Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- Văn bản là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách.
- Hệ thống luận điểm: 3 luận điểm.
+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
+ Luận điểm 3::Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
a, Tầm quan trọng:
- Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.
- Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.
- Những cuốn sách có giá trị được coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. Năm học: 2019-2020 A. VĂN BẢN * Bàn về đọc sách I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc. 2. Tác phẩm: - Văn bản là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau. - Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách. - Hệ thống luận điểm: 3 luận điểm. + Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. + Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. + Luận điểm 3::Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách: a, Tầm quan trọng: - Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại. - Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm. - Những cuốn sách có giá trị được coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. b, Ý nghĩa: - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức cho bản thân. - Coi thường không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, lạc hậu, làm cho xã hội thụt lùi. - “Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức ” - Mỗi cuốn sách đã tích tụ kinh nghiệm và tư tưởng của cha ông hàng nghìn năm để lại. Đọc sách, lắng nghe và làm theo những lời dạy đó,rút kinh nghiệm và tiếp nối con đường của thế hệ trước là cách đền ơn đáp nghĩa đối với thành quả nhân loại trong quá khứ. 2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống: - Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại. - Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc. b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích: - Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt – so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú. 3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. a, Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều. - Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân. - Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng. - Chọn sách nên hướng vào hai loại: + Kiến thức phổ thông + Kiến thức chuyên sâu. b, Phương pháp đọc sách: - Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng. - Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy vàkiên định mục đích. - Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan. - Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu. - Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại. * Tiếng nói của văn nghệ I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội. - Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,.. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng cóđóng góp đáng kể. - Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. - Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tácnổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng(thơ), Vỡ bờ( tiểu thuyết) - Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM vềvăn học – nghệ thuật 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạnđầu cuộc k/c chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng. - Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên. - Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. c. Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đờisống. d. Luận điểm: + Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ. + Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối vớiđời sống con người. + Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ. ( Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sứcmạnh kì diệu của văn nghệ). II – Đọc – hiểu văn bản: 1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ: - Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ. - Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ khôngchỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan củangười sáng tác – qua lăng kính của tác giả. - Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫnchứng: + Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động củaNguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ + Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọcbâng khuâng, thương cảm. - Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tìnhcảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người. 2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người: - Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảmthấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn: + Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình. + Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộcsống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bênngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi. + Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằngngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biếtrung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc. 3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ: - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. - Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồncon người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vuitrong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội. - Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo ... TIẾNG VIỆT. I. ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU * Lý thuyết: 1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như: - chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao). - hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp) VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...). VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! 3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. VD: - Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? - Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) - Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. * Luyện tập Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau: a) Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh) b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. c, Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa (Bếp lửa - Bằng Việt) Gợi ý: a) Thành phần tình thái: hình như b) Thành phần phụ chú: những người con ở xa c) Thành phần cảm thán: Ôi Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Gợi ý: a, Thành phần tình thái: có lẽ b, Thành phần cảm thán: Chao ôi c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau: a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường (Nam Cao) b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp. c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) * Gợi ý: - Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi b) bạn thân của tôi - Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi, II. Khởi ngữ 1. Khởi ngữ là gì? * Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. * Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,.... (Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8) * Công dụng của khởi ngữ trong câu Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính. Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó. 2. Ví dụ về khởi ngữ – Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ. “Đối với chúng tôi” là khởi ngữ. III. Tập làm văn * Lý thuyết 1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo ). - Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông ). - Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo Rút ra vấn đề nghị luận). 2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng yêu thương con người, khoan dung ). - Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá ). - Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề. - Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi. - Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ. II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Đọc kỹ đề - Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. - Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt. 2. Lập dàn ý - Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic. - Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng. 3. Dẫn chứng : - Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). - Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp 3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục - Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. - Lập luận phải chặt chẽ. - Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. * Luyện tập: Đề 1: Xả rác bừa bãi nơi công cộng là hiện tượng phổ biến hiện nay trên đất nước ta. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. Đề 2: Suy nghĩ của em về bạo hành trong gia đình và xã hội hiện nay. * Gợi ý: Đề 1 1. Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận 2. Thân bài: - Phân tích các biểu hiện của thực trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng như: Công viên, hồ, sông ngòi, nơi công sở, trường học, khu công ngiệp, chế biến - Phân tích nguyên nhân dẫn đến biểu hiện vứt rác bừa bãi : +Thói quen xấu: bạ đâu vứt đấy. + Ý thức kém: trong giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan. - Phân tích tác hại của việc vứt rác bừa bãi: + Làm mất mỹ quan đường phố, nơi công cộng. + Làm ô nhiễm môi trường. + Ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng. - Một số biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng trên. + Tuyên truyền về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường sống trong lành. + Tìm ra biện pháp xử lí rác thải, phân loại rác, không nhập rác thải công nghiệp từ nước ngoài về ở các cảng biển + Phê phán những người chưa có ý thức 3. Kết bài: - Giải pháp khắc phục. - Rút ra bài học cho bản thân. Gửi các em HS 9/2 thân mến! Dưới đây là tổng hợp kiến thức cơ bản khối 9 từ tuần 22 đến tuần 25 mà các cô đã tổng hợp và gửi tới các em. Các em hãy đọc kĩ từng phần, làm bài tập trong đề cương nhé! Hãy chăm chỉ học tập để đạt kết quả tốt nhất cho năm học cuối cùng ở trường cấp 2 nhé các em! KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI A. Kiến thức cơ bản I. Tác giả: Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. II. Tác phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. 2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: Nội dung: bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Nghệ thuật: bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo. 3. Mạch cảm xúc và bố cục Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. * Bố cục: Gồm 4 phần: Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước. Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 4. Nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm. B. Phân tích bài thơ: 1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu): Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc. Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế. Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong anhs áng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót chi mà ”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện. “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. Có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc. ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục. II. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp) Hình ảnh lộc xuân theo người ra tràn theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, 2 nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ” + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù. + “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. + “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao". Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã đươcn mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la. Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh thật đẹp mang nhiều ý nghĩa : "Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”. Sao là một nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Qua đó, tác giả Thanh Hải bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và không một thế lực nào ngăn cản được, nhất định đất nước cũng sẽ toả sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. ở câu thơ thứ hai, phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn, cảm xúc của nhà thơ là cảm xúc lạc quan, tin tưởng, ngợi ca sức sống của quê hương đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về. III. ước nguyện của nhà thơ (8 câu tiếp) Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà thơ đã lấy cái đẹp tinh tuý của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến". Làm "con chim hót" giữa muôn ngàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm "một cành hoa" giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm "một nốt trầm" giữa bản hoà tấu muôn điệu, làm "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. Điệp từ "ta" như một lời khẳng định. Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà nó còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng chung của nhiều người. "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” ước nguyện hoá thân đso vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả âm thầm “lặng lẽ dâng cho đời”. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nhỏ hoà vào cuộc sống, là ước nguyện sống có ích, được cống hiến cho đời như Tố Hữu đã viết trong “Một khúc ca xuân”. “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, cũng là cách thể hiện thiết tha, cảm động. Nó đã khắc sâu ý tưởng: “Mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). Đó không phải mong muốn trong một lúc mà là cả một cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc”. Điệp từ “Dù là” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp, mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người đã từng trải qua 2 cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn tha thiết được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung. Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà thơ trở về với cát bụi nhưng không gợi chút băn khoăn về bệnh tật, những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ “lặng lẽ cháy bỏng một khát khao được dâng hiến”. IV. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (Khổ cuối) Như một nhịp láy lại của khúc dân ca dịu dàng, đằm thắm tăng giá trị biểu hiện của các khổ thơ trên đem lại thi vị Huế trìu mến tha thiết. “Mùa xuân - ta xin hát Khúc Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phác tiền đất Huế". Bài thơ khép lại trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. Câu ca nghe như một lời từ biệt để hoà vào vĩnh viễn. Nhưng đây không phải là lời ca buồn thủa trước “nhịp phác tiền đất Huế” nghe giòn giã, vang xa. - “Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” còn ngân nga mãi mãi. Phải yêu đời lắm, phải lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó (đang ốm nặng và sắp qua đời). Điều đó làm ta càng yêu quý tiếng hát và tấm lòng nhà thơ. Như vậy, xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân. Từ tiếng chim chiền chiện tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến làm một nốt nhạc trầm nhập vào bản hoà ca đất nước, và đến đây là khúc hát tạo ấn tượng một bài ca không dứt. Một bài ca yêu cuộc sống. Bài thơ được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát và trở thành một khúc ca xuân quen thuộc, xúc động, còn mãi với đời. V. Nghệ thuật đặc sắc: Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà. Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời - > đất nước - > con người. Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: ở đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. VI. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình. Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh tuý của đời mình cho đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái “tôi” của tác giả đã thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải. * Một số câu hỏi xoay quanh tác phẩm: Câu 1 : Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ. b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc” bằng một đoạn văn. Gợi ý: Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. b. Phân tích đoạn thơ: Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước. Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. + Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. - Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. - Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác. Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm - > sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. => Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp. Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc. Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới. Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lý theo mạch cảm xúc. Gợi ý: Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp vớ
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc