Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023
Đọc kĩ đoạn trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất:
“Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào.
- Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra.
Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.
Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Sao? Sao?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I-ĐỀ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Câu 1: Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất: “Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì? - Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào. - Chối hả? Chối này! Chối này! Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn: - Sao? Sao? Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắc thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.” (Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài) 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Bút ký B. Truyện đồng thoại C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn 2. “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất, lời kể của Dế Mèn. B. Ngôi thứ ba, lời kể của Dế Mèn. C. Ngôi thứ nhất, lời kể của Dế Choắt. D. Ngôi thứ ba, lời kể của Dế Choắt. 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: A. miêu tả. B. biểu cảm. C. tự sự. D. nghị luận. 4. Bài học chính được rút ra từ tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” là: A. cần phải đoàn kết. B. cần phải biết điểm mạnh và yếu của mình để phát huy. C. không nên trêu chọc kẻ mạnh hơn mình. D. không được kiêu căng, tự phụ, khinh thường người khác. 5. Nét đẹp của nhân vật Dế Choắt được thể hiện trong đoạn trích là: A. vị tha, độ lượng. B. hung hăng, hống hách. C. yếu đuối, nhút nhát. D. khỏe mạnh, cường tráng. 6. Dòng nào sau đây là lời của Dế Choắt? A. Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? B. Lạy chị, em nói gì đâu! C. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! D. Tôi biết làm thế nào bây giờ? 7. Từ láy có trong câu văn “Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay” là: A. tiếng hát. B. văng vẳng. C. giật nảy. D. đầu cánh. 8. Từ ghép có trong câu văn “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum” là: A. đem xác. B. một vùng. C. vùng cỏ. D. bùm tum. Câu 2: Tự luận (4 điểm) a) Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó: (3 điểm) “Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” b) Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu). (1 điểm). II. PHẦN VIẾT (4 điểm) Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid, chắc hẳn em đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể về một trong những trải nghiệm đó của em. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU NỘI DUNG Điểm Bài 1 (2đ) Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 0.25đ/ câu đúng B A C D A B B C Bài 2 (4đ) a. HS chỉ ra các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh - Nhân hóa: “chị Cốc” - So sánh “mỏ Cốc” với “cái dùi sắt” HS phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, đảm bảo các ý: - Nhấn mạnh mỏ của chị Cốc như cái dùi sắt sắc nhọn, chọc xuyên thủng cả đất. - Làm cho sự vật trở nên gợi cảm, sinh động, dễ hình dung, trở nên gần gũi hơn. 1 0.5 0.5 1 b. HS có thể rút ra một trong các bài học: Cần phải biết tự rèn luyện bản thân, trước khi làm việc gì phải suy nghĩ kĩ càng, không nên kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác - Hình thức đảm bảo hình thức của đoạn văn, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt câu, chính tả. ( GV tôn trọng ý kiến riêng của HS) 1 II. VIẾT (4đ) Nội dung: HS kể lại một trải nghiệm trong quá trình học online của chính mình. * Hình thức: - Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi (chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt). - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, ngôn ngữ kể chuyện phù hợp, giàu sức biểu cảm có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. * Nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện. - Ấn tượng của em về câu chuyện đó. 2. Thân bài - Giới thiệu về trải nghiệm cụ thể - Xảy ra trong thời gian, không gian nào? 0.5 0.5 0.5 2.0 - Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó...) - Diễn biến của câu chuyện. - Đỉnh điểm của câu chuyện. - Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết. + Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên) + Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào? 0.5
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_de_1_co_dap_an_nam_ho.docx