Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 6

Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 6

Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước.”

doc 4 trang Mạnh Quân 24/06/2023 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP
I, PHẦN ĐỌC- HIỂU(2,5đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước.”
Câu 1: Hãy nêu ý chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Hãy tìm một từ mượn trong đoạn trích và cho biết từ đó mượn tiếng nước nào?
Câu 3: Tìm chi tiết thần kì có trong đoạn trích?
Câu 4: Nêu ý nghĩa của chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé”?
 Câu 5: Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của làng. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?
II, PHẦN LÀM VĂN
Câu 1(2 đ): Đoạn văn trên nêu cao tinh thần, yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần trên?
Câu 2: (5 đ) Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng từng một lần mắc lỗi, em hãy kể một lần mắc lỗi khiến em ân hận và day dứt mãi.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Nội dung chính của đoạn trích trên: Nói về sự lớn nhanh kì lạ của Thánh Gióng từ khi gặp sứ giả.
0,5
2
sứ giả - mượn tiếng Hán.
0,5
3
Chi tiết thần kì: lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
0, 5
4
Ý nghĩa của chi tiết: “Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng.”
- Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng mãnh của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.
- Ngày nay ở hội Gióng người ta vẫn tổ chức thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ giàu ý nghĩa.
0,5
5
Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của làng. Điều đó có ý nghĩa :
Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân.
Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng.
0,5
II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu
1
Hình thức: đoạn văn từ 6-8 câu, có thể là đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
Nội dung: Tinh thần, yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 
2,0
Mở đoạn(1 câu): Đoàn kết là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người.
* Thân đoạn: Gồm 4-6 câu cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích: Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất cả về tư tưởng và hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu chung, mang lại lợi ích cho cả tập thể cũng như từng cá nhân.
- Vì sao chúng ta cần có tinh thần đoàn kết?
. Đoàn kết giúp huy động được nhiều nguồn lực cả về vật chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nên sức mạnh to lớn giúp cho tổ chức, tập thể dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách để chinh phục mục tiêu.
. Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc
- Đánh giá, mở rộng:
+ Đánh giá: Tinh thần đoàn kết là sức mạnh quý giá của mỗi tập thể, mỗi quốc gia, dân tộc mà chúng ta cần phải có, cần phải bồi đắp.
+ Mở rộng vấn đề:
. Phê phán những tư tưởng, hành động chia rẽ, phá hoại tập thể.
+ Bài học, liên hệ bản thân: Cần sống đoàn kết, chan hòa với mọi người và hành động tích cực vì lợi ích chung của tập thể.
* Kết đoạn( 1câu): Khẳng định lại vấn đề
Câu
2
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện
Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
5,0
Mở bài: 
 HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà em đã làm).
1,0
Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện 
+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian )
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh 
+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể 
3,0
Kết bài:
Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện vừa kể 
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tong_hop_mon_ngu_van_lop_6.doc