu thiếu CN hay không? Tại sao?
a. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. 
b. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ.
c. Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
d. Cô Hà là người Cần Thơ. Cô Hoa người bến tre.
C3: Trong những câu sau, câu nào là câu sai? Hãy chữa lại các câu sai:
a. Môn Ngữ Văn, môn học mà em thích nhất.
b. Điểm mười mà em nhận được trong giờ Toán hôm qua.
c. Với môn Ngữ Văn đã làm cho chúng thêm yêu quý tiếng mẹ đẻ.
d. Bằng tình yêu tiếng mẹ đẻ của các nhà văn nhà thơ đã sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng.
e. Những cuốn truyện mà anh cho mượn hôm qua.
g. Ngay từ hồi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà em được nghe bà kể.
h. Về tác phẩm “ DMPLK” của nhà văn Tô Hoài viết cho các em thiếu nhi.
i. Nga, bạn gái mà tôi rất quý mến.
k. Bức thư của Mai vừa gửi cho ba.
l. Buổi sáng hôm ấy , một buổi sáng đáng nhớ.
	m. ở trường em, Trường THCS Trần Hưng Đạo.
	n. Nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
	o. Trong những năm học ở Tiểu học, cấp học cho chúng em những kiến thức đầu tiên -kiến thức nền tảng cho cuộc sống sau này.
	p. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.
	q. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
C4: Những câu sau sai lỗi gì? Nêu cách chữa từng câu.
a. Chân bé vừa chạy vừa khóc.
b. Tay chị đưa chiếc liềm thoăn thoắt và khe khẽ hát.
c. Cây bút của Ngọc đang đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại hỏi cô.
d. Chiếc xe đưa Toàn từ nhà đến trường và bước vào lớp.
e. Chúng ta thấy Dế Mèn rất ân hận, saukhi trêu chị Cốc làm cho Dế Choắt bị đòn oanvaf chết.
g. Sau khi trao giải nhất, Kiều Phương trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi.
h. Đọc bài thơ Mưa, TĐK đã sử dụng rất nhiều từ ngữ có tác dụng nhân hóa.
i. Vứt sào, ta thấy chú Hai ngồi xuống thở không ra hơi.
C5: Hoàn chỉnh những câu dưới bằng cách thêm CN, VN vào chỗ trống
a. Thời gian không học trên lớp,......................................................................................
b. .............................................. mới mua cho Thanh một chiếc cặp rất đẹp.
c. Tất cả những bạn đi tham quan làn này..............................................................
d. Trên bờ sông, ............................................... đang gặm cỏ.
6. Ôn tập về dấu câu:
- Các dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Bài tập: 
C1: Cuối những câu sau đặt dấu gì?
a. Mấy giờ rồi
b. Vừa nãy đã có người hỏi tôI mấy giờ rồi 
c. Này, cậu đã làm bài tập số 4 chưa
d. Hãy cho biết đây là cáI gì
C2: Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu sai? Hãy chữa lại cho đúng.
a. Này, quyển sách này của ai đấy?
b. Các cậu ơi, các cậu có biết quyển sách này của ai không.
c. Mai cậu có đi chơi với tớ không!
d. Đi chơi với mình nhé?
e. Cho tớ mượn quyển Ngữ văn mấy ngày nhé!
C3: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước.
b. Sáng hôm ấy bằng chiếc xe máy cũ bố tôi đã chạy về thăm bà ngoại bị ốm.
c. Bác Tâm mẹ của Nam đang chăm chú làm việc.
d. Ngày xưa có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm phải tự đùm bọc nuôi nhau.
e. Họ hàng nhà cò nhà diệc nhà bồ nông đến ăn ở khúc sông dập dìu tôm cá.
C4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu kể lại một đoạn truyện em đã học trong đó có sử dụng dấu chấm hỏi, và dấu chấm than
Phần Văn
C1:Nhận xét về vai trò chứng nhân của cầu Long Biên.
C2: Qua bài thơ ĐNBKN của nhà thơ MH, em hiểu thêm gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta?
C3: Nêu đặc điểm của nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu.
C4: Bài thơ Lượm đã gợi cho em những suy nghĩ gì?
C5: Qua văn bản BTCTLDĐ , tác giả đã đặt ra những vấn đề gì?
C6: Chỉ ra tác dụng của một số phép tu từ mà tác giả dùng trong văn bản BTCTLDĐ 
C7: Tác giả đã sử dụng những chi tiết nào để miêu tả vẻ đẹp của động PN ?
Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong VB ĐPN
C8: Những chi tiết nào trong văn bản SNCM thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước miền Tây Nam Bộ.
C9: Nghệ thuật miêu tả các loài chim trong đoạn trích Lao xao có những điểm gì đáng chú ý?
C10: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến cho rằng Vượt thác là văn bản tả cảnh, tả người đặc sắc.
C11: Trong văn bản Cô Tô, cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả miêu tả như thế nào?
C12: Viết một đoạn văn ngắn ( 5- 7 câu) trình bày những suy nghĩ của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của VB Cây tre VN.
C13: Bài thơ ĐNBKN của MH kể lại câu chuyện gì? Hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó.
C14: Văn bản Cây tre VN của Thép Mới thuộc thể loại nào? Nội dung văn bản đã ca ngợi những phẩm chất gì của cây tre.? 
C15: Nêu điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản Vượt thác . Điểm nhìn ấy có tác dụng như thế nào đối với việ miêu tả cuộc vượt thác.
C16: Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên một số văn bản ND đã học.
C17: Nhận xét về tâm trạng người anh trong truyện BTCEGT khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình: “ Tôi giật sững .................đó là xấu hổ.
C18: Nêu nhận xét về khổ thơ sau.
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Phần TL Văn
C1: Hãy tả một cơn mưa rào mùa hạ.
C2: Hãy tả về một người mà em yêu quý.
C3: Hãy miêu tả hình ảnh lực sĩ đang cử tạ.
C4: Viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
C5: Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
C6: Hãy miêu tả lại cảnh bão lụt và nêu những suy nghĩ của mình về việc phòng chống bão lụt, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.
C7: Em từng gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian. Hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.
C8: Hãy viết bài văn miêu tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến.
C9: Tả cảnh sân trường em giờ ra chơi ( vào một buổi sáng sớm trước giờ vào học)
C10: Tả lại chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu.
C10: : Em hóy tả lại hỡnh ảnh một người thầy giỏo ( cụ giỏo) cũ đó để lại trong em những ấn tượng sõu sắc nhất. 
C11: : Tả lại đờm trăng đẹp ở quờ em.
C12: Hãy viết đơn xin miễn giảm học phí vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu nhõn vật
- Nhận xột chung về nhõn vật
(Vớ dụ:
Lượm là một chỳ bộ gõy nhiều ấn tượng cho chỳng ta qua bài thơ Lượm (Tố Hữu)
Tuy cũn nhỏ tuổi nhưng Lượm đó hăng hỏi tham gia khỏng chiến, làm liờn lạc và đó dũng cảm hi sinh trong lỳc làm nhiệm vụ)
b. Thõn bài: 
- Đặc điểm của nhõn vật :
+ Hỡnh dỏng: nhỏ nhắn, xinh xắn loắt choắt, như con chim chớch. Mặt bầu bĩnh cười hớp mớ, mỏ đỏ bồ quõn
+ Trang phục: quần ỏo thiếu sinh quõn, mũ ca lụ, mang xắc cốt.
+ Cử chỉ, tỏc phong: nhanh nhẹn thoăn thoắt
+ Tớnh nết: yờu đời, hồn nhiờn, vui tươi, trong sỏng, ngộ nghĩnh Ca lụ đội lệch, mồm huýt sỏo vang, chỏu đi liờn lạc, vui lắm chỳ à, ở đồn Mang Cỏ, thớch hơn ở nhà.
+ Hành động: rất dũng cảm Vụt qua mặt trận, ... sợ chi hiểm nghốo
- Hỡnh ảnh Lượm lỳc hi sinh: như một thiờn thần nằm trờn lỳa, tay nắm chặt bụng, ... hồn bay giữa đồng 
c. Kết bài:
- Nờu cảm nghĩ: yờu mến và vụ cựng cảm phục Lượm.
- Ca ngợi, khẳng định: Lượm là một con người đẹp nhất trong tõm trớ của em

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_phan_tieng_viet_lop_6.doc