Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu:

- Học sinh có những hiểu biết về trường độ trong âm nhạc.

- Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc, biết cách viết và tác dụng của dấu lặng.

- Đập đúng Tập đọc nhạc số 1.

II/ Giáo viên – HS chuẩn bị:

* Giáo viên:

 - Đàn organ.

 - Tìm một vài tác dụng nói lên trường độ âm nhạc.

 - Đánh đàn và đọc chính xác bài TĐN số 1.

* Học sinh:

 - SGK âm nhạc 6 và vở ghi.

 - Chuẩn bị bài.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu những thuộc tính của âm thanh.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 74 trang haiyen789 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc kú i
TuÇn 1: TiÕt 1: Ngµy soạn: 14/ 08/2019
 - Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS
 - Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam
I/ Mục tiêu:
- Học sinh có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.
- Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
- Ôn tập lại bài hát Quốc ca Việt Nam.	
II/ Giáo viên – HS chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục, chính xác bài hát Quốc ca Việt Nam.
* Học sinh:
 - SGK vµ vë ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên cho học sinh bắt một bài hát trước khi học.
3/ Học bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng.
GV chỉ định.
GV khái quát.
GV điều khiển.
1/ Giới thiệu môn âm nhạc ở trường THCS.
Giới thiệu về môn học âm nhạc ở trường THCS.
a. Khái niệm về âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người. 
2. Giới thiệu về chương trình: Gồm ba nội dung
- Học hát: Có tám bài hát chính thức.
- Nhạc lý và tập đọc nhạc: Có mười bài tập đọc nhạc.
(Nhạc lý là viết tắt của lý thuyết âm nhạc)
- Âm nhạc thường thức: Có bảy bài.
Âm nhạc thường thức nghĩa là những kiến thức âm nhạc phổ thông.
Ở tiết 7, trong bài âm nhạc thường thức, chúng ta sẽ được giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi của Ông.
2/ Tập hát Quốc ca việt nam:
Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, các em đã được nghe bài hát này từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều đã hát đúng. Hôm nay một lần nữa, chúng ta lại ôn lại bài này để hát chính xác hơn, hay hơn.
Cả lớp hát lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam. Thể hiện sắc thái trang nghiêm, hùng mạnh.
Lưu ý câu hát: “Đường vinh quang xây xác quân thù”, ở đây chữ “thù” các em thường hát thấp xuống, sai về cao độ, cần sửa lại cho đúng.
- Hát đầy đủ cả bài gồm hai lời.
GV lưu ý, học sinh hát nốt cao nhất thường chỉ tới nốt Si, trong khi bài này cao nhất tới nốt Mí, vậy cần hạ thấp giọng hát xuống. 
HS ghi bài.
HS đọc.
HS ghi bài.
HS hát.
4/ Củng cố:
- Cho 1HS nêu lại các phân môn của môn Âm nhạc.
- Hát lại bài hát Quốc ca.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Các em về nhà học thuộc bài Quốc ca.
- Häc thuéc phÇn giíi thiÖu m«n häc ¢m nh¹c ë tr­êng THCS.
Tuần 02: Ngày soạn: 22/08/2019
 Tiết 2: 
 Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ	
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- Qua bài hát bước đầu cho học sinh nghe và phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của giọng thứ và tính chất khỏe, tươi sáng của giọng trưởng.
- Giáo dục các em yêu hòa bình và tình thân ái, đoàn kết.
II/ Giáo viên - HS chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu các phân môn của âm nhạc?
- Ý nghĩa của bài hát Quốc ca?
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng.
GV chỉ định.
GV thực hiện
- Hướng dẫn.
- GV đàn.
- GV hướng dẫn.
 - GV điều khiển. 
- GV yêu cầu.
 Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
1. Giới thiệu về bài hát và tác giả: (Tr 8)
Hát một đoạn trong bài Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên
2. Nghe bài hát.
3. Chia đoạn, chia câu: Cấu trúc của bài hát gồm hai đoạn đơn, a và b, đoạn b được gọi là đoạn điệp khúc, vì được nhắc lại nhiều lần.
Mỗi đoạn đều có bốn câu.
4. Luyện thanh: 1-2 phút
Cho học sinh đọc gam Đô trưởng để làm quen với giọng đồng thời luyện thanh.
5. Tập hát từng câu: Lời 1. Dịch giọng = -3
Mỗi câu hát 3-4 lần, nối các câu thành đoạn, nối hai đoạn với nhau thành bài hát hoàn chỉnh. Một nửa lớp hát đoạn a, nửa còn lại hát đoạn b.
6. Hát đầy đủ cả bài.
Hát toàn bộ lời 1. Để học sinh tự hát lời 2 trên nền giai điệu của lời 1.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
Đoạn a viết ở giọng Rê thứ cần thể hiện tính chất êm dịu tha thiết. Đoạn b viết ở giọng Rê trưởng cần thể hiện sắc thái tươi sáng, sôi nổi.
Hát cả bài với lối hát lĩnh xướng. Tiến hành như sau: GV hát lời một đoạn a, cả lớp cùng hát đoạn b điệp khúc. Cử một học sinh hát lời 2 đoạn a, cả lớp hát đoạn điệp khúc.
Cách kết thúc bài: Sau khi hát hai lời nhắc lại câu “Hãy phất cao .... của ta”
Cả lớp hát lại bài hát vài lần ở mức độ hoàn chỉnh. Có thể kiểm tra một vài cá nhân, nếu đạt yêu cầu có thể cho điểm tốt.
- HS ghi bài.
- HS nghe.
- Luyện thanh
- HS thực hiện.
- HS hát.
- Thực hiện.
4/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát lại bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Các em về sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
Tuần 3: Ngày soạn: 30/08/2019
 Tiết 3: 
 - Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
 - Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh
 Các kí hiệu âm nhạc
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hát thuần thục bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Học sinh làm quen với những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu thường dùng trong âm nhạc.
II/ Giáo viên – Học sinh chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Tìm các ví dụ dẫn chứng về các kí hiệu của âm thanh.
* Học sinh:
- Sgk Âm nhạc 6 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Gv nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
- Ghi bảng.
- Đàn.
- Điều khiển.
- Yêu cầu.
- Động viên.
- Ghi bảng.
- Thực hiện.
- Đặt câu hỏi.
- Hướng dẫn.
1/ Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ:
- Luyện thanh 1-2 phút (Sử dụng lại giọng đô trưởng)
- Ôn tập: Cả lớp cùng hát bài hát GV nghe và phát hiện chỗ sai, GV hát mẫu và sửa sai cho học sinh.
- Cử một học sinh hát lĩnh xướng đoạn a của cả hai lời, cả lớp cùng hát điệp khúc.
- Sau khi học sinh được ôn lại, GV động viên các em xung phong lên bảng trình bày bài để kiểm tra.
2/ Nhạc lý: Những thuộc tính của âm thanh: 
- Giới thiệu về thuộc tính của âm thanh: GV đọc nhạc bài Làng tôi gồm tám nhịp đầu tiên, để minh hoạ về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc.
 Khi giới thiệu đến thuộc tính nào, GV phải nhấn mạnh tính chất của thuộc tính đó trong lúc đọc nhạc. - Vậy bốn thuộc tính của âm thanh là gì?
- Các kí hiệu âm nhạc: Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải biết ghi chép nhạc. Vì vậy, các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá Son và nhớ vị trí các nốt trên khuông.
Tập kẻ khuông nhạc, tập viết khoá Son và viết tám nốt nhạc trên khuông.
- Ghi bài.
- Luyện thanh.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- HS lên hát.
- Ghi bài.
- HS nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Tập viết nốt nhạc.
4/ Củng cố: 
- Lớp hát lại bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
5/ Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần nhạc lý.
 - Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa son và ghi 7 tên nốt.
Tuần 04: Ngày soạn: 06/ 09 /2019 CHỦ ĐỀ NHẠC LÝ KHỞI NGUỒN CỦA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC 
 ( Từ tiết 4-7) 
 Tiết 4: 
Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm tha
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I/ Mục tiêu:
- Học sinh có những hiểu biết về trường độ trong âm nhạc.
- Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc, biết cách viết và tác dụng của dấu lặng.
- Đập đúng Tập đọc nhạc số 1.
II/ Giáo viên – HS chuẩn bị:
* Giáo viên:
 - Đàn organ.
 - Tìm một vài tác dụng nói lên trường độ âm nhạc.
 - Đánh đàn và đọc chính xác bài TĐN số 1.
* Học sinh:
 - SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
 - Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.	
2/ Kiểm tra bài cũ: 	
- Hãy nêu những thuộc tính của âm thanh.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
- Ghi bảng.
- Viết hình nốt.
- Lấy ví dụ
-Ghi lên bảng.
- Giới thiệu.
- Hướng dẫn
- Chỉ định
- Đàn 
- Đàn & hướng dẫn.
- Chỉ định.
1/ Nhạc lí: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
- Quy định về trường độ trong âm nhạc:
Một nốt tròn bằng 2 nốt trắng 4 nốt đen 8 nốt móc đơn 16 nốt móc kép. (Về giá trị trường độ của chúng phụ thuộc vào số chỉ nhịp trong bài nhạc, chúng ta sẽ học sau).
Ví dụ: Trong khi một người đang hát một nốt tròn, một người khác có thể hát 16 nốt móc kép.
- Cách viết nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Dấu lặng: Lấy ví dụ ở trang 38.
2/ Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
Đây là bài hát biết nói gì với mẹ đây, nhạc của Mô da, người ta đã dựa vào giai điệu này để đặt lời bài hát. Riêng tiếng Anh đã có nhiều lời khác nhau, ví dụ bài ABC, bài Twinkle Twinkle littre star ....
1. Chia từng câu: Cả bài có 6 câu, nhưng SGK chỉ giới thiệu hai câu đầu tiên, mỗi câu có bảy nốt nhạc.
2. Tập đọc tên từng nốt nhạc của từng câu.
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng 
4. Đọc từng câu: Mỗi câu đọc 3-4 lần
5. Hát lời ca: Mỗi câu hát 2-3 lần 
6. Tập đọc nhạc và hát lời ca: Nửa lớp hát lời ca nửa lớp đọc nhạc và tập vỗ phách, sau đó đổi lại (tập riêng từng nhóm cho hoàn chỉnh sau đó ghép hai nhóm lại với nhau).
7. Củng cố: Tập đọc nhạc và hát lời đầy đủ, sau đó từng tổ trình bày. Chỉ định một đến hai học sinh trình bày. 
- Ghi bài.
- Nghe.
- Nghe.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Luyện thanh.
- Thực hiện.
- Trình bày.
4/ Củng cố:
- Lớp đọc lại bài TĐN số 1 và hát lời ca.
- Nhận xét tiết học.	
5/ Hướng dẫn về nhà:	
- Học thuộc phần nhạc lí.
- Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 1.
- Lớp về tập viết các hình nốt vào vở .
Tuần 5: Ngày soạn: 13/ 09/ 2019 Tiết 5:
Học hát: Bài Vui bước trên đường xa	 
 Theo điệu Lí con sáo Gò Công (dân ca Nam Bộ)
 Đặt lời mới: Hoàng Lân
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Vui bước trên đường xa, qua đó có những hiểu biết về các điệu Lí của dân ca Nam Bộ. 
- Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
II/ Giáo viên – HS chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Vui bước trên đường xa.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài TĐN số 1.	
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
- Ghi bảng.
- Chỉ định.
- Điều khiển.
- Hỏi.
- Đánh đàn.
- Hướng dẫn cùng đàn với học sinh
Học hát: Bài Vui bước trên đường xa:
1. Nghe giới thiệu về bài hát: (Tr16)
2. GV tự trình bày bài hát mới.
3. Chia đoạn, chia câu: 
Bài hát được chia làm mấy câu? (5 câu)
Có những câu nhạc nào giống nhau? (4-5)
4. Luyện thanh 1-2 phút.
5. Tập hát từng câu:
- Tập từng câu mỗi câu 2-3 lần, kết nối các câu thành bài.
6. Hát đầy đủ cả bài hát: Vì bài hát ngắn, khi học xong, nên cho học sinh hát hai lần cả bài.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
- Hát thể hiện tình cảm trong sáng, nhịp nhàng. Sử dụng lối hát hoà giọng, kết thúc bài bằng cách nhắc lại câu “Muôn người ....... bước chân.” thêm một lần nữa. 
- Ghi bài.
- Đọc.
- Nghe.
- Trả lời.
-Luyện thanh.
- Tập hát.
- Thực hiện
4/ Củng cố: 
 - Cho 1 vài HS hát bài Vui bước trên đường xa và cho điểm.
- Nhận xét tiết học.
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Lớp về nhà sưu tầm một số bài dân ca Nam Bộ mà em biết.
- Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài Vui bước trên đường xa. 
Tuần 6: Ngày soạn: 19/09/2019 	 Tiết 6: 
 ÔN TẬP BÀI HÁT: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA
 NHẠC LÍ: NHỊP VÀ PHÁCH – NHỊP 2/4
 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 
I/ Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Vui bước trên đường xa.
- Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- Có những hiểu biết ban đầu về khái niệm nhịp và phách, về số chỉ nhịp 2/4.
- Đọc đúng và hát đúng lời bài Tập đọc nhạc: TĐN số 2
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 * Giáo viên: - Đàn organ.
 - Đàn và hát thuần thục bài hát Vui bước trên đường xa.
 - Đọc nhạc và hát thuần thục bài Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
* Học sinh:
 - Chuẩn bị nội dung bài.
 - SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài hát Vui bước trên đường xa.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:	
Ghi bảng.
Hướng dẫn.
Hát hai lần cả bài, GV sửa chỗ còn sai và yêu cầu các em hát với sắc thái nhịp nhàng sôi nổi. Yêu cầu học sinh học thuộc lời hát.
Mời một số học sinh lên bảng hát không nhìn sách. Các em cùng thể hiện nội dung của bài hát theo yêu cầu của GV, sau đó từng em có thể hát ... 
GV đánh giá cho điểm. Có thể kiểm tra từng nhóm nhỏ như vậy
Ví dụ về nhịp và phách: 
Bài tập đọc nhạc số 2 (khuông nhạc đầu tiên có 5 ô nhịp, mỗi nhịp đều có 2 phách).
Vậy nhịp là gì? Phách là gì ?
Số chỉ nhịp là gì .?
Hs trả lời .
Gv kết luận : Số chỉ nhịp là 2 chữ số đặt ở đầu bản nhạc để chỉ loại nhịp.
Nhịp 2/4 là gì ?
Hs trả lời .
Gv kết luận .
1. Chia từng câu: bài được chia làm mấy câu? (4 câu), mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp? (4 ô nhịp), có những câu nào giống nhau? (1 & 3)
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu.
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng.
4. Đọc từng câu: dịch giọng = - 2
GV gõ tiết tấu trong bài và cho học sinh lắng nghe
Hãy cho biết đó là tiết tấu của bài nào? (TĐN số 1).
Đó cũng là tiết tấu của cả 4 câu trong bài Tập đọc nhạc: TĐN số 2. GV đàn cho học sinh nghe và sau đó học sinh đọc lại theo sự hướng dẫn của GV.
Tập từng câu còn lại cho đến hết bài sau đó nối các câu lại với nhau.
Đọc cả bài.
5. Hát lời ca: Có thể sử dụng lối hát đối đáp, gồm hai nhóm, mỗi nhóm sẽ hát một câu.
6. TĐN và hát lời ca: lấy tốc độ = 132. Nửa lớp hát nốt nhạc nửa còn lại hát lời ca, sau đó đổi lại phần trình bày. Kết hợp gõ phách theo nhịp 2/4.
7. Củng cố bài: TĐN, hát lời ca kết hợp gõ phách cả bài.
1/ Ôn tập bài hát: 
 Vui bước trên đường xa
2/ Nhạc lí: 
Nhịp và phách - Nhịp 2/4
a, Nhịp : Là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại 
b, phách : mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đêu nhau về thời gian gọi là phách .
c ,Nhịp 2/4 : Gồm cã 2 phách , mỗi phách bằng một nốt đen .
3/ Tập đọc nhạc: TĐN số 2
- Viết nhịp 2/4.
- Cao độ : Đ-X-L-S-F-M-R
- Trường độ :Nốt đen ,nốt trắng.
 - Có 4 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp .
4/ Củng cố :
- Cho HS nêu khái niệm nhịp 2/4.
- Nhận xét và xếp loại tiết học.
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Lớp về nhà chép bài TĐN số 2 vào vở và đọc đúng 
Tuần 7: Ngày soạn: 27/09/2019
 Tiết 7: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ BÀI HÁT LÀNG TÔI
I/ Mục tiêu:
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài hát Thật là hay.
- Đọc bài Tập đọc nhạc: TĐN số 3 kết hợp với đánh nhịp 2/4.
- Có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua phần giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 * Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và đọc nhạc thuần thục bài TĐN Thật là hay.
- Đọc nhạc và kết hợp đánh nhịp 2/4.
- Hát đúng bài Làng tôi dùng để giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao.
* Học sinh:
 - Chuẩn bị nội dung bài.
 - SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài TĐN số 2.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Học bài mới:	
HĐ của GV và HS
Nội dung
- Ghi bảng
- Hướng dẫn 
1. GV chia từng câu: Bài hát này được chia làm mấy câu? (4), mỗi câu có mấy ô nhịp? (4)
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu.
3. Luyện thanh: Đọc gam Đô trưởng
4. Đọc từng câu dịch giọng = - 2
Tập gõ tiết tấu chủ đạo trong bài
Đây là âm hình tiết tấu sử dụng trong bài.
Nghe đàn và TĐN từng câu.
5. Hát lời ca.
6. TĐN và hát lời ca: lấy tốc độ = 114. Nửa lớp còn lại hát lời ca sau đó đổi lại.
7. Củng cố bài: Cả lớp cùng TĐN và sau đó hát lời 
Hướng dẫn
 - Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải
Tập đánh nhịp 2/4 GV đếm phách 1 - 2, 1 - 2...
Vừa đọc bài Thật là hay vừa kết hợp đánh nhịp 2/4.
Luyện tập đánh nhịp với bài TĐN số 3.
- Đọc từng phần của mục này trong sách giáo khoa.
Kể tên những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ. Giới thiệu một số bài hát: Suối mơ, sông lô, Ngày mùa...
Đàn và hát bài hát Làng tôi của nhạc sĩ từ 1 đến 2 lần.
? Bài hát ra đời năm nào.
Hs: trả lời 
Gv: Kết luận 
1/ Tập đọc nhạc: TĐN số 3 “Thật là hay”.
- Viết nhịp 2/4.
- Cao độ: Đ-R-M-S-L
- Trường độ: Nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng.
2/ Cách đánh nhịp 2/4:
Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải.
3/ Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi
a. Nhạc sĩ Văn Cao.
- Sinh năm 1923 mất năm 1995.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Bài hát.
- Năm 1947.
- Bài hát cần thể hiện nhịp nhàng, sâu lắng giàu tình cảm.
4/ Củng cố:
- Cho 1 HS đọc lại bài TĐN.
- Các em vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Các em về nhà đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 3.
Tuần 08: Ngày soạn: 03/10 /2019
Tiết 8: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh: 
 + Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa.
 + Hiểu biết sơ lược về nhạc lí.
 + Đọc đúng nhạc bài TĐN số 1, 2, 3.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn, hát thuần thục hai bài hát và ba bài TĐN.
* Học sinh:
- Vở, Sgk âm nhạc 6.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.	
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3/ Bài mới:
- GV đàn – HS hát ôn lại 1 lần hai bài hát.
- GV. Sửa sai 
- Chỉ định hát kết hợp với vỗ tay theo phách, theo nhịp.
- HS nhận xét. Gv nhận xét, sửa sai.
- Chia nhóm ôn tập ( nhóm 3 hs).
- GS đàn giai điệu bài TĐN số 1, 2, 3
- HS thể hiện. GV sửa sai.
- Chỉ định nhóm hs thể hiện.
- HS nhận xét. Gv nhận xét, sửa sai.
- Chia nhóm ôn tập (nhóm 3 hs).
* Các nhóm trình bày.
- GV nhận xét - đánh giá. Công bố điểm trước lớp.
- GV sơ lược về nhạc lí: Các kí hiệu ghi cao độ, trường độ.
- Nhịp, phách – Nhịp 2/4.
GV: Hướng dẫn đề kiểm tra.
Ôn tập bài hát:
- Tiếng chuông và ngọn cờ.
 - Vui bước trên đường xa.
2. Ôn tập: TĐN số 1, 2, 3.
- Đồ, rê, mi, pha, son, la.
- Mùa xuân trong rừng.
- Thật là hay.
3. Ôn tập nhạc lí:
4. Đề kiểm tra:
Kiểm tra theo nhóm mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn đề thi của mình gồm một bài hát và một bài TĐN.
4/ Củng cố:
- Đọc lại bài TĐN số 3.
- Nhận xét tiết học.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Lớp về nhà rèn luyện kỹ năng nghe và đọc.
- Lớp về ôn kĩ các lại bài hát và các bài TĐN đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 9: Ngày soạn: 08/10/2019 
Tiết 9: KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đồng thời giúp HS nhớ lại kiến thức đã học về Học hát, Nhạc lí, TĐN.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:	
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn thành thạo các bài hát và các bài TĐN.
* Học sinh:
- Sgk âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài tốt.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: 
Ho¹t ®éng cña
GV
Néi dung
Ho¹t ®éngcña HS
GV Phổ biến.
GV ghi bảng và phổ biến cách kiểm tra bốc thăm bài hát, bài TĐN.
Kiểm tra thực hành:
BiÓu ®iÓm
1. PhÇn tr×nh bµy bµi h¸t:
- HS h¸t ®óng giai ®iÖu vµ lêi ca, yªu cÇu h¸t to, râ rµng, tr«i ch¶y: 
- HS thÓ hiÖn ®­îc s¾c th¸i, néi dung, thÓ lo¹i bµi h¸t: 
- HS biÕt vận ®éng theo nh¹c: 1 ®iÓm
2. PhÇn tr×nh bµy TËp ®äc nh¹c: 
- HS ®äc ®óng cao ®é vµ tr­êng ®é bµi T§N: 
- HS ghÐp ®­îc lêi ca vµ thÓ hiÖn ®­îc s¾c th¸i néi dung bµi T§N:
3. GV kiểm tra theo nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1: -Hát bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” kết hợp với vận động theo nhạc.
- Đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 2: “Mùa xuân trong rừng”.
Xếp loại kiểm tra
Đề 2: -Hát bài hát “Vui bước trên đường xa” kết hợp với vận động theo nhạc.
- Đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3: “Thật là hay”.
Xếp loại kiểm tra
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS thể hiện được giai điệu sắc thái tình cảm bài hát và đọc đúng cao độ trường độ bài hát TĐN.
HS lắng nghe.
4/ Củng cố:
- Nhận xét trong quá trình kiểm tra.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Lớp về nhà tiếp tục ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Xem trước bài hát Hành khúc tới trường.
Tuần 10: Ngày soạn: 14/10/2019
 CHỦ ĐỀ HÁT VỀ MÁI TRƯỜNG THẦY CÔ
 Tiết 10:
 HỌC HÁT: BÀI HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
	 Nhạc: Pháp
 Lời việt: Phan Trần Bảng
 Lê Minh Châu
I/ Mục tiêu: 
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- HS luyện được cách tập hát đuổi.
- Giáo dục học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 * Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Hành khúc tới trường.
- Hát vững bè đuổi.
- Máy tính.
* Học sinh:
- Chuẩn bị bài.
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp bắt một bài hát đã học để gây hứng thú giờ học hát.
- Trình bày bài hát Vui bước trên đương xa.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HĐ của GV và HS
Nội dung
1. Giới thiệu về bài hát: 
Đây là bài dân ca Pháp, tên nguyên bản là Người kéo chuông. Riêng lời Việt đã có hai lời khác nhau, một bài là Đàn gà con, một bài là Hành khúc tới trường.
Đọc thêm lời giới thiệu trong SGK tr. 24
? Bài hát viết ở nhịp nào?
Hs: Trả lời 
Gv: Kết luận
 ? Bài hát có những dấu hiệu gì.
Hs: Trả lời 
Gv:kết luận
2. GV trình bày bài hát mới.
3. Chia đoạn, chia câu: Bài hát này chia làm mấy câu? (Sáu câu) những câu nào giống nhau? (Câu 5 và 6)
4. Luyện thanh.
5. Tập từng câu: Dịch giọng = - 2.
Tập hát câu 1&2 theo đàn.
Tập hát câu 3&4. Hát nối bốn câu.
Tương tự với câu 5&6.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
 Tập sử dụng lối hát đuổi trong bài này: chưa nên để học sinh hát đuổi cùng nhau vì các em mới tập, chưa vững bè, mà GV hát đuổi với học sinh. Nửa lớp hát trước, GV hát đuổi vào sau một câu, hát như thế cả bài hai lần.
8. Giáo viên cho lớp chơi trò chơi ô chữ.
Học hát: Hành khúc tới trường
 1.Tìm hiểu bài hát.
- Viết nhịp 2/4 .
- Dấu nhắc lại, dấu quay lại.
- Bài hát có 6 câu, Mỗi câu có 4 ô nhịp - Câu 5 câu 6 có giai điệu giống nhau .
2. Tập hát .
4/ Củng cố:
 - Yêu cầu nửa lớp, từng tổ hoặc từng bàn, trình bày cả bài hát.
 - Cho 1 HS trình bày bài hát sau đó GV nhận xét và xếp loại.
 5/Hướng dẫn về nhà:
 - Lớp về nhà học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài Hành khúc tới trường.
Tuần 11: Ngày soạn: 21/10/2019
 Tiết 11:
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG
 I/ Mục tiêu:
- HS đọc đúng cao độ và nốt nhạc bài tập đọc nhạc số 4.
- Có thêm kiến thức âm nhạc qua bài âm nhạc thường thức.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và đọc nhạc thuần thục bài Tập đọc nhạc số 4.
- Những nội dung liên quan đến nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Hát đúng trích đoạn Reo vang bình minh và bài Thiếu nhi thế giới liên hoan, dùng để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ.
* Học sinh:
- SGK Âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài hát Hành khúc tới trường.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HĐ của GV và HS
Nội dung
1. Chia từng câu: Bài gồm hai câu mỗi câu có bốn ô nhịp.
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu.
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng
4. Đọc từng câu: 
Đọc câu 1 khoảng 3-4 lần. Đọc câu 2 cũng vậy, nối cả hai câu lại đọc từ 2-3 lần
5. Hát lời ca: Cho học sinh chép lời ca: “Nào cùng cầm tay ta vui múa và ta hát muôn câu ca. Chan chứa tình mến thương chúng mình sát vai với long thiết tha.” Đọc nhạc và hát lời ca đó.
6. TĐN và hát lời ca: Nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời ca, sau đó đổi lại.
7. Cả lớp TĐN và hát lời ca.
Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Giới thiệu trích đoạn Reo vang bình minh và bài Thiếu nhi thế giới liên hoan của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Nghe bài hát Lên đàng của nhạc sĩ khoảng 2-3 lần, GV có thể cho học sinh cùng hát theo.
1/ Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Viết nhịp 2/4.
- Cao độ: Đ-R-M-F-S-L-X
- Trường độ: Nốt đơn, nốt đen.
- Dấu lặng đơn, lặng đen.
2/ Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng
a/ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Sinh ngày 12-9- 1921
- Ông mất ngày 12- 6-1989.
- Quê ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
- Những bài hát nổi tiếng :Tiếng gọi thanh niên, Khải hoàn ca, Hồn tử sĩ .
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b/ Bài hát lên đàng.
- Ra đời năm 1944.
- Biểu hiện một khí thế hào hùng,một lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường.
4/ Củng cố:
- Lớp đọc lại bài TĐN.
- Nhận xét tiết học.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Lớp về nhà chép bài TĐN số 4 vào vở.
- Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 4.
TuÇn 12: Ngµy soạn: 29/10/2019
 TiÕt 12:
 - ÔN TẬP BÀI HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
 - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
I/Mục tiêu:
- HS hát thuần thục bài hát Hành khúc tới trường, tập sử dụng lối hát đuổi.
- HS đọc nhạc thuần thục bài Tập đọc nhạc: TĐN số 4.
- HS có thêm hiểu biết về âm nhạc qua những kiến thức về dân ca Việt Nam.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Hành khúc tới trường và bài TĐN số 4.
- Luyện tập để hát vững bè đuổi.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài TĐN số 4 .
- Gv nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- Hướng dẫn
- Tập lại hình thức hát đuổi: Nửa lớp hát trước, GV hát đuổi theo, vào sau một câu. Nửa lớp hát trước, nửa lớp còn lại hát đuổi theo, vào sau một câu, hát cả bài hát hai lần.
HS tự chọn nhóm và hát theo nhóm, GV cho các nhóm xung phong lên bảng trình bày, 
GV động viên đánh giá và cho điểm.
- Đọc nhạc khoảng 2-3 lần.
- Luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp.
- Đọc từng phần trong bài
- Dân ca là gì?
- Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn học tập và phát triển nền dân ca?
- Gv và Hs thể hdiện một số bài dân ca của các dân tộc và cho biết đó là dân ca vùng miền nào, thể loại nào, dân tộc nào?
1/ Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường
2/ Ôn tập Tập đọc nhạc số 4:
3/Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả .
- Hát xoan ở Phú Thọ.
- Hò ở Nam Bộ.
- Lí cây đa dân ca quan Họ Bắc Ninh .
4/ Củng cố: 
Lớphát lại bài hát Hành khúc tới trường và đọc bài TĐN số 4.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà các em sưu tầm một số làn điệu dân ca và cho biết bài đó thuộc vùng, miền nào trên đất nước ta. 
- Trả lời câu hỏi. Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca.
 Tuần 13: Ngày soạn: 04/ 11/ 2019
 Tiết 13:
HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY
 Dân ca Thanh hoá
I/ Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Đi cấy
- HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Đi cấy.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài TĐN số 4.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HĐ của GV VÀ HS
Nội dung
Ghi bảng
Giới thiệu
- Đi cấy là công việc lao động của những người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc quan yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, nông dân đã sáng tác ra được những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Đi cấy là một trong những bài hát đó.
1. Giới thiệu về bài hát: trang 32
2. GV trình bày bài hát mới
3. Chia đoạn chia câu: Câu 1: Từ đầu đến “sáng trăng”. Câu 2: tiếp theo đến chỗ “cùng chăng”. Câu 3 tiếp theo đến “Cầu cho”. Câu 4: đoạn còn lại
4. Luyện thanh
5. Tập hát từng câu: 
Bài hát này viết ở giọng Son trưởng. GV đàn câu 1 khoảng 2-3 lần sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát, chú ý hát dấu luyến cho chính xác.
Tập câu 2 và câu 3, câu 4 dạy tương tự như câu 1.
( Chú ý những từ hát luyến tới 3 nốt nhạc. Tập câu 4 khoảng 4 - 5 lần và đây là câu khó, chú ý dấu luyến và đặc biệt là chỗ đảo phách tròn câu này). 
Sau khi dạy xong từng câu cho lớp hát ghép cả bài.
6. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
 Thể hiện sắc thái nhịp nhàng uyển chuyển. Có thể sử dụng lối hát lĩnh xướng, kết hợp hát hoà giọng, một học sinh nữ sẽ lĩnh xướng riêng câu 3 “Thắp đèn ...... ý rằng cầu cho”. Hát hai lần kết bài bằng cách nhắc lại câu 3 và 4 thêm một lần nữa.
 Học hát: Bài Đi cấy
1/ Tìm hiểu bài hát.
- Viết nhịp 2/4.
- Ô nhịp lấy đà.
- Dấu luyến, dấu hoa mỹ, dấu lặng đơn, dấu pha thăng.
 2. Tập hát:
- Hát thể hiện được nhịp nhàng,uyển chuyển .
4/ Củng cố:
- Kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh, cho từng tổ trình bày lại bài hát. GV nhận xét chỉ ra những chỗ còn sai hoặc chưa tốt. GV có thể cho điểm từng tổ để động viên sự cố gắng của các em.
5/ Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà lớp học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát Đi cấy.
Tuần 14: Ngày soạn: 10/11/ 2019
 Tiết 14: 
 - Ôn bài hát: Đi cấy
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 5
I/ Mục tiêu:
- HS hát đúng, thuần thục bài hát Đi cấy.
- HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài tập đọc nhạc số 5.
II/ Chuẩn bị của Giáo viên - HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và bài Tập đọc nhạc số 5.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 6 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày bài hát Đi cấy.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
Ghi bảng.
Điều khiển.
Hỏi.
Thực hiện.
Chỉ định.
Điều khiển.
Ghi bảng.
Hỏi.
Hướng dẫn.
Đánh đàn.
Hướng dẫn..
Đàn và hướng dẫn.
Yêu cầu.
1/ Ôn tập bài hát: Đi cấy
- GV đàn lại giai điệu bài hát Đi cấy
- Các em thấy câu nào hát khó nhất
- GV hát lại câu khó 1-2 lần sau đó hát cả bài.
- Cho học sinh xung phong hát lại cả bài hát nhận xét về ưu khuyết điểm và những lỗi còn mắc phải.
Tất cả lớp trình bày bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_6_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_202.doc