Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Khái quát về nhà ở - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Kim Anh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Khái quát về nhà ở - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Kim Anh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, học sinh

1. Kiến thức : Sau bài học này, học sinh

 - Nêu được vai trò của nhà ở.

 - Nêu được đặc điểm chung của nhà ở; nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nêu được vai trò của nhà ở.

- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.

- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.

2.2. Năng lực chung

 Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác của nước ta nói riêng.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình.

- Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản.

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

 -Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp

 -Sử dụng kĩ thuật: hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở .

- Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

 

docx 8 trang Hà Thu 28/05/2022 2990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Khái quát về nhà ở - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Kim Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..............
Ngày giảng: /09/2021
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
(2 tiết)
 Tiết 1
1.Hoạt động Khởi động
2.1. Vai trò của nhà ở
2.2.Đặc điểm chung của nhà ở
 Tiết 2
2.3.Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
3.Hoạt động Luyện tập
4.Hoạt động Vận dụng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, học sinh 
1. Kiến thức : Sau bài học này, học sinh	
	- Nêu được vai trò của nhà ở.
	- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở; nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
Nêu được vai trò của nhà ở.
Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
2.2. Năng lực chung
	Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác của nước ta nói riêng.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình.
Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản.
Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
	-Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
	-Sử dụng kĩ thuật: hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở .
Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Khởi động 
a.Mục tiêu: 
Giúp tạo tâm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới nhưng
lại rất quen thuộc với HS đó là về nhà ở. Bước đầu giúp HS có những cảm nhận về ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.
b. Nội dung: 
HS quan sát tranh dẫn nhập và trả lời câu hỏi của GV liên quan đến tranh dẫn nhập.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện
-GV cho HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.
-Câu hỏi của GV:
Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa , biệt thự, trung tâm thương mại, bệnh viện với các công trình sau ( GV đưa hình ảnh).
Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?
-Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV nêu câu hỏi dẫn dắt vào bài :
?Cuộc sống của con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở? Tại Việt Nam nhà ở có đặc điểm gì chung và có những kiến trúc đặc trưng nào?
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Vai trò của nhà ở 
a.Mục tiêu: 
Hoạt động này giúp HS hiểu được thế nào là nhà ở và nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người, thông qua đó HS có ý thức giữ gìn, làm sạch đẹp nhà ở của mình. Bên cạnh đó, HS hiểu được rằng nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhà ở gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đời sống của con người ngày càng thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi tương ứng.
b. Nội dung: 
HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá trang 8.
c. Sản phẩm: 
HS ghi được khái niệm về nhà ở và vai trò của nhà ở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-Đọc hộp thông tin mở rộng SGK để thấy được nhà ở xuất hiện khi nào.
-Nghiên cứu nội dung mục I trong SGK trả lời câu hỏi: 
Nhà ở là gì? Nhà ở có vai trò gì?
-Chia sẻ trải nghiệm nói lên cảm xúc của bản thân với ngôi nhà của mình trong các tình huống cụ thể: “một ngày mưa bão” và “khi đang ở xa nhà”.
-HS quan sát Hình 1.1 - SGK thực hiện hộp chức năng khám phá và chỉ ra những hình nào nói lên vai trò về vật chất và những hình nào nói về vai trò tinh thần của nhà ở. Từ đó trả lời câu hỏi:
“Vì sao con người cần nhà ở?”.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ GV giao.
-HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh , gợi ý cho HS nêu được ý nghĩa của các bức tranh trong H1.1
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày từng nội dung thảo luận trước lớp và bổ sung ý kiến cho nhau.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chốt lại kiến thức.
-GV nhấn mạnh thêm: Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niếm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.
-Để bồi dưỡng tình cảm gia đình, GV có thể cho HS nghe bài hát “ Nhà là nơi để về”.
-HS ghi nhớ kiến thức và ghi nội dung vào trong vở.
I. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở
a.Mục tiêu: 
Hoạt động này giúp HS biết được nhà ở có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất là đặc
điểm về cấu tạo và thứ hai là đặc điểm về cách bố trí không gian bên trong nhà ở. Ngoài ra, nhà ở còn mang tính vùng miền.
b. Nội dung: 
HS đọc nội dung mục II trong SGK, quan sát Hình 1.2, Hình 1.3, Hình 1.4 - SGK và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá trang 10.
c. Sản phẩm: HS ghi được nội dung đặc điểm chung của nhà ở vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu nội dung “Đặc điểm chung của nhà ở”, quan sát Hình 1.2 và 1.3 và trả lời câu hỏi “Nhà ở có đặc điểm chung nào?”.
- Về đặc điểm cấu tạo, GV gợi ý HS liên hệ với chính ngôi nhà của mình.
- Với hộp chức năng Khám phá, GV tổ chức cho HS nhận biết một số khu vực chức năng trong ngôi nhà thông qua hình ảnh.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ GV giao.
-HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh .
- GV có thể sử dụng hộp chức năng Thông tin mở rộng ở trên đê’ cho HS biết được rằng: Vì biết làm nông nghiệp nên khi thực phẩm làm ra ngày càng nhiều thì ngoài xây dựng nhà để ở, con người đã bắt đầu làm nhà để cất thực phẩm, xây dựng các khu để nuôi gia súc,... các khu chức năng của nhà ở được hình thành và mở rộng.
- GV có thể lưu ý cho HS là một số khu vực chức năng thường dùng thuật ngữ “gian” hay “phòng” (khi muốn nhấn mạnh một chức năng nào đó).
*Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS thảo luận về lợi ích của nhà ở có các khu vực chức năng riêng.
-Đại diện các nhóm trình bày từng nội dung thảo luận trước lớp và bổ sung ý kiến cho nhau.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chốt lại kiến thức.
-HS ghi nhớ kiến thức và ghi nội dung vào trong vở.
II. Đặc điểm chung của nhà ở
1. Cấu tạo 
- Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
2. Cách bố trí không gian bên trong
- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,...
- Nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hoạt động 2.3. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
Mục tiêu
Hoạt động này giúp HS có những hiếu biết cơ bản về sự đa dạng trong các kiến trúc nhà ở Việt Nam.
Nội dung 
HS đọc nội dung mục III trong SGK, quan sát các hình từ 1.5 đến 1.9 - SGK và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Luyện tập.
Sản phẩm 
HS ghi vào vở một số đặc trưng về kiến trúc của một số kiểu nhà như nhà ở nông thôn truyền thồng, nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà nồi,...
Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS chia sẻ với các bạn trong lớp về một số kiểu nhà mà mình biết. Kiểu nhà đó em gặp ở đâu? (Vùng nào? Của dân tộc nào?).
HS đọc và nghiên cứu mục III trong SGK -> thực hành nhận diện những đặc điểm kiến trúc bên ngoài của một số loại nhà ở các hình từ 1.5 đến 1.9.
Khai thác hộp chức năng Luyện tập, GV cho HS quan sát kĩ Hình 1.8 và 1.9. Yêu cầu HS nhận biết nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào của nước ta. HS liên hệ với thực tiễn địa phương đê’ nhận biết được những kiểu kiến trúc nhà ở có ở địa phương mình.
 -. GV sử dụng hộp chức năng Kết nối năng lực để giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thêm về đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác nhau của nước ta.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ GV giao.
-HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh .
- Để hướng dẫn nội dung trong hộp chức năng luyện tập, GV giải thích cho HS hiểu rằng: vị trí lãnh thổ Việt Nam chia thành các vùng miền với những đặc trưng địa lí, khí hậu khác nhau. Điều này dẫn đến những đặc trưng kiến trúc nhà ở trên các vùng miền khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với những nét văn hoá độc đáo. Điều này được thể hiện trong cả kiến trúc xây dựng nhà ở của họ.
*Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày từng nội dung thảo luận trước lớp và bổ sung ý kiến cho nhau.
-HS sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chốt lại kiến thức.
-HS ghi nhớ kiến thức và ghi nội dung vào trong vở.
III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
1.Nhà ở nông thôn
2.Nhà ở thành thị
a/Nhà ở mặt phố
b/Nhà ở chung cư
3.Nhà ở các khu vực đặc thù
a/Nhà sàn
b/Nhà nổi
3. Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức khái quát về nhà ở
b. Nội dung: Làm một số bài tập trắc nghiệm về nhà ở
c. Sản phẩm: HS hoàn thành bài trắc nghiệm
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Vai trò của nhà ở đối với con người là
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Câu 2. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A.móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C.móng nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D.móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Câu 3. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm bài trắc nghiệm.
*Báo cáo, thảo luận
-GV yêu cầu đại diện HS báo cáo trước lớp, HS khác nhận xét bài của bạn.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS và chốt đáp án.
-GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
-HS đối chiếu kết quả bài làm của mình với đáp án của GV và sửa chữa nếu sai.
1-A
2-A
3-B
4. Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV cho HS làm câu hỏi hộp vận dụng SGK:
C1: Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em?
C2: Em hãy lí giải tại sao khu vực miền núi, sàn nhà lại được xây dựng cách mặt đất (kiến trúc nhà sàn).
C3: Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc nhà ở địa phương em đã thay đổi theo thời gian như thế nào.
C4: Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp C1, C2.
-C3, C4 thực hiện về nhà, vẽ ý tưởng thiết kế ra giấy A4
*Báo cáo, thảo luận
-HS nộp ý tưởng thiết kế vào buổi học sau.
*Kết luận và nhận định
-GV đánh giá ý thức thực hiện và kết quả của HS
C1: HS tự mô tả ngôi nhà của mình.
C2: Nhà sàn được xây dựng cách mặt đất vì tránh ẩm thấp và tránh thú dữ
C4: Bản vẽ trên giấy A4
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Hoàn thành bài tập vận dụng và các bài tập trong SBT
-Xem trước bài 2
Nếu bạn cần giáo án trọn bộ theo mẫu trên hãy liên hệ SĐT: 0963358121

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_1_khai_quat_ve_nha_o_nam_hoc_202.docx