Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 5 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 5 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Đọc Ngữ liệu sau:

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đổi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

 

docx 6 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 5 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
 MÔN NGỮ VĂN 6 
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc Ngữ liệu sau:
	Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
	Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
	Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
	Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đổi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
(Trích “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể loại của Ngữ liệu trên.
A. Truyền thuyết
B. Truyện cổ tích
C. Lục bát
D. Tự sự
Câu 2. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì?
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
	A. Xác định thời gian
B. Xác định nơi chốn
C. Xác định nguyên nhân
D. Xác định mục đích
Câu 3. Nhân vật chính của Ngữ liệu trên là
A. Sơn Tinh
B. Thủy Tinh
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. vua
Câu 4. Trong Ngữ liệu có mấy từ láy?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 5. Các từ sính lễ, cơm nếp là từ phức. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì trong cuộc sống?
	A. Thủy Tinh ghen tuông
B. Sơn Tinh ghen tuông
C. Thủy Tinh phô diễn tài năng
D. Hiện tượng lũ lụt
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: nôn nóng, bản lĩnh.
Sơn Tinh rất .
Câu 8. Yếu tố kì ảo trong Ngữ liệu là
A. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão. 
B. Sơn Tinh có thể bốc từng quả đồi, dời tững dãy núi, dựng thành lũy đất
C. Sơn Tinh đem đủ sính lễ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Qua ngữ liệu, em hãy nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.
Câu 10. Từ việc đọc hiểu Ngữ liệu, em cần làm gì để hạn chế thiên tai, lũ lụt?
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
-------HẾT-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 6

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I 
ĐỌC HIỂU 
6,0
1
A
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
B
0,5
5
A
0,5
6
D
0,5
7
bản lĩnh
0,5
8
D
0,5
9
 Tác dụng của yếu tố kì ảo:
- Làm cho câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
- Thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật

0,5
0,5
10
Việc làm của bản thân để hạn chế thiên tai, lũ lụt:
+ Kêu gọi mọi người cần bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, 
+ Ý thức bảo vệ môi trường, ứng xử tử tế với thiên nhiên

0,5
0,5
II.
VIẾT 
4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự
Mở bài giới thiệu được câu chuyện cổ tích, Thân bài triển khai được các sự việc, Kết bài nêu được ý nghĩa của câu chuyện.
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện cổ tích.
0,25
 c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài (0.25 điểm): Dùng ngôi thứ ba giới thiệu sơ lược về câu chuyện; nêu lí do kể câu chuyện đó.
Thân bài (2.0 điểm):
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.
Kết bài (0.25 điểm): Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2,5
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.5
d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
0.5


Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

-------HẾT-------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 6
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL

1
Đọc hiểu
Lắng nghe lịch sử nước mình
3
0
5
0
0
2
0
0
60
2
Viết
Kể lại một truyện cổ tích
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
TT
Kĩ năng
Nội dung/
đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá 
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Lắng nghe lịch sử nước mình
Nhận biết:
- Nhận biết thể loại, nhân vật
- Nhận biết từ phức, trạng ngữ 
Thông hiểu: 
Hiểu được ý nghĩa sự việc, chi tiết
Vận dụng:
- Tác dụng của yếu tố kì ảo
- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.
3 TN
5 TN

2 TL





2
Viết 

Kể lại một truyện cổ tích
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài tự sự.
- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.
- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.
Thông hiểu:
- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.
- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc:
+ Điều gì đã xảy ra?
+ Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
+ Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
Vận dụng:
- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.
- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.
Vận dụng cao:
- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.
- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.
1TL*
1TL*
1TL*
1 TL*
Tổng

3TN
5 TN
2TL
1 TL
Tỉ lệ %

20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung

60%
40%
* Chú thích: Phần viết có 01 câu bao hàm cả bốn cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_de_5_co_dap_an_nam_ho.docx