Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm.”
(TríchMưa xuân –Vũ Tú Nam)
a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?. (0,5đ)
b. Viết ra 2 từ láy có trong đoạn trích(0,5đ)
c. Giải thích nghĩa của từ “mặt” có trong đoạn văn trên? Từ “mặt” ấy được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1.0đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Từ đó oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”
a. Đoạn truyện trên trích từ văn bản nào, kể về những nhân vật nào và sự việc chính được kể là gì? (1.5 đ)
b. Đoạn truyện có ý nghĩa giải thích cho điều gì? (0.5đ)
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I.MỤC TIÊU KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ dạy-học trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 theo ba nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN Hình thức: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: tổ chức kiểm tra riêng theo lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn 6 tính đến tuần 7. - Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận. Nội dung Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1: - Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật ngoài SGK. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 50 - 400 chữ. - Nhận biết PTBĐ. - Xác định một số hiện tượng Tiếng Việt như : từ ghép, từ láy, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa... - Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản hoặc hiểu và giaiur thích được hiện tượng TV. Tổng (1) Số câu 1 1 Số điểm 1.5 0.5 2 Tỉ lệ 15% 5% 20% Câu 2: Ngữ liệu -Trích dẫn một đoạn tríchngắn dưới 200 từ trong các văn bản đã học. - Nhận biết: tên văn bản, nhân vật, sự việc chính. - Hiểu được ý nghĩa của văn bản hoặc một chi tiết trong đoạn trích. Tổng (2) Số câu 1 1 Số điểm 1.5 0.5 0 0 2 Tỉ lệ 15% 5% 0 0 20% Tổng (1+2) Số câu 2 2 Số điểm 3 1 0 0 4 Tỉ lệ 30% 10% 0 0 40% Phần II: Làm văn Bài văn tự sự -Kể về một câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến hoặc một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học bằng lời văn của cá nhân học sinh (không ra các tác phẩm hướng dẫn đọc thêm) Học sinh nhận biết được kiểu bài, thao tác làm bài văn tự sự. Hiểu được sự việc cần kể, lựa chọn trình bày theo trình tự hợp lí -Viết các đoạn văngiới thiệu nhân vật và kể sự việc -Xây dựng bố cục hoàn chỉnh 3 phần. Tạo lập bài văn có sự sáng tạo trong cách kể, trong dùng từ, đặt câu . Tổng Số câu 1 1 Số điểm 1 1 3 1 6 Tỉ lệ 10% 10% 30% 10% 60% Tổng cộng Số câu 3 3 Số điểm 4 2 3 1 10 Tỉ lệ 40% 20% 30% 1% 100% Đề số 1 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm.” (TríchMưa xuân –Vũ Tú Nam) a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?. (0,5đ) b. Viết ra 2 từ láy có trong đoạn trích(0,5đ) c. Giải thích nghĩa của từ “mặt” có trong đoạn văn trên? Từ “mặt” ấy được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1.0đ) Câu 2: (2,0 điểm) Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Từ đó oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” Đoạn truyện trên trích từ văn bản nào, kể về những nhân vật nào và sự việc chính được kể là gì? (1.5 đ) Đoạn truyện có ý nghĩa giải thích cho điều gì? (0.5đ) Phần II. Làm văn ( 6,0 điểm): Câu 3: Hãy kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em. -------------------------------Hết-------------------------------- Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1: Câu 1: 2,0 a Xác định phương thức biểu đạt:Miêu tả 0,5 b Mỗi từ láy đúng 0.25đ 0,5 3 Nghĩa của “mặt”: chỉ phần trên của đất “Mặt” dùng theo nghĩa chuyển (mỗi ý đúng 0.5đ) 1.0 Câu 2 Hs cần đạt được các yêu cầu sau: 2.0đ a -Trích từ văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh -Nhân vật được kể: Sơn Tinh và Thủy Tinh -Sự việc chính được kể: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thất bại Mỗi ý đúng được 0.5đ 1.5đ b Ý nghĩa: giải thích cho hiện tượng lũ lụt hàng năm ở vùng bằng Sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) 0.5đ Câu 3 Làm văn 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ ba phần MB, TB, KB. 1.0 b. Xác định đúng vấn đề cần kể: truyện Thánh Gióng 0.5 c.Kể đảm bảo các sự việc chính: - Vợ chồng ông bà lão đã già nhưng không có con.Bà ướm thử vết chân to thì có thai và sinh ra bé Gióng. - Ba tuổi chỉ đặt đâu nằm đấy nhưng khi sứ giả tìm người tài thì cất tiếng nói xin đi đánh giặc. - Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi, bỗng chốc trở thành một tráng sĩ. - Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận. - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc và đuổi đến chân núi Sóc thì dừng lại cởi giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. - Vua nhớ công ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhân dân lập đền thờ. Hàng năm tổ chức Hội khỏe Phù Đổng. 3,0 d. Sáng tạo: Khuyến khích các ý sáng tạo, mới mẻ trong cách kể, trong xây dựng tình huống kể 1.0 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.5 Đề số 2 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Bầu trời đen thẫm lại như khoác một chiếc áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau lũy tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên.hàng trăm ngôi sao sáng long lanh lúc ẩn, lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo ” (Trích bài làm của học sinh) a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?. (0,5đ) b. Viết ra 2 từ láy có trong đoạn trích(0,5đ) c. Giải thích nghĩa của từ “quả” trong cụm từ “quả cầu lửa”? Từ “quả” ấy được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1.0đ) Câu 2: (2,0 điểm) Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con làng xóm. Bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước ” Đoạn truyện trên trích từ văn bản nào, kể về những nhân vật nào và sự việc chính được kể là gì? (1.5 đ) Đoạn truyện ca ngợi vẻ đẹp nào của nhân dân ta? (0.5đ) Phần II. Làm văn ( 6,0 điểm): Câu 3: Hãy kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em. -------------------------------Hết-------------------------------- Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1: 2,0 a Xác định phương thức biểu đạt:Miêu tả 0,5 b Mỗi từ láy đúng 0.25đ 0,5 3 Nghĩa của “quả”: chỉ toàn bộ khối tròn cảu hình cầu. “quả” dùng theo nghĩa chuyển (mỗi ý đúng 0.5đ) 1.0 Câu 2 2,0 a. -Trích từ văn bản: Thánh Gióng -Nhân vật được kể: Thánh Gióng và dân làng (có thể thêm cha mẹ) -Sự việc chính được kể: Gióng lớn nhanh nên dân làng góp gạo nuôi Gióng. Mỗi ý đúng được 0.5đ 1.5đ b. Ý nghĩa: ca ngợi tinh thần yêu nước và đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. 0,5 Câu 3 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ ba phần MB, TB, KB. 1.0 b. Xác định đúng vấn đề cần kể: truyện Sơn Tinh Thủy TInh 0.5 c. Kể đảm bảo các sự việc chính: - Vua Hùng muốn kén rể - Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn. - Vua Hùng ra điều kiện sính lễ - Sơn Tinh đến trước lấy được vợ. - Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên dâng nước đánh Sơn Tinh ròng rã nhưng không địch nổi đành rút quân về.. - Hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh nhưng nào cũng thua trận. 3,0 d. Sáng tạo: Khuyến khích các ý sáng tạo, mới mẻ trong cách kể, trong xây dựng tình huống kể 1.0 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.5
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_co.doc