Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 5, Bài 2: Lựa chọn trang phục - Nguyễn Văn Phi

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 5, Bài 2: Lựa chọn trang phục - Nguyễn Văn Phi

I. MỤC TIU:

 1.Kiến thức:

 -HS biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ

 2.Kĩ năng:

 -Rèn cho học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình.

 3.Thái độ:

 -Giáo dục học sinh ý thức ăn mặc đẹp, giản dị.

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: giáo án

 Tranh ảnh về trang phục

 2.Học sinh:

 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà

 Sưu tầm tranh về trang phục

III. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Lựa chọn trang phục

IV. TỔ CHỨC CC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 1. Ổn định tổ chức, kỉm dịn HS: Điểm danh

 2. Kiểm tra mịng:

 a/ Trang phục là gì?(3đ)

 -Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng đi kèm như mũ, giầy

 b/ Trang phục có chức năng như thế nào? Nêu ví dụ?(7đ)

 -Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc.

 -HS tự nêu ví dụ theo khả năng hiểu biết của mình.

 3. Tiến trình bi học:

 Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về trang phục và chức năng của trang phục. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách lựa chọn trang phục phù hợp.

 

doc 3 trang Hà Thu 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 5, Bài 2: Lựa chọn trang phục - Nguyễn Văn Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰA CHỌN TRANG PHỤC
(tt)
Tuần: 3 
Tiết PPCT: 5 
 Bài 2: 
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 -HS biết cách lựa chọnï trang phục phù hợp với vóc dáng đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ
 2.Kĩ năng:
 -Rèn cho học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình.
 3.Thái độ:
 -Giáo dục học sinh ý thức ăn mặc đẹp, giản dị.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: giáo án
 Tranh ảnh về trang phục
 2.Học sinh:
 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
 Sưu tầm tranh về trang phục
III. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Lựa chọn trang phục
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức, kiểm diện HS: Điểm danh
 2. Kiểm tra miệng:
 a/ Trang phục là gì?(3đ)
 -Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng đi kèm như mũ, giầy 
 b/ Trang phục có chức năng như thế nào? Nêu ví dụ?(7đ)
 -Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc.
 -HS tự nêu ví dụ theo khả năng hiểu biết của mình.
 3. Tiến trình bài học:
 Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về trang phục và chức năng của trang phục. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách lựa chọn trang phục phù hợp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1.Tìm hiểu cách chọn vải may trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể:
PP trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
GV: Muốn có được trang phục đẹp chúng ta cần phải xác định được vóc dáng, lứa tuổi, điều kiện và hoàn cảnh sử dụng trang phục đó để có thể lựa chọn vải và kiểu may phù hợp.
GV:Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc, hình dáng nên cần chọn vải và kiểu may phù hợp để che khuất nhược điểm của cơ thể và tôn vinh vẽ đẹp của mình
GV: gọi 1 HS đọc bảng 2 SGK/13 về ảng hưởng của vải đến vóc dáng người mặc
HS: đọc SGK
GV: yêu cầu HS quan sát H1.5 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của của vải đến vóc dáng người mặc
HS: thảo luận nhóm trả lời
GV: nhận xét, rút ra kết luận
GV: gọi HS đọc bảng 3 SGK/14 về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc
HS: thảo luận nhóm trả lời
GV: yêu cầu HS quan sát H1.6 nêu nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc
HS: quan sát tranh trả lời
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm BT H1.7 SGK/14
HS: thảo luận, trình bày
HĐ2.Tìm hiểu cách chọn kiểu may trang phục phù hợp với lứa tuổi:
PP vấn đáp
GV: Vì sao cần chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi?
HS: trả lời theo hiểu biết
GV: uốn nắn, hướng HS cách chọn vải may mặc phù hợp với lứa tuổi như SGK
GV: yêu cầu HS nêu những vật dụng đi kèm với trang phục
HS: kể tên vật dụng đi kèm trang phục
GV: Hướng dẫn HS cách chọn vật dụng đi kèm với nhiều loại trang hpục để tránh tốn kém 
GV: mở rộng cho HS biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh như ở nhà, đi du lịch, đi dự tiệc, đi đám tang, đi đến những nơi trang nghiêm như nhà thờ, chùa chiền 
II/ Lựa chọn trang phục:
 1/ Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể:
 a) Lựa chọn vải may:
 Vải màu sáng, bóng, xốp, kẻ sọc ngang, hoa to tạo cảm giác béo ra thấp xuống thích hợp với người gầy cao
 Vải màu tối, mềm, trơn, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ tạo cảm giác gầy đi, cao lên thích hợp với người béo thấp
 b)Lựa chọn kiểu may:
(SGK)
 2/Chọn kiểu may phù hợp với lứa tuổi:
-Thiếu nhi: mặc thoải mái, rộng rãi, màu sắc phong phú, kiểu dáng ngộ nghĩnh, vải thấm mồ hôi
-Thanh thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục
-Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự
 3/Sự đồng bộ của trang phục:
(SGK)
 4. Tổng Kết:
 Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK/16 và mục “Có thể em chưa biết”
Trong các câu sau, câu nào đúng?
 a) Muốn tạo cảm giác gầy đi, cao lên cần chọn vải có màu sáng kẻ sọc ngang
 b) Muốn tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cần chọn vải có mặt vải bóng loáng, hoa văn có sọc ngang
 c) Muốn tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cần lựa chọn kiểu may chít eo vừa sát cơ thể
 d) Mặc đẹp là phải biết chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi
 e) Muốn tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cần chọn kiểu may dún chun, tay bồng
 Các câu đúng: b, c, d
 5. Hướng dẫn HS học tập:
 * Đối với bài học này:
 - Học thuộc bài
 - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/16
 * Đối với bài học tiếp theo:
 - Xem trước bài 3: “Thực hành: lựa chọn trang phục”
 - Mỗi em tự nhận định vóc dáng của bản thân để dự kiến loại vải và kiểu may phù hợp để trình bày ở tiết sau
V. PHỤ LỤC: Khơng cĩ
VI.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_5_bai_2_lua_chon_trang_phuc_ngu.doc