Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Học hát: Mái trường mến yêu - Nguyễn Thị Dương Ngọc

Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Học hát: Mái trường mến yêu - Nguyễn Thị Dương Ngọc

Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Thứ tự YCCĐ

NĂNG LƯC ĐẶC THÙ

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Mái trường mến yêu, biết hát cá nhân và đồng ca. (1)

-Nắm đ- - Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học thông qua bài đọc thêm (2)

- Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát, nhận biết được câu đoạn trong bài hát (3)

- Cảm nhận được tính chất của bài hát Mái trường mến yêu & Đi học (4)

NĂNG LỰC CHUNG

NL tự chủ và tự học

 +Tìm hiểu về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng và một số ca khúc của ông viết cho thiếu nhi

+Tìm hiểu về bài hát: Nhịp, các ký hiệu có trong bản nhạc, chia câu, chia đoạn (5)

NL giao tiếp và hợp tác -Thảo luận nhóm, nêu ý kiến, phản biện trong học tập

-Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm vụ học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm (6)

 

docx 7 trang tuelam477 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Học hát: Mái trường mến yêu - Nguyễn Thị Dương Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Dương Ngọc – KRÔNG NĂNG DAK LAK
TÊN CHỦ ĐỀ: THẦY CÔ & MÁI TRƯỜNG
Thời lượng 1 tiết
Tên bài : Học bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
Thứ tự YCCĐ
NĂNG LƯC ĐẶC THÙ
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Mái trường mến yêu, biết hát cá nhân và đồng ca.
(1)
-Nắm đ- - Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học thông qua bài đọc thêm
(2)
- Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát, nhận biết được câu đoạn trong bài hát
(3)
- Cảm nhận được tính chất của bài hát Mái trường mến yêu & Đi học
(4)
NĂNG LỰC CHUNG
NL tự chủ và tự học 
+Tìm hiểu về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng và một số ca khúc của ông viết cho thiếu nhi
+Tìm hiểu về bài hát: Nhịp, các ký hiệu có trong bản nhạc, chia câu, chia đoạn
(5)
NL giao tiếp và hợp tác
-Thảo luận nhóm, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
-Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm vụ học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm
(6)
NL giải quyết vấn đề
Giải quyết nhiệm vụ được giao, trả lời những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học (Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô giáo? Hành động nào của em thể hiện được tình yêu mến đối với ngôi trường em đang học tập?... ), giải quyết các tình huống trong học tập.
(7)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
PHẨM CHẤT
Nhân ái
Thông qua nội dung bài giáo dục HS biết yêu mến ngôi trường của mình, nơi có các thầy cô giáo luôn tận tuỵ với thế hệ học trò, nơi gắn bó với những kỷ niệm khôngbao giờ phai mờ trong cuộc đời mỗi HS
(8)
PHẨM CHẤT
Chăm chỉ
Chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài, hào hứng học hát.
(9)
PHẨM CHẤT
Trách nhiệm
-Tự giác học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm theo yêu cầu của GV. 
-Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp.
(10)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên:
- Nhạc cụ : Đàn phím
- Giáo án, Sách giáo khoa 
- Một số thông tin và bài hát của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng, Bùi Đình Thảo
- Bảng phụ bản nhạc Mái trường mến yêu
2.Học sinh
-Vở ghi chép; Sách giáo khoa; Dụng cụ học tập; Thanh phách
-Tìm hiểu về bài hát Mái trường mến yêu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian)
Mục tiêu
(Thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH
Chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Học hát
1;3;4;5;6;7;8;9;10
Học hát : Mái trường mến yêu (nhạc & lời: Lê Quốc Thắng)
-Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm.
-Kỹ thuật khăn trải bàn; Kỹ thuật sơ đồ tư duy; Kỹ thuật mảnh ghép.
Vấn đáp
Đánh giá chéo
Hoạt động 2:
Bài đọc thêm: 
2;4;8;10
Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo & bài hát Đi học
KT Khăn trải bàn
Vấn đáp;
Thuyết trình
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Học hát : Mái trường mến yêu ( Nhạc & lời: Lê Quốc Thắng)
1. Hoạt động khởi động
- GV bắt nhịp cho HS hát bài Hành khúc tới trường
- GV giới thiệu dẫn dắt vào bài bằng cách trao đổi với HS về tình cảm của các em về ngôi trường và các thầy cô giáo mà em đã từng học 
-GV chốt: Ai đã từng cắp sách đến trường đều có những kỷ niệm gắn bó với ngôi trường thân thân thương, nơi đó có các thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, có bạn bè cùng nhau thi đua học tập rèn luyện, những kí ức đẹp đẽ ấy không bao giờ phai mờ trong tim mỗi con người tất cả đã được nhạc sĩ Lê Quốc Thắng thể hiện qua bài hát Mái trường mến yêu hôm nay các em sẽ được học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
-GV giới thiệu tác giả, cho xem chân dung nhạc sĩ Lê Quốc Thắng
-Em nào có thể kể tên và hát cho lớp nghe trích đoạn một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng ? 
- GV gọi HS trả lời và bổ sung thêm, hát cho HS nghe trích đoạn ca khúc Vầng trăng yêu thương ; Xem Video bài Mưa hè
- Em có nhận xét gì về giai điệu trong các ca khúc của ông ? 
- GV giới thiệu bài hát
- GV treo bảng phụ, đặt câu hỏi: 
+ Nhận xét bản nhạc: Nhịp? Kí hiệu?
+Bài hát có thể chia làm mấy đoạn? Giới hạn của từng đoạn ? 
(Chia nhóm, Dùng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để trả lời câu hỏi)
- GV tổng hợp ý kiến các nhóm và chốt lại nội dung
Hoạt động 3: Luyện tập
-GV đàn, hát cho HS nghe bài Mái trường mến yêu
- Chia câu, GV đàn cho HS nghe và hát theo phương pháp : 
 + Đồng thanh
 + Hát cá nhân
 + Hát theo nhóm
-Ghép các câu trong đoạn a: GV đàn nguyên đoạn a 
- GV đàn đoạn a’ và yêu cầu HS nhận xét giai điệu của đoạn a và a’ ? 
- GV đàn cho HS hát đoạn a’
- GV đàn và yêu cầu HS hát ghép đoạn a và a’
- GV đàn đoạn b.
- GV đàn toàn bộ giai điệu của bài.
-GV hát thể hiện sắc thái cho HS nghe và tập thể hiện.
- Chia câu, chia nhóm hát - GV nhận xét và chỉnh sửa những chỗ sai cho HS, lưu ý các từ : và cho đời, với tấm lòng, phố phường... (Dùng kỹ thuật mảnh ghép)
- Một nhóm thể hiện bài - HS nhận xét, GV bổ sung.
- Em hãy nêu nội dung và cảm nhận của em về bài hát ? (Dùng kỹ thuật “Khăn trải bàn” )
-HĐ nhóm: trả lời câu hỏi sau và ghi vào bảng nhóm
+Hành động nào của em thể hiện được tình yêu mến đối với ngôi trường em đang học tập?
+ Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô giáo?
- GV bổ sung và lồng ghép GD HS biết yêu quý ngôi trường của mình và lòng biết ơn thâỳ cô giáo, những người luôn tận tuỵ hết lòng vì đàn em thân yêu
- GV cho HS trình bày bài hoàn chỉnh, GV hướng dẫn HS gõ đệm thanh phách và gõ cơ thể (Body Percussion) GV phân công: 
+ Nhóm 1+2 hát
+Nhóm 3 gõ đệm bằng thanh phách
+Nhóm 4 gõ đệm theo bộ gõ cơ thể
-GV nhận xét, đánh giá phần thể hiện của các nhóm
-HS hát và vỗ tay theo nhịp
-HS trao đổi với GV
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung
1. Tác giả - Bài hát
a. Tác giả :
- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng có rất nhếu sáng tác viết cho lứa tuổi thiếu nhi và được đông đảo các em yêu thích, âm nhạc của ông mộc mạc, giản dị trong sáng và rất giàu cảm xúc .
- HS trả lời: Một số ca khúc của ông : Búp bê bằng bông; Vầng trăng yêu thương; Mùa xuân yêu thương; lời mẹ ru ; Thương con mẹ yêu; Mưa mùa hè 
- HS nghe & cảm nhận
-HS trả lời: những ca khúc của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng có giai điệu trong sáng, giản dị, trẻ trung và truyền cảm. 
b.Bài hátMái trường mến yêu
- HS nghe & ghi nhớ
+Bài hát là tác phẩm đầu tay của Lê Quốc Thắng được ông sáng tác vào năm 1986 bài hát là cảm xúc bắt nguồn từ tấm lòng của người thầy dạy toán năm xưa luôn tận tuỵ , miệt mài hết lòng yêu thương học trò để rồi 7 năm sau khi học âm nhạc ông đã viết bài hát với âm điệu đầy cảm xúc .
- HS trả lời hoạt động theo nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
-HS nghe & ghi nhớ
+ Bài viết ở nhịp C, dấu luyến, dấu nối
+Bài hát gồm có 3 đoạn theo cấu trúc
 a- a' - b:
 * Đoạn a : Ơi hàng cây ..... thiết tha .
 * Đoạn a' : Khi bình minh ...dịu êm. 
 *Đoạn b : Như thời gian ....sáng ngời.
2. Tập hát
-HS nghe và cảm nhận
-HS nghe tiếng đàn & hát theo hướng dẫn của GV
-HS nghe và hát
- HS nghe, nhận xét 
- HS hát theo tiếng đàn.
- HS hát 2 đoạn
- HS nghe và hát nhẩm
- HS hát ghép 3 đoạn
- HS nghe và luyện tập
- HS trình bày theo nhóm và sửa sai theo GV hướng dẫn.
- Nhóm hát, các nhóm khác nhận xét
- HS nêu nội dung & cảm nhận về hát
-HS trả lời vào bảng nhóm
+Chăm sóc cây xanh, không vẽ bậy, không xả rác bừa bài để trường em luôn xanh –sạch – đẹp; Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp 
+Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô; Chăm chỉ học tập và rèn luyện đẻ trở thành con ngoan, trò giỏi. 
- HS nghe, ghi nhớ
- HS hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV và trình bày hoàn chỉnh bài hát.
-HS nghe, rút kinh nghiệm
Nội dung 2. Bài đọc thêm:Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học
- GV giới thiệu : Ở cấp I các em đã được học bài thơ Đi học của nhà thơ Minh Chính, bài thơ Đi học đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc vào năm 1970, là một bài hát có giai điệu khá độc đáo mang chất liệu dân ca Tày được đông đảo các em yêu thích và bài hát cũng đã được các em thiếu nhi bình chọn là 1 trong 50 ca khúc hay nhất thế kỷ XX.
- GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.
- GV hát trích đoạn để giới thiệu thêm cho HS về 1 số ca khúc của Bùi Đình Thảo : Em đi giữa biển vàng, Bàn tay mẹ, Sách bút thân yêu ơi...
-HS nghe & ghi nhớ
- HS trình bày bài hát
- HS nghe và cảm nhận
3. Hoạt động tổng kết
Nội dung 1: Củng cố bài
-Cả lớp trình bày bài hát Mái trường mến yêu
-Nêu nội dung bài hát
 Nội dung 2: BTVN
-Dùng sơ đồ tư duy để trình bày hiểu biết của em về bài hát Mái trường mến yêu
-Học thuộc lời ca, tập hát theo nhóm có lĩnh xướng, hoà giọng và lựa chọn hình thức gõ đệm (phách, nhịp, Body Percussion) hoặc động tác phụ họa cho bài
-HS trình bày kết hợp gõ đệm theo nhịp
-HS trả lời
-HS ghi vào vở
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
CÁC HỒ SƠ KHÁC
1.Rubric đánh giá sản phẩm
HOẠT 
ĐỘNG
Thang điểm
0 – 5 điểm
6 – 8 điểm
9 – 10 điểm
Học hát: Mái trường mến yêu
-Chưa hát đúng cao độ, trường độ
-Hát rõ lời ca
-Hát đúng cao độ, trường độ nhưng chưa thể hiện được sắc thái
-Hát rõ lời, chủ động lấy hơi, chưa duy trì được tốc độ ổn định
-Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái
-Hat rõ lời, chủ động lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định
Rubric đánh giá trình diễn nhóm
Thang điểm
Tiêu chí
8.5 - 10
5 - 8
0 – 4.5
Kỹ thuật và âm nhạc 20%
-Thực hiện được tác phẩm, ứng dụng kiến thức kỹ thuật vào âm nhạc đã học vào thực hiện sản phẩm
-Minh họa vũ đạo đẹp
-Kết hợp gõ đệm, hình thức sáng tạo
-Thực hiện được tác phẩm, ứng dụng kiến thức kỹ thuật vào âm nhạc đã học vào thực hiện sản phẩm
-Hát chuẩn cao độ, động tác minh họa phù hợp
-Kết hợp gõ đệm, hình thức sáng tạo
-Chưa thực hiện được tác phẩm, ứng dụng kiến thức kỹ thuật vào âm nhạc đã học vào thực hiện sản phẩm
Ý tưởng 20%
Sáng tạo
Tương đối sáng tạo
Không sáng tạo
Phong cách 30%
Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, sắc mặt, nụ cười 
Sử dụng khá linh hoạt ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, sắc mặt, nụ cười 
Sử dụng không linh hoạt ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, sắc mặt, nụ cười 
Sự hấp dẫn, lôi cuốn 30%
Hấp dẫn, lôi cuốn
Khá hấp dẫn, lôi cuốn
Tương đối hấp dẫn, lôi cuốn
Đánh giá: 
-Xuất sắc: 9 – 10 điểm
-Tốt: 7 – dưới 9 điểm
-Đạt: 5 – dưới 7 điểm
-Chưa đạt: dưới 5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_6_hoc_hat_mai_truong_men_yeu_nguyen_thi.docx