Đề thi khảo sát Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường Trung học Cơ sở Quỳnh Hưng

Đề thi khảo sát Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường Trung học Cơ sở Quỳnh Hưng

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.

Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [ ]”

(Trích Bà nội - Duy Khán, dẫn theo Ngữ văn 9 Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn trích.

Câu 3. (1,0 điểm) Đoạn trích giúp em nhận ra những tình cảm nào của tác giả dành

cho bà? (viết khoảng 3 - 5 dòng)

Câu 4. (0,5 điểm) Hãy ghi lại tên một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 có nội dung ngợi ca về hình ảnh người bà.

 

docx 3 trang tuelam477 7501
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường Trung học Cơ sở Quỳnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUỲNH PHỤ
TRƯỜNG TH VÀ THCS 
QUỲNH HƯNG
ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II
NĂM HỌC: 2018-2019
MÔN NGỮ VĂN
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:	
“ Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [ ]”
(Trích Bà nội - Duy Khán, dẫn theo Ngữ văn 9 Tập một, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Đoạn trích giúp em nhận ra những tình cảm nào của tác giả dành 
cho bà? (viết khoảng 3 - 5 dòng)
Câu 4. (0,5 điểm) Hãy ghi lại tên một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 có nội dung ngợi ca về hình ảnh người bà.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Chăm chỉ - đức tính tốt và rất cần thiết của người học sinh.
Bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ).
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn số 1
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh "mặt trời trong lăng".
c) Chép hai câu thơ có hình ảnh "mặt trời" trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".
Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1
a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương
b. Các biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ (Sai một biện pháp trừ 0,25 điểm)
BPTT ẩn dụ: "Mặt trời trong lăng".
Tác dụng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng":
Viễn Phương ca ngợi sự vĩ đại, công lao của Bác Hồ với non sông đất nước.
Thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác. Bác sống mãi với non sông đất nước.
c. Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
Bài thơ: "Khúc rát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2
A. Yêu cầu về hình thức:
Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
B. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.
Trích dẫn câu tục ngữ.
b) Thân bài:
* Giải thích:
Nghĩa đen:
"Lá lành": Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn.
"Lá rách": Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn.
=> Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp.
Nghĩa bóng:
"Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc...
"Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn...
"Đùm": Bao bọc, che chở, bảo vệ.
=> Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn...
* Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"?
Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ...) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vư

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_201.docx