Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được khái niệm tập hợp rỗng.
- Chỉ ra được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Phát biểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
2. Kĩ năng:
- HS tìm được đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
- Rèn kĩ năng viết tập hợp con, hai tập bằng nhau, nhận biết tập hợp rỗng.
- Sử dụng đúng các kí hiệu ; . Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
3. Thái độ: Tích cực hợp tác tham gia hoạt động học. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS, hứng thú với môn học. Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản.
=> Năng lực và phẩm chất:
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về đếm số phần tử của một TH hữu hạn, viết được TH con của một TH cho trước, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
- Phương tiện: SGK, SBT, bảng phụ, các phương tiện DH cần thiết.
- Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, phát hiện và gq vấn đề, .
- KTDH: KT khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, Kt XYZ, .
2. HS:
- Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.
Ngày soạn: 19.8.2019. Ngày dạy: 26.8.2019 TUẦN 2 TIẾT 4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được khái niệm tập hợp rỗng. - Chỉ ra được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. - Phát biểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau. 2. Kĩ năng: - HS tìm được đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn. - Rèn kĩ năng viết tập hợp con, hai tập bằng nhau, nhận biết tập hợp rỗng. - Sử dụng đúng các kí hiệu Ì; Æ. Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp. 3. Thái độ: Tích cực hợp tác tham gia hoạt động học. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS, hứng thú với môn học. Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản. => Năng lực và phẩm chất: - Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về đếm số phần tử của một TH hữu hạn, viết được TH con của một TH cho trước, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Phương tiện: SGK, SBT, bảng phụ, các phương tiện DH cần thiết. - Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, phát hiện và gq vấn đề, ... - KTDH: KT khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, Kt XYZ, ... 2. HS: - Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ: 2. KTBC: Gọi hs báo cáo kq phần việc GV giao về nhà ở tiết trước. Một vài hs báo cáo, chia sẻ sp, các hs còn lại trao đổi thảo luận để nx. GV chốt. 3. Tổ chức các hđ dh: Hoạt động khởi động *MT: - Tạo tâm thế học tập. - Thu hút được sự chú ý của hs, hs mong muốn tìm hiểu về số phần tử của một tập hợp * Dự kiến PP, KTDH: - PP: DH hợp tác nhóm nhỏ, dh phát hiện và gq vấn đề. - KTDH: KT khăn trải bàn, KT giao n/v * NL: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL kiến thức và kĩ năng toán học, NL gq vấn đề, NL tư duy lôgic,... * P/C: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Thực hiện các hđ như y/c của SHD học toán 6 trang 16 *PT t/c hđ: - GV y/c HS hđ nhóm từ 2-4 em (một bàn) thực hiện HĐ k/động. - HS trong mỗi nhóm độc lập làm bài sau đó thảo luận trong nhóm và thống nhất kq. - GV qs giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. Sau đó gọi đại diện các nhóm báo cáo. - Các nhóm cử đại diện báo cáo kq, hs nhóm khác nêu thắc mắc nếu có. - Gv nx, chốt và nêu vấn đề: Với các tập hợp ở trên có tập hợp có số phần tử như nhau nhưng cũng có tập hợp có số phần tử không như nhau. Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? a) Tập hợp A có 1 phần tử Tập hợp B có 2 phần tử Tập hợp C có 100 phần tử Tập hợp N có vô số phần tử b) Tập hợp D có 1 phần tử Tập hợp E có 2 phần tử Tập hợp H có 11 phần tử c) Không có số tự nhiên nào thoả mãn. HS khó khăn khi tìm số phần tử của tập hợp C và H. GV hd cách tìm. Có nhiều hs sẽ lúng túng khi thực hiện hđ c. Nhất là các tập hợp có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. Hoạt động hình thành kiến thức * MT: - Nhận biết được khái niệm tập hợp rỗng. - Chỉ ra được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. - Phát biểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau. - Nhận biết và viết được tập hợp con của một tập hợp, nhận biết được hai tập bằng nhau, tập hợp rỗng. - Sử dụng đúng các kí hiệu Ì; Æ. * Dự kiến PP, KTDH: - PP: Vấn đáp, DH hợp tác, nêu và gq vấn đề, thực hành-luyện tập. - KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT XYZ. * NL: Năng lực gqvđ và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tự học,... *P/C: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: HS n/c TT và VD trong SHD rút ra KL. * PT t/c hđ: - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu mục 1 trong SHD - HS đọc thông tin và n/c VD trong SHD. - GV vấn đáp để chốt kiến thức: ? Vậy một tập hợp có bao nhiêu phần tử? ? Thế nào là tập hợp rỗng? - Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào. Kí hiệu . 1. Số phần tử của một tập hợp. - Một tập hợp có thể có một, nhiều, vô số hoặc không có phần tử nào. - Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Ký hiệu: Æ HS thực hiện được n/v. HS rất khó chỉ ra đúng số phần tử của các tập hợp có nhiều hoặc vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. GV phải lấy các VD cụ thể để mình họa cho HS dễ hiểu. Tập rỗng như cái thùng rỗng, không chứa gì cả... *ND: HS trải nghiệm làm VD, rút ra KL và luyện tập. *PT t/c hđ: - GV: yêu cầu HS hđ cặp đôi mục 2a - HS: làm cặp đôi mục 2a. - GV: Gọi một vài cặp đôi báo cáo, chia sẻ, các cặp còn lại nêu thắc mắc nếu có. - GV chốt. - GV: yêu cầu HS tự nghiên cứu mục b và viết ghi nhớ theo sơ đồ; vận dụng làm cặp đôi phần 2c GV: theo dõi; trợ giúp các nhóm gặp khó khăn - GV gọi hs báo cáo kq hđ. - HS báo cáo, chia sẻ, thảo luận. - GV chốt k/n về tập hợp con và hai tập hợp bằng nhau. - GV y/c HS làm bài tập củng cố theo nhóm: Dùng KT 5-1-30 giây: 5 hs một nhóm, nhóm trưởng viết 1 tập hợp có 2 phần tử, mỗi thành viên còn lại viết 1 tập hợp con trong vòng 30 giây rồi chuyển cho người bên cạnh, tiếp tục cho đến hết 4 thành viên còn lại. Sau đó nhóm trưởng tổng hợp. - GV nhấn mạnh: Mỗi một tập hợp luôn có tập hợp con là tập rỗng và chính nó. Tập hợp rỗng là con của mọi tập hợp. 2. Tập hợp con a) Ví dụ: E = {x , y} F = {a , b , x , y } Ta viết E Ì F đọc là E là tập hợp con của tập hợp F hay E được chứa trong F hay F chứa E. b) ĐN (SHD/17) - Nếu A Ì B và B Ì A thì A = B. c) MA, MB, AB, BA HS có thể mắc phải sai lầm khi viết tập hợp F chỉ có 2 phần tử là c và d. Phần 2c hs xđ thiếu trường hợp AB, BA HS rất hay nhầm lẫn cách viết tập hợp thuộc hoặc không thuộc tập hợp khác, khi xét quan hệ giữa chúng. GV HD HS phân biệt kỹ khi nào dùng ký hiệu thuộc, không thuộc và khi nào thì dùng ký hiệu con hoặc chứa. Hoạt động luyện tập *MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập. * Dự kiến PP, kTDH: - PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành-luyện tập. - KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v. * NL: NL tự chủ và tự học, NL gq vấn đề, NL tư duy lôgic,... * PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Làm các bài tập trong SHD học toán 6 phần HĐLT. * PT t/c các hđ: - GV y/c hs hđ cá nhân làm bài sau đó lên bảng báo cáo kq. -HS thực hiện, báo cáo, chia sẻ sp. -GV nx và chốt. Bài 1: a) A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20} có 11 phần tử. b) Không có số tự nhiên x nào lớn hơn 9 và nhỏ hơn 10. TH B không có phần tử nào. Bài 2: {a, b}; {a, c}; {b; c} {a, b}M, {a, c}M, {b; c}M, Bài 3: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} B = {0; 1; 2; 3; 4} B A Bài 4: - Không được, vì tập rỗng không có phần tử nào còn tập hợp {0} có 1 phần tử là số 0. HS gặp khó khăn khi viết tập hợp con của M ở bài 2. GV hd cách viết. D.E- Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng * MT: Liên hệ được kiến thức đã học với thực tiễn và tìm tòi, mở rộng kiến thức có liên quan. * Dự kiến PP và kĩ thuật dạy học: - PP: DH phát hiện và gq vấn đề, thực hành-luyện tập - KTDH: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ, KT XYZ * NL: Tự học, hợp tác, giao tiếp. * P/C: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Làm các bài tập 1,2,3,4 trong SHD học toán 6 phần D,E. *PT t/c hđ: GV y/c hs hđ cá nhân làm bài 1,3,4. Bài 2 cho hs hđ nhóm dùng KT XYZ với nhiệm vụ 6-1-1. Có 6 thành viên trong một nhóm, mỗi thành viên cho 1 VD về tập hợp và chỉ ra 1 phần tử không thuộc tập hợp đó trong vòng 1 phút, sau đó chuyển cho bạn bên cạnh. HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, chia sẻ sp. GV nx và chốt kq. Bài 1. A= {x; y; m} S S S S Đ Đ Bài 2.VD:... Bài 3. A B; A N*; A N; BN*; BN; N* N Bài 4. M = {102; 120; 201; 210} Tập hợp M có 4 phần tử. HS hay sai lầm trong sử dụng kí hiệu và ở bài 1. GV hd lại cách dùng các kí hiệu này. Bài 4 hs có thể sai lầm khi đặt chữ số 0 ở hàng trăm. Ngày soạn: 19/8/2019. Ngày dạy: 27/8/2019 TUẦN 2 TIẾT 5: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố khái niệm tập hợp, tập hợp số tự nhiên, tập hợp con và các phần tử của tập hợp. 2. Kĩ năng: - HS viết được tập hợp, tìm được đúng số phần tử của tập hợp; kiểm tra được một tập hợp có là tập hợp con của một tập hợp cho trước hay không; viết được một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng kí hiệu và . - Rèn kĩ năng tính số phần tử của một tập hợp với các số chẵn và các số lẻ. 3. Thái độ: Tích cực hợp tác tham gia hoạt động học. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS, hứng thú với môn học. Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản. => Năng lực và phẩm chất: - Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Phương tiện: G/A, SHD học toán 6, bảng phụ, các phương tiện DH cần thiết. - Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp, dh học tác nhóm nhỏ, trực quan, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, dh khám phá, dh dự án,... - KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v. 2. HS: - Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ: 2. KTBC: kết hợp trong phần khởi động 3. Tổ chức các hđ dạy học: A. Hoạt động khởi động *MT: Tạo hứng thú học tập cho HS. * Dự kiến PP, KTDH: PP trò chơi, PP dh hợp tác – KT giao n/v, KT động não. * NL: NL hợp tác, giao tiếp, NL gq vấn đề và sáng tạo. * P/C: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Chơi trò chơi tiếp sức. - PT t/c hđ: Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: tiếp sức, trong tg 3 phút Chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. Yêu cầu hs 1 viết 1 tập hợp dưới dạng liệt kê, hs tiếp theo chỉ ra số phần tử của tập hợp. Đội nào làm được nhiều ví dụ và đúng thì thắng cuộc HS viết được tập hợp và tìm đúng số phần tử. HS thực hiện được n/v. C. Hoạt động luyện tập *MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học về tập hợp như viết tập hợp, tìm số phần tử của tập hợp, xđ tập con một tập hợp để làm bài tập. *Dự kiến PP, KTDH: - PP: Luyện tập - thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề, dh hợp tác, - KTDH: KT thảo luận nhóm, KT giao n/v, KT đặt câu hỏi, KT động não. * NL: NL tự học, NL tính toán, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL gq vấn đề,... * P/C: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Làm bài tập 1,2,3,4/SHD * PT t/c hđ: - Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở bài tập 1 SGK. - HS hoạt động cá nhân sau đó báo cáo kết quả, chia sẻ sp. HS khác nêu thắc mắc nếu có. - GV nx và chính xác hóa kq bài 1. - GV: yêu cầu HS làm cặp đôi bài 2 HS: làm việc độc lập sau đó trao đổi với bạn bên cạnh thống nhất kq. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. -GV gọi hs các nhóm báo cáo chia sẻ kq hđ, hs lớp thảo luận. - GV nx chung và chốt. -GV y/c hs hđ cá nhân làm bài 3; 4. -HS đọc kĩ đề bài suy nghĩ làm bài sau đó báo cáo, chia sẻ sp. - GV t/c cho lớp thảo luận, nx và chốt. Bài 1: a) C={0; 2; 4; 6; 8} b) L={11; 13; 15; 17; 19} c) A={18; 20; 22} d) B={25; 27; 29; 31} Bài 2: a) A={18}, có 1 phần tử. b) B={0}, có 1 phần tử. c) C=N, có vô số phần tử. d) D=, không có phần tử nào. e) E=, không có phần tử nào. Bài 3: A={0; 2; 4; 6; 8} B={0; 2; 4; 6; 8; } N*={1; 2; 3; 4; } AN*, BN*, AB. Bài 4: - A là tập hợp các học sinh của lớp 6D có 2 điểm 10 trở lên. - B là tập hợp các học sinh của lớp 6D có 3 điểm 10 trở lên. - M là tập hợp các học sinh của lớp 6D có 4 điểm 10 trở lên. MB, MA, BA. HS thực hiện được n/v bài 1,2,3. Bài 4 hs khó khăn khi xđ tập nào là tập con của tập nào. GV hd cách xđ: Mọi hs có 4 điểm 10 trở lên đều thuộc tập hợp những hs có 2 điểm 10 trở lên do đó MA. Tương tự MB, BA. Hoạt động vận dụng *MT: HS vận dụng được kiến thức đã học vào gq những vấn đề thực tiễn có liên quan. * Dự kiến PP, KTDH: PP DH nêu vấn đề, ppdh khám phá, DH dự án. * NL: Gq vấn đề, NL tự học, NL tư duy và lập luận toán học,... * PC: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: N/c TT SHD mục em cần biết và tìm hiểu thêm qua phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo kq. *PT t/c hđ: GV giao n/v cho hs đọc tìm hiểu TT trong SHD mục "Em cần biết" và viết tập hợp các khu vực có diện tích rừng dưới 1 triệu ha. - HS thực hiện, báo cáo. ? Từ hiện thức diện tích rừng và độ che phủ đó, em thấy mình phải có trách nhiệm gì? (GV giao hs về nhà viết bài tuyên truyền về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng khoảng 1 trang giấy. TG nộp bài: 1 tuần) HS thu nhận được TT về sự phân bố rừng theo khu vực ở nước ta. HS thực hiện được n/v Hoạt động tìm tòi, mở rộng *MT: Tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thức bài học * Dự kiến PP, KTDH: - PP: Thực hành-luyện tập, vấn đáp, nêu và gq vấn đề. - KTDH: KT giao n/v, KT đặt câu hỏi, KT động não, khăn trải bàn. * NL: Tự học , giao tiếp, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL gq vấn đề, * PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: N/c SHD về những kiến thức mở rộng và làm bài tập. *PT t/c hđ: GV y/c các nhóm HS từ 4-6 em tự n/c kiến thức phần E.1trong SHD, sau đó vận dụng làm bài tập sau: Cho A = ={1;3;5}; B = ={1;2;3;4;5} a) Nêu mối quan hệ giữa tập A và B b) Tập B có là con của tập A không. Vì sao? c) Viết tất cả các tập con của tập A -HS hđ nhóm thực hiện n/v, báo cáo chia sẻ sp. -GV qs hd nhóm gặp khó khăn và sau đó nx, chốt. GV cho HS tiếp tục nghiên cứu mục E.2 và E.3 HS đọc và suy nghĩ. ? Tính số phần tử của tập hợp các STN liên tiếp từ a đến b , số phần tử của tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b, số phần tử của tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n ta làm ntn? - HS TL GV y/c HS thực hiện tính số phần tử của tập B, D, E trong mục E.2 và E.3 HS hđ cá nhân làm bài sau đó lên bảng trình bày sp và chia sẻ thảo luận với hs cả lớp. GV nc và chính xác hóa kq các bài ->chốt lại các k/t mở rộng - GV: Giao nhiệm vụ về nhà: Đọc và làm các nội dung E.4/SHD trang 20 - HS: Nhận nhiệm vụ về nhà Bài 1. A B B không là tập con của A vì 4 thuộc B mà 4 không thuộc A. ,{1;3;5},{1},{3},{5}, {1;3}, {1;5}, {3; 5} Bài 2. T/ h B = có (99 – 10 )+ 1 = 90 phần tử. Bài 3. T/h D = có (99 – 21):2 + 1 = 40 phần tử E = có (96-32) : 2 + 1 = 33 phần tử Bài 1 hs viết th iếu tập con của tập A. GV hd hs cách xđ tập con lần lượt từ tập con không có phần tử đến tập con có 1 p/tử, 2 p/tử và 3 p/tử. Ngày soạn: 19/8/2019. Ngày dạy: 30/8/2019 TUẦN 2 TIẾT 6+7: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng được các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh. - Biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. 3. Thái độ: Tích cực hợp tác tham gia hoạt động học. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS, hứng thú với môn học. Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản. => Năng lực và phẩm chất: - Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, - Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Phương tiện: SHD, bảng phụ, các phương tiện DH cần thiết. - Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp, dh hợp tác nhóm nhỏ, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, ... - KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v, KT sơ đồ tư duy. 2. HS: Sách HDH, vở ghi, chuẩn bị bài về nhà, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ: 2. KTBC: GV kiểm tra việc thực hiện n/v giao về nhà tiết trước. 3. Các hđ dạy học: A. Hoạt động khởi động * MT: Tạo tâm thế học tập cho hs, giúp các em có hứng thú tìm hiểu về phép cộng và phép nhân STN. * Dự kiến PP, KTDH: - PP: DH hợp tác, phát hiện và gq vấn đề. - KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT lắng nghe và phản hồi tích cực. * NL: NL giao tiếp toán học, NL tự học, NL gq vấn đề. * PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Trả lời câu hỏi và rút ra KL. * PT t/c hđ: GV y/c hs hđ nhóm theo bàn hs làm phần khởi động. HS hđ nhóm thực hiện, cử đại diện báo cáo, chia sẻ sp. Các nhóm trao đổi thảo luận về câu trả lời. GV thống nhất đáp án và nêu vấn đề: Đó là các kiến thức các em đã biết về phép cộng và phép nhân STN, còn điều gì khác nữa về 2 phép tính này mà chúng ta chưa biết các em sẽ được tìm hiểu qua bài học này. 1. Kí hiệu dùng để chỉ phép cộng và phép nhân: +; x Phép cộng: 3+ 2= 5 có 3 và 2 là số hạng, 5 là tổng. Phép nhân: 4x 6=24 có 4, 6 là thừa số, 24 là tích 2. Điền số hoặc chữ: 0; chính nó; 0. HS thực hiện được n/v B. Hoạt động hình thành kiến thức * MT: - Biết các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. - Vận dụng được các tính chất trên vào tính nhanh. * Dự kiến PP, KTDH: - PP: Dạy học hợp tác, gợi mở, vấn đáp, dh phát hiện và gq vấn đề, luyện tập- thực hành. - KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực, KT sơ đồ tư duy. * NL: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, năng lực mô hình hóa toán học * PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: N/c TT SHD về tổng và tích hai số TN. *PT t/c hđ: - GV cho HS cả lớp đọc kĩ nội dung phần 1 và trả lời các câu hỏi: ? Khi nào ta có tổng; tích của hai STN? ? Viết công thức thể hiện tổng, tích của 2 STN và nêu các thành phần trong phép tính đó? ? Cần lưu ý gì khi viết một tích mà có thừa số là chữ? - HSTL - GV chốt kiến thức - GV y/c HS hoạt động cặp đôi làm phần 1b vào phiếu học tập. - Gv theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ các cặp đôi gặp khó khăn. 1.Tổng và tích hai số tự nhiên a) Tổng quát (SGK). - Phép cộng: a + b = c (Số hạng)+(Số hạng)=(Tổng) - Phép nhân: a . b = d (Thừa số) . (Thừa số) = (Tích) b) a 12 21 1 0 b 5 0 48 15 a + b 17 21 49 15 ab 60 0 48 0 HS thực hiện được n/v. *ND: Tìm hiểu về tính chất của phép cộng và phép nhân STN. *PT t/c hđ: - GV cho HS hoạt động cặp đôi: phần 2a. - GV kiểm tra một vài nhóm - Y/c hs hoạt động cá nhân đọc kĩ nội dung phần 2b và chú ý. Sau đó tự viết vào vở dạng tổng quát tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân. - GV chốt lại KT cơ bản và kiến thức mở rộng trong phần chú ý. - GV y/c hs hoạt động cặp đôi phần 2c. - HS thực hiện làm bài. - GV gọi 2 hs lên bảng trình bày lời giải, chia sẻ sp. Các hs còn lại trao đổi bài kiểm tra chéo nhau và nêu thắc mắc nếu có. - GV chính xác hóa kq. 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên a) b) Tính chất 1) Tính chất giao hoán a + b = b + a a . b = b . a 2) Tính chất kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a.b) . c = a . (b.c) * Chú ý: (SGK) c) 23 + 47 + 11 + 29 = (23 + 47)+ (11 + 29) = 70 + 40 = 110 4 . 7 . 11 . 25 = (4 . 25) . (7 . 11) = 100 . 77 = 7700 HS thực hiện được n/v. *ND: Tìm hiểu t/c pp của phép nhân đối với phép cộng. PT t/c hđ: - GV cho hs hoạt động cá nhân đọc kĩ nội dung phần 3a và chú ý, viết vào vở dạng tổng quát dạng tính chất phân phối - GV chốt lại KT cơ bản và kiến thức mở rộng trong phần chú ý. - GV y/c hs hoạt động cặp đôi phần 3b - HS thực hiện. - GV qs và hỗ trợ các nhóm nếu cần. - Gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải và chia sẻ sp. HS còn lại nêu thắc mắc nếu có. - GV chính xác hóa kq. - GV cho hs HĐ chung cả lớp lập sơ đồ tư duy tóm tắt các kt cơ bản của bài học. - HS làm và báo cáo - GV chốt lại các tính chất cơ bản và ứng dụng của các tính chất đó. 3. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a) Tính chất: a (b + c) = ab + ac b) 87 . 36 + 87 . 64 = 87. (36 + 64) = 87 . 100 = 8700 27 . 195 – 95 . 27 = 27 . (195 - 95) = 27 . 100 = 270 HS thực hiện được n/v. C. Hoạt động luyện tập * MT: HS vận dụng được kiến thức đã học vào làm một số bài tập liên quan * Dự kiến PP, KTDH: - PP: DH phát hiện và gq vấn đề, thực hành- luyện tập, trò chơi, dh hợp tác. - KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v, KT khăn trải bàn. * NL: Tự học, giao tiếp, gq vấn đề toán học và sáng tạo, tính toán, tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học. * PC: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Làm các bài tập 1->8 (SHD) * PT t/c hđ: - GV y/c HS hđ cá nhân làm vào vở bài tập 1, 2a,d; 4/ SHD. - HS hoạt động cá nhân sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả trước lớp. - HS khác nêu thắc mắc nếu có. - GV kiểm tra và hướng dẫn cá nhân còn yếu nếu cần - GV chốt lại các tính chất cơ bản và ứng dụng của các tính chất đó. - GV giao n/v cho hs về nhà hđ cá nhân: Hoàn thiện các bài tập phần C. HĐLT/SHD. - HS nhận n/v. Bài 1: Quãng đường ôtô đi từ Hà Nội đến Yên Bái là: 54+19+82= 155 (km) Bài 2. Tính nhanh a)18+15+22+45= ... =100 d) 25.5.4.27.2 =... 2700 Bài 4. Trong một tích nếu một thừa số tăng lên gấp bao nhiêu lần thì tích tăng lên gấp bấy nhiêu lần (k.a).b = k.(a.b) Bài 2d có HS kết hợp (25.2).(5.4).27 hoặc k/hợp (25.4).(5.2).27. GV cho hs tự nx cách kết hợp nào tính nhanh hơn. Ngày dạy: 02/9/2019 TUẦN 3. Tiết 7. (Hoạt động luyện tập (tiếp) + Vận dụng + Tìm tòi, mở rộng) Kiểm tra sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ: - GV t/c cho hs chơi trò chơi: "Tiếp sức". Nội dung trò chơi: Bài 5 Cách thức chơi: Gồm 2 đội ; 3 HS/đội. Mỗi đội có 1 viên phấn, lần lượt từng hs lên chơi, mỗi hs chỉ làm một câu xong về vị trí và trao phấn cho bạn kế tiếp lên làm câu thứ 2. HS sau có quyền sửa bài của hs trước. Đội chiến thắng là đội làm nhanh, đúng nhất. - Sau khi hai đội chơi xong, GV tổ chức nx và chốt bài. - Các bài 3, 6, 7/SHD GV giao n/v cho hs HĐ nhóm: + HS đọc kĩ nội dung hd từng bài sau đó áp dụng làm nhóm phần còn lại + Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm sau đó báo cáo kết quả đã làm được, chia sẻ sp hđ trước lớp. - GV: theo dõi, đôn đốc và chính xác hóa kq các bài tập. - GV y/c hs HĐ cặp đôi bài 8. - GV kiểm tra một vài nhóm và cử cặp đôi làm nhanh, đúng đi hỗ trợ các cặp đôi khác Làm thêm: (x – 25)(y – 37) = 0 Bài 5: a) =; b) ; d) <. Bài 3. a) 996+45 = 996+4+ 41 =1041 b) 37+198 = ... =235 Bài 6. 25.12= 25.(10+2)= 250+50 = 300 34.11 = 34.(10+1) =340+34 = 374 47. 101 = 47.(100+1) = 4700 +47 = 4747 Bài 7 16.19 =16.(20-1) =320-16=304. 46.99 = 46.(100-1) = 4600-46 = 4554. 35.98 = 35.(100-2) =3500-70 = 3430. Bài 8. a) x=34 b) x=17 c) x = 25, y = 37 1 số HS biến đổi bài 3 như sau : 996 + 45 =991+(5+ 45) Hay 37+ 198 =(37+ 3)+ 195 GV hd hs biến đổi xuất hiện số tròn trăm dễ tính nhẩm. Có hs khó khăn không biết cách giải. GV hd giải theo từng bước. D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng * MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. * Dự kiến PP, KTDH: - PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành- luyện tâp. - KTDH: KT giao n/v, KT động não. * NL: Tự học, tính toán, gq vấn đề toán học, tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học. * PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. ND, phương thức tổ chức hđ Kiến thức cần đạt Dự kiến TH *ND: Tìm hiểu những thông tin về nhà toán học Gau-xơ và phép tính tổng các STN liên tiếp. *PT t/c hđ: Gvcho hs đọc TT "Em có biết?"về nhà toán học Gau-xơ và bài toán tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100 của ông. - HS đọc tìm hiểu. ? Nêu cách tính tổng các số tự nhiên liên tiếp hoặc tổng các STN cách đều? - HSTL. - GV chốt cách tính: Lấy số đầu cộng số cuối, nhân với số số hạng rồi chia cho 2. GV giao hs về nhà thực hiện mục 2 và n/c trước bài 7. 1. Tìm hiểu nhà toán học Đức Gauss 2. Tính nhanh: 20+21+22+ ... +30 = (20+30).11:2 = 275 HS trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng nếu gặp khó khăn để thực hiện n/v. Tổ phó chuyên môn Ký duyệt, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Nguyễn Thị Nhâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_6_chuong_i_on_tap_va_bo_tuc_ve_so_tu_nhie.doc