Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 16: Luyện tập - Năm học 2018-2019

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 16: Luyện tập - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Củng cố lại quy tắc nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số

- Khắc sâu kiến thức về thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức chứa và không chứa dấu ngoặc

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh và chính xác

- Thực hiện các dạng bài tập cơ bản như thực hiện phép tính, tìm số chưa biết

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức vận dụng toán học vào thực tế cuộc sống

- Tự lực trong làm bài tập, tích cực trong học tập

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp – phát hiện và giải quyết vấn đề - hợp tác – tự học

- Năng lực riêng: Năng lực tính toán, tính nhẩm

II. Chuẩn bị của giáo viên - học sinh

1. Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn màu,máy chiếu, thước thẳng, bảng phụ

2. Học sinh : Vở ghi, thước thẳng, chuẩn bị bài, máy tính bỏ túi

III. Tiến trình tổ chức dạy - học

1. Ổn định tổ chức (1p): Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Giáo viên kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi “Giải cứu rừng xanh” với hai bạn thú cần trợ giúp để thoát khỏi bàn tay của đám thợ săn. Để cứu các bạn thú, các em cần trả lời được các câu hỏi sau (chiếu trên máy chiếu)

- Câu 1: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Nhân, chia → cộng, trừ → nâng lên lũy thừa

B. Nâng lên lũy thừa → cộng, trừ → nhân, chia

C. Nâng lên lũy thừa → nhân, chia → cộng, trừ

 

doc 4 trang tuelam477 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 16: Luyện tập - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
20-09-2018
Ngày giảng
6B: 25-09-2018
Tiết 16: LUYỆN TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
Củng cố lại quy tắc nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Khắc sâu kiến thức về thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức chứa và không chứa dấu ngoặc
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh và chính xác
Thực hiện các dạng bài tập cơ bản như thực hiện phép tính, tìm số chưa biết
3. Thái độ
Học sinh có ý thức vận dụng toán học vào thực tế cuộc sống
Tự lực trong làm bài tập, tích cực trong học tập
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp – phát hiện và giải quyết vấn đề - hợp tác – tự học
Năng lực riêng: Năng lực tính toán, tính nhẩm
II. Chuẩn bị của giáo viên - học sinh 
1. Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn màu,máy chiếu, thước thẳng, bảng phụ 	
2. Học sinh : Vở ghi, thước thẳng, chuẩn bị bài, máy tính bỏ túi
III. Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Ổn định tổ chức (1p): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Giáo viên kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi “Giải cứu rừng xanh” với hai bạn thú cần trợ giúp để thoát khỏi bàn tay của đám thợ săn. Để cứu các bạn thú, các em cần trả lời được các câu hỏi sau (chiếu trên máy chiếu)
Câu 1: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc?
Nhân, chia → cộng, trừ → nâng lên lũy thừa 
Nâng lên lũy thừa → cộng, trừ → nhân, chia 
Nâng lên lũy thừa → nhân, chia → cộng, trừ 
Áp dụng chữa bài 73a)
Đáp án: Chọn C. 
 Bài 73a: a) 5 . 42 – 18 : 32 = 5 . 16 - 18 : 9 = 80 - 2 = 78;
Câu 2: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc ?
{...} → [...] → (...)
{...} → (...)→ [...]
(...)→ {...} → [...]
(...)→ [...]→ {...}
Áp dụng chữa bài 73d)
Đáp án: Chọn D
Bài 73d: d) 80 – [130 – (12 – 4)2] = 80 - (130 - 82) = 80 - (130 - 64) = 80 - 66 = 14.
3. Bài mới (31p)
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
- GV cho HS diễn tình huống đã chuẩn bị
A: Tớ đố cậu biết 8-3+3 bằng mấy?
B: Dễ ợt, bằng 2! Chuẩn không cần chỉnh luôn!
A: Ơ! Cậu làm thế nào???
B: Tớ thực hiện đúng theo quy tắc “nhân, chia trước. Cộng, trừ sau ” thì sai làm sao được!
Này nhé, phép cộng tớ làm trước, 3+3 = 6, phép trừ tớ làm sau 8-6=2!
A: Theo các bạn, B làm đúng hay sai? Vì sao???
HS trả lời
GV chốt kiến thức bằng cách cho học sinh lên điền vào bảng phụ
- Học sinh lên bảng thực hiện
- Giáo viên nhận xét và chốt lại trên máy chiếu
A. Lý thuyết
1. Thứ tự thực hiện phép tính
a. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc.
Nâng lên lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ 
b. Thức tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc.
(...) → [...] → {... }
2. Các công thức về lũy thừa
am . an = am+n
am : an = am-n (a0, m n )
a0 = 1 (a0)
Hoạt động 2: Dạng bài: Thực hiện phép tính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 77
? Để thực hiện phép tính em thực hiện phép tính nào trước?
HS: Thực hiện nhân, chia trước, cộng trừ sau
? Có cách nào nhanh hơn không?
HS trả lời
Giáo viên gọi HS lên bảng làm bài
? Đối với phép tính có dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào?
HS trả lời
Giáo viên gọi HS lên bảng làm bài
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Bài 77 (SGK – Trang 32)
a) 27.75 + 25.27 - 150 
	= 27(75 + 25) - 150 
	= 27. 100 - 150 
	 = 2700 - 150 
	= 2550
b) 12 : {390 : [500 - (125 + 35.7)]}
= 12 : {390 : [500 - (125 + 245)]}
= 12 : {390 : [500 - 370]}
= 12 : {390 : 130}
= 12 : 3
= 4
Hoạt động 3: Dạng bài: Tìm x
Giáo viên hướng dẫn HS làm bài 74
? Muốn tìm x trong phép tính này ta làm như thế nào?
HS trả lời
GV gọi hai HS lên bảng làm bài ý a và ý d.
HS lên bảng làm bài
? Qua việc giải bài tập tìm x, em có nhận xét gì về thứ tự của bài toán tìm x so với thứ tự thực hiện phép tính?
HS trả lời
Dạng 2: Tìm x
Bài 74 (SGK – Trang 32)
541 + (218 - x) = 735
	218 - x = 735 - 541
	218 - x = 194
	 x = 218 - 194 
	 x = 24
d) 12x - 33 = 32. 33 
 12x - 33 = 35 
 12x - 33 = 243
 12x = 243 + 33
 12x 	 = 276
	x = 276 : 12
	x = 23
 Hoạt động 4: Dạng bài: Tính giá trị biểu thức
GV hướng dẫn HS làm bài 78
? Để tính giá trị biểu thức này ta thực hiện thế nào?
HS trả lời
GV gọi HS lên bảng làm bài
HS lên bảng làm bài
- GV cho HS hoạt động nhóm
GV nêu cách thức tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm, cử đại diện cho các nhóm. Các nhóm trao đổi trong thời gian 4 phút và thống nhất ghi kết quả vào bảng phụ.
Nhóm 1: 
12 1
13 12 - 02
23 + 2 3
Nhóm 2:
22 3 + 1
(1 + 2)2 12 + 22
2 3 32 - 12
Nhóm 3:
32 1 + 3 + 5
(2 + 3)2 22 + 32
3 22
	Nhóm 4:
42 24
4 102 - 62
GV gọi học sinh nhận xét bài làm của các nhóm
GV nhận xét kết quả hoạt động
Dạng 3: Tính giá trị biểu thức
Bài 78 (SGK – Trang 33)
12000 - ( 1500.2 + 1800.3 + 1800.2 : 3)
= 12000 - (3000 + 5400 + 3600 : 3)
= 12000 - (3000+5400 + 1200)
= 12000 - 9600 
= 2400
* Hoạt động nhóm
Bài 80 (SGK – Trang 33)
12 = 1
13 = 12 - 02
23 + 2 > 3
22 = 3 + 1
(1 + 2)2 > 12 + 22
2 3 = 32 - 12
32 = 1 + 3 + 5
(2 + 3)2 > 22 + 32
3 < 22
42 = 24
4 < 102 - 62
Hoạt động 5: GV tổ chức trò chơi 
Đây là ai???
GV: Tương ứng với mỗi mùa sẽ là các câu hỏi, các em hãy trả lời để tìm người bí ẩn với bộ câu hỏi
Mùa xuân: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
Tính giá trị của biểu thức 34 – 33, em sẽ tìm được câu trả lời.
Mùa hạ: Giải bài toán sau:
 2.2+2.2+2-2.2
Mùa thu: Dùng máy tính bỏ túi để tính: (247+318) . 6
Mùa đông: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 
(1+2)2 ...... 12 +22 
? Ẩn sau các câu hỏi là tên một vị giáo sư Toán học rất nổi tiếng ở Việt Nam. Các em biết ông là ai không?
HS trả lời: Giáo sư Ngô bảo Châu
GV nói đây là hình ảnh tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu.
GV: Để biết cụ thể hơn về ông, cô cùng các em xem video sau
HS xem video về giáo sư Ngô Bảo Châu
Trò chơi ô chữ
Kết quả:
Mùa xuân: 34 – 33 =54
Mùa hạ: 6
Mùa thu: = 3390 
Mùa đông: >
4. Củng cố (2p)
GV: Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có và không có dấu ngoặc là gì?
HS trả lời
GV chiếu lại phần lý thuyết cho học sinh củng cố lại
5. Hướng dẫn học ở nhà (1p)
Xem lại các bài tập đã giải . 
Làm các bài tập 106 , 107 , 108 , 109 (SBT – trang 15).
Chuẩn bị cho tiết luyện tập 17

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_16_luyen_tap_nam_hoc_2018_2019.doc
  • mp4GS Ngô Bảo Châu - Toán Học Việt Nam 2.mp4
  • mp3Phạm Thanh Thảo – Bụi Phấn.mp3
  • pptTiet 16 Luyen Tap So hoc 6.ppt