Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy có trong đoạn trích và nêu tác dụng

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định cụm động từ có trong 2 câu “Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.” và điền vào mô hình cấu tạo.

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau

Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này?

 

doc 3 trang haiyen789 8310
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Nghi Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để chuẩn bị cho cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau những người chứng kiến vẫn truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước.
(Theo "Quà tặng trái tim" - NXB Trẻ 2003)
 	Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy có trong đoạn trích và nêu tác dụng
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định cụm động từ có trong 2 câu “Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.” và điền vào mô hình cấu tạo.
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này? 
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ việc làm của cô gái bị bệnh down trong đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 12 dòng) nêu suy nghĩ và hành động của em khi gặp những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích.
---- Hết ----
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HK I
 NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn 6
Phần
Câu
Yêu cầu
Điểm
I. ĐỌC
HIỂU
(3.0đ)
1
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
0,5đ
2
- Từ láy: dịu dàng
- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung dáng vẻ, tình cảm chân thành trong hành động của cô gái khi giúp đỡ cậu bé đang bị vấp té.
0,5đ
3
- Xác định và điền cụm động từ vào mô hình cấu tạo: .
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
nói
xong
cùng
khoác
tay
sánh bước
về vạch đích
đồng loạt
đứng dậy
1,0đ
4
- Khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này vì: 
+ Mặc dù các vận động viên là những người khuyết tật cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là cô gái bị hội chứng down nhưng cách hành xử của họ lại đầy tinh thần cao thượng, đầy lòng yêu thương và đầy tính nhân bản.
+ Khán giả cảm động và cảm nhận được bài học về sự chiến thắng: chiến thắng vinh quang nhất chính là chiến thắng bản thân mình.
1,0đ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
 (7.0đ)
Câ u 1
(2.0đ)
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có mở đoạn; thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu vấn đề; Thân đoạn: Giải quyết vấn đề; Kết đoạn: Kết thúc vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ và hành động của em khi gặp những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Suy nghĩ: Trong cuộc sống, xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần sự đồng cảm và chia sẻ.
- Hành động:
+ Về vật chất: quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Về tinh thần: biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn, bất hạnh.
- Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, chân thật, sâu sắc.
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25đ
0.25 đ
1.0đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2
(5.0đ)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn kể chuyện đời thường: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng đối tượng cần kể: Một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích.
c. Nội dung kể chuyện: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một một số định hướng cho việc chấm bài.
* Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
* Diễn biến những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
- Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ? 
- Lai lịch nguồn gốc: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
- Chung quanh việc đặt tên? Em có kỉ niệm gì không?
- Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao? 
- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó.
- Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào? (Nó là vệ sĩ của em? Là bạn cùng chia sẻ vui buồn? ....)
* Suy nghĩ của em về con vật nuôi yêu thích.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, chân thành.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
0.25
4.0
0.5đ
3.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25
0.25
* Lưu ý khi chấm bài:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc