Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 51+52, Bài 9: Quy tắc dấu ngoặc. Luyện tập - Năm học 2019-2020

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 51+52, Bài 9: Quy tắc dấu ngoặc. Luyện tập - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc)

- Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng dại số.

2. Kỹ năng: - Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc)

3. Thái độ - Phẩm chất:

- Thái độ : Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập và hoạt động nhóm. Yêu thích môn học.

- Phẩm chất: Trung thực, đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, vượt qua khó khăn.

4. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, TLHDH, đồ dùng, dụng cụ dạy học đầy đủ.

- HS: TLHDH, đồ dùng học tập đầy đủ, đọc và soạn trước bài.

C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY

* Ngày dạy:

 Tiết 51: Lớp 6C: .

 Tiết 52: Lớp 6C: .

* Phân chia tiết dạy

Tiết 1: Từ đầu cho đến hết mục B

Tiết 2: Từ mục C) đến hết mục E)

 

docx 6 trang tuelam477 4960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 51+52, Bài 9: Quy tắc dấu ngoặc. Luyện tập - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày chuẩn bị: 5/12/2019
Tuần 15, 16 – Bài 9 – Tiết 51, 52
QUY TẮC DẤU NGOẶC – LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc)
- Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng dại số.
2. Kỹ năng: - Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc)
3. Thái độ - Phẩm chất: 
- Thái độ : Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập và hoạt động nhóm. Yêu thích môn học.
- Phẩm chất: Trung thực, đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, vượt qua khó khăn.
4. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, TLHDH, đồ dùng, dụng cụ dạy học đầy đủ.
- HS: TLHDH, đồ dùng học tập đầy đủ, đọc và soạn trước bài.
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
* Ngày dạy: 
 Tiết 51: Lớp 6C: .
 Tiết 52: Lớp 6C: .
* Phân chia tiết dạy
Tiết 1: Từ đầu cho đến hết mục B
Tiết 2: Từ mục C) đến hết mục E)
D. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 51
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Năng lực: giải quyết vấn đề.
- GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cặp đôi (2 phút)
HS suy nghĩ làm bài và thảo luận.
Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các HS khác quan sát và nhận xét.
GV kết luận 
Giới thiệu bài mới: “Nếu bỏ dấu ngoặc đi thì các số hạng có thay đổi không? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay”
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Quy tắc dấu ngoặc:
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
- Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, Tia chớp, đặt câu hỏi
- Năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài 1a, HS hoạt động nhóm thực hiện bài tập.
HS đại diện lên điền.
Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các HS khác nhận xét.
GV kết luận và nêu nhận xét.
? GV đưa ra phần 1 b)
- GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân phần b) (3 phút)
HS suy nghĩ làm bài.
Gọi đại diện 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét.
? Hai biểu thức ở cùng một dòng trong bảng trên giống nhau và khác nhau như thế nào?
HS: - Biểu thức bên trái có ngoặc tròn và đằng trước là dấu “+”.
 - Biểu thức bên phải không có dấu ngoặc và dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi. 
? Trong cùng một dòng biểu thức ở cột bên phải được biến đổi từ biểu thức ở cột bên trái bằng cách nào?
HS: phá ngoặc, giữ nguyên dấu và thực hiện phép tính
- GV: Em rút ra nhận xét gì?
HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “+” thì dấu các số hạng trong ngoặc không thay đổi.
? GV đưa ra phần 2a)
- GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân phần a) (3 phút)
HS suy nghĩ làm bài.
Gọi đại diện 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét.
- GV : Nhận xét về dấu của mỗi số hạng khi bỏ dấu ngoặc ?
HS : - Biểu thức bên trái có ngoặc tròn và đằng trước là dấu “-’’.
- Biểu thức bên phải không có dấu ngoặc tròn và dấu của các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. 
- GV: Em rút ra nhận xét gì?
HS: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước có dấu “-’’ thì dấu các số hạng trong ngoặc đều đổi dấu. Dấu “+” thành “-’’ và dấu “-’’ thành “+”
GV: Từ hai kết luận trên, em hãy phát biểu qui tắc dấu ngoặc?
HS: Đọc qui tắc SHD
GV: Trình bày ví dụ SHD
- Hướng dẫn hai cách bỏ () ; [] và ngược lại thứ tự.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm 1b
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng đại số
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật : Động não
- Năng lực: Giải quyết vấn đề.
- GV: Cho ví dụ và viết phép trừ thành cộng với số đối của số trừ.
5 - 3 + 2 - 6 = 5 + (-3) + 2 + (-6)
- Giới thiệu một tổng đại số như SHD.
- Giới thiệu cách viết một tổng đại số đơn giản như SHD.
Quy tắc dấu ngoặc
a)
a
b
a+b
-(a+b)
-a
-b
(-a) +(- b)
3
6
9
-9
-3
-6
-9
6
-2
4
-4
-6
2
-4
-5
-8
-13
13
5
8
13
-9
4
-5
5
9
-4
5
Nhận xét: Số đối của 1 tổng bằng tổng các số đối.
b)
5 + (7 – 4) = 8
5 + 7 – 4 = 8
(-8) +[(-2) – 4 ] = -14
-8 – 2 - 4 = -14
TQ: + (a + b – c + d) = a + b – c + d
(Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu“+“ ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc).
2a)
8 – (9 – 6) = 5
8 – 9 + 6 = 5
(-8) – [(-4) + 6] = -10
(-8) +4 – 6 = -10
TQ: – (a + b – c + d) = – a – b + c – d 
(Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-“ ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc).
* Qui tắc: SHD
2. Tổng đại số
+ Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên gọi là một tổng đại số.
+ Để viết một tổng đại số đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
+ Trong một đại số có thể:
a) Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
b) Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý, nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (5 phút)
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não.	
- Năng lực: Giao tiếp, giải quyết vấn đề.
HS chia sẻ cặp đôi về những kiến thức đã học trong bài và làm bài tập
1. Tính nhanh
365 – 247- 23 – 30 = 365 – ( 247 + 23 + 30 ) = 365 – 300 = 65
HS khác nhận xét
GV nhận xét và chốt lời giải đúng
2. Cho HS làm bài tập dạng “Đ” ; “S” về dấu ngoặc.
a) 15 - (25+12) = 15 - 25 + 12
b) 143 - 78 - 22 = 143 - (-78 +22)
HS chọn Đ hoặc S kèm theo giải thích.
GV nhận xét.
HDVN
Học thuộc các quy tắc trong bài
Làm các bài tập trong SHD
Tiết 52
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật : Động não.	
- Năng lực: Giao tiếp, giải quyết vấn đề.
? Nêu quy tắc dấu ngoặc ( Đặt dấu ngoặc và bỏ ngoặc)
1 HS chia sẻ trước lớp
HS khác nhận xét
- GV: nhận xét và bổ sung câu trả lời cho Hs.
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp: Dạy học hợp tác
- Kỹ thuật: giao nhiệm vụ	
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác.
HS hoạt động nhóm bài 1 đến 3
- Quan sát hs làm BT (5’) mỗi bài
- Hd hs làm bài nếu cần.
- Y/c làm bài và báo cáo KQ
- Gọi đại diện hs trình bày kết quả làm 
được
- GV yêu cầu hs hỏi phản biện lại bạn 
- HS nhận xét.
GV nhận xét và chốt giải đúng
Bài 1. 
a) 25 + (–13 + 8) = 25 –13 + 8 
= (25 + 8) –13 = 20
b) 7 + (–12 + 43) – [2 + (19 – 34)] 
= 7 - 12 + 43 - 2 - (19 - 34)
= 7 + 43 - 12 - 2 - 19 + 34
= (7 + 43) + [34 - (12+2)] -19
= 50 + (34 -14) - 19 
= 50 + 20 - 19 = 51
Bài 2. 
a) 214 + [120 – (214 +120)] 
= 214 + 120 –214 – 120 = 0
b) (-321) – [(-321+35) – 235] 
= -321 +321– 35 + 235= 200
Bài 3. 
a)
(18+29) + (158 – 29 – 18)
= 18+29+158 – 29 – 18 = 158
b)
(13 –135 + 49) – (13+49) 
= 13–135 +49–13– 49 = -135
III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
- Kỹ thuật: Động não, giao nhiệm vụ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo , hợp tác
1. GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân làm bài 1( 2 phút)
HS tìm hiểu SHD và làm bài.
Gọi đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét.
GV kết luận.
2. GV giao nhiệm vụ HS làm bài tập 3 
HS làm bài tập.
Gọi đại diện 2 HS trình bày, các HS khác nhận xét.
GV kết luận.
Bài 1.
a) 2 +(-5) +(-42) = [2 +(-42)] +(-5)
= (-40) + (-5) = -45
b) 0 +(-34) +(-16) = (-34) +(-16) =-50
(a-b) – (b+c) + (c – a) + (a+b – c)
= a – b – b – c + c – a + a + b – c 
= a – b – c
Bài 3. 
15 500 000 - 8 800 000 + 2 560 000 + 
(1 540 000 - 6 500 000) = 4 300 000 (đồng)
IV. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG . (10 phút)
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật: Động não
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo , tự học.
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần E
HS hoạt động cá nhân làm bài 
a) A = (a - b) + (a + b - c) - (a - b - c)
 = a - b + a + b - c - a + b + c
 = a + b;
b) B = (a - b) - (b - c) + (c - a) - (a - b - c)
 = a - b - b + c + c - a - a + b + c
 = -a - b + 3c;
c) C = (-a + b + c) - (a - b + c) - (-a + b - c)
 = -a + b + c - a + b - c + a - b + c
 = -a + b + c.
HS lên bảng chia sẻ bài làm và nhận xét 
GV nhận xét
HDVN
- Học thuộc quy tắc dấu ngoặc
- Xem trước bài 'Quy tắc chuyển vế'

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_5152_bai_9_quy_tac_dau_ngoac_luyen.docx