Giáo án Địa lí 7 - Tiết 11 đến 25

Giáo án Địa lí 7 - Tiết 11 đến 25

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (Càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao ).

- HS biết được cách cư trú của con người ở các vùng núi trên TG

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc, phân tích ảnh địa lý và cách đọc lát cắt

3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên :

+ Bản đồ địa hình thế giới.Ảnh chụp phong cảnh các vùng núi nước ta hoặc các nước khác.Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh: đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

 III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

? Trình bày sự thích nghi cua động thực vật với môi trường đới lạnh?

? Cuộc sống của con người môi trường đới lạnh diễn ra như thế nào?

2. Nội dung bài mới

A. Hoạt động khởi động (5 phút )

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.

- Cho HS QS một số hình ảnh vùng núi.

? Em hãy quan sát và mô tả quang cảnh ở đây

? Bằng sự hiểu biết của em, nêu tên những dãy núi cao ?

- Gv chiếu tên và vị trí của những dãy núi trên hình.dẫn dắt vào bài

 

doc 52 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Tiết 11 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 11
DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- HS Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị đới nóng; nguyên nhân và hậu quả
2. Kĩ năng: - Bước đầu luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí, củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ ĐL và biểu đồ hình cột.
3. Thái độ: - Không đồng tình với hiện tượng di dân tự do làm tăng ds đô thị quá nhanh và dẫn đến hậu quả nặng nề cho môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :	
 1. Chuẩn bị của giáo viên : PT: Tranh ảnh về các đô thị ở đới nóng bị ô nhiễm
 2 Chuẩn bị của học sinh : Vở, SGK, chuẩn bị nội dung.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ( 5 phút )
 ? Hãy nêu dân số và sức ép của dân số tới môi trường.
? Dân số ở đới nóng quá đông t/đ tiêu cực ntn tới tài nguyên, môi trường?
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút )
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.
- Gv đặt câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế, em hiểu gì về tình hình di dân trên thế giới hiện nay?
- HS trình bày .
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* HĐ 1: Sự di dân (13 phút )
- Mục tiêu: HS hiểu được sự di dân.
? Dân số đới nóng có đặc điểm gì?
- HS nêu: di dân
* HS thảo luận theo theo cặp :
? Nguyên nhân dẫn đến di dân tự phát?
? Trình bày tình hình di dân ở đới nóng?
? Hậu quả ?
- HS trình bày, nhận xét 
? Bên cạnh di dân tự phát, ở đới nóng còn có hình thức di dân nào?
? Cách thức tiến hành di dân?
? Hình thức di dân này có t/đ ntn đến sự phát triển KT- XH?
- VD: Di dân lên Tây Bắc, XK LĐ
? Nhận xét chung về sự di dân ở đới nóng?
*Hoạt động 2: Đô thị hóa (12 phút )
- HS Đọc thuật ngữ “Đôthị hoá”/187
? Nêu các số liệu phản ánh về tình hình đô thị hoá ở đới nóng? HS nêu..
? Nhận xét về tốc độ đô thị hoá?
?Tình hình dân số đô thị ở đới nóng. Nguyên nhân ?
- HS QS H11.1, 11.2 và tranh ảnh
? Trình bày những hậu quả do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra ?
- GV Phân tích ảnh hưởng của sự di dân và đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra với môi trường.
? Chúng ta cần có thái độ& biện pháp gì để hạn chế những tác hại đó?
-Kết luận toàn bài
C. Luyện tập vận dụng (7 phút )
Mục tiêu:vận dụng được các kiến thức vào làm bài tập
Bài tập : Điền tiếp vào chỗ trống các từ cho phù hợp:
1) Có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế -xã hội là di dân ?
2) Tình trạng sa mạc hóa và các cuộc chiến tranh sắc tộc đã tạo nên làn sóng di dân tự phát ở?
3) Đô thị đông dân nhất ở nước ta hiện nay ?
4) Khu vực đới nóng của châu lục nào có nhiều siêu đô thị hơn cả?
5) Để giảm tốc độ đô thị hóa tự phát, các nước thuộc đới nóng cần phải làm gì ?
1. Sự di dân
a. Di dân tự phát
* Nguyên nhân: do ds đông, thiên tai, chiến tranh, KT chậm p. triển, nghèo đói, thiếu việc làm
* Hiện trạng: Ở các nước đang p.triển, nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm->DS đô thị tăng nhanh
- Châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á: di dân tị nạn phổ biến
* Hậu quả: Tạo sức ép với việc làm và môi trường ở đô thị
b. Di dân có tổ chức, có kế hoạch
- Tổ chức khai hoang, XD khu kinh tế mới, xuất khẩu LĐ
=> Tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển KT- XH.
=> Sự di dân đa dạng, phức tạp
2. Đô thị hoá
- Tốc độ đô thị hoá nhanh
- Dân số thành thị tăng nhanh do di dân tự do
- Hậu quả: thất nghiệp, tệ nạn XH tăng, ô nhiễm MT, quá tải GT
 Biện pháp: Đô thị hoá gắn liền với 
p. triển KT và phân bố dân cư hợp lí, bảo vệ môi trường.
(*)Ghi nhớ/ sgk
- Di dân có kế hoạch ,có tổ chức
- Châu Phi
- Là ( TP HCM)
- Châu Á
- Phải giảm tỉ lệ GTDSTN, PTKT nông thôn
D. Tìm tòi mở rộng ( 3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế địa phương
- Tìm hiểu về tình hình di dân trên thế giới.
- Học thuộc bài. Làm các bài tập trong TBĐ
- Chuẩn bị bài: Thực hành: nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
+ Đọc bài, quan sát ảnh
+ Phân tích các biểu đồ
 ------------------------------------------------------
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 12: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa, đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.
 2. Kĩ năng : Phân tích,trình bày, so sánh các môi trường của ĐN qua ảnh ĐL, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
 3. Thái độ: Tích cực, chăm chỉ học tập
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Chuẩn bị của giáo viên : - PT: Tranh ảnh về MT tự nhiên của ĐN, bảng phụ 
 2.Chuẩn bị của học sinh : Vở, SGK.	
 III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến di dân?
 ? Trình bày về vấn đề đô thị hóa ở nông thôn?
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút )
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.
- GV cho học sinh xem vi deo các môi trường đới nóng.
- Yêu cầu học sinh nhận biết.
- GV dẫn vào bài mới.
-GV Giới thiệu LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng
- HS qua sát bản đồ
- Gv dẫn dắt vào bài.
Dựa vào các kiểu môi trường trong đới nóng, Xác định vị trí của Việt Nam trên LĐ ( Cho HS xác định vị trí của VN trên LĐ). VN thuộc kiểu môi trường nào?
 Ngoài môi trường đó, đới nóng còn có những kiểu môi trường nào? ( GV kết hợp cho điểm KT bài cũ)
- Đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên TĐ, có ĐKTN hết sức đa dạng và phong phú. Vận dụng những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng qua bài TH hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hình thành khiến thức mới:
Hoạt động 1: BT1 (15 phút )
- Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm môi trường qua tranh ảnh
-GV: hướng dẫn HS quan sát các ảnh trang 39 SGK, vận dụng kiến thức đã học về khí hậu, các đặc điểm khác của môi trường đới nóng
? Mô tả cảnh quan của từng bức ảnh (GV kết hợp cho điểm KT bài cũ)
? xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cặp
- đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung
- gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
1. BT1: Quan sát ảnh, xác định ảnh thuộc kiểu môi trường nào?
A: Xahara : hoang mạc nhiệt đới ở Bắc Phi.
B: Vườn quốc gia Sêragat: xavan ở môi trường nhiệt đới.
C: Bắc công gô: rừng râm ở môi trường xích đạo ẩm.
Hoạt động 2:BT2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. (15 phút )
-Mục tiêu: Học sinh đọc, phân tích được các biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa, vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp, lựa chọn 
GV treo các BĐ trang 41/SGK phóng to, hướng dẫn cho HS phân tích yếu tố nhiệt và lượng mưa của từng BĐ
? Nhiệt độ tháng nóng nhất? Bao nhiêu độ? Tháng lạnh nhất? Bao nhiêu độ? Dao động nhiệt?
? Lượng mưa trung bình? Mưa lớn vào mùa nào?
Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ N1: BĐ A
+ N2: BĐ B
+ N3: BĐ C
+ N4: BĐ D& E
- các nhóm thảo luận, thư kí ghi ra bảng phụ
- đại diện các nhóm trình bày, treo bảng phụ lên bảng, các khác bổ sung
- HS thảo luận nhóm cặp, chọn biểu đồ thuộc đới nóng
-gv chuẩn xác kiến thức
C. Luyện tập, vận dụng: (7 phút )
-Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu nội dung bài học
GV nhắc lại các bước quan sát ảnh:
- Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm xác định 1 ảnh, trả lời các câu hỏi:
?Ảnh chụp gì?
? Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm nào của môi trường đới nóng?
?Xác định tên của môi trường trong ảnh?.
- HS thảo luận, báo cáo, GV nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng. 
*HS quan sát biểu đồ A, B, C và cho nhận xét về chế độ mưa ?
(A mưa quanh năm, B có thời kì khô hạn kéo dài 4 tháng không mưa, C mưa theo mùa)
 Quan sát 2 biểu đồ X và Y nhận xét về chế độ nước trên sông ?
( Biểu đồ X có nước quanh năm, Y có mùa lũ và mùa cạn, nhưng không có tháng nào không có nước )
- Hãy so sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ nước trên sông để sắp xếp cho phù hợp từng đôi một ? (loại 1 biểu đồ không phù hợp )
(A phù hợp với X ; C phù hợp với Y ; B có thời kì khô hạn kéo dài không phù hợp với Y)
- GV: Kết luận: A phù hợp với X; C phù hợp với Y ;
2. BT 2: 
 + BĐ A: 
-Có nhiêù tháng nhiệt độ xuống thấp < 150c vào mùa hạ 
- Lượng mưa TB năm thấp, tập trung vào mùa hạ
=> không phải của đới nóng.
 +BĐ B: 
- Nóng quanh năm nhiệt độ > 200c và nhiệt độ có 2 lần lên cao vào tháng 4 và tháng 9
- Lượng mưa TB năm lớn, mưa nhiều vào mùa hạ 
 => đúng của đới nóng.
 +BĐ C:
- Nhiệt độ Tháng cao nhất của mùa hạ <200c , mùa đông ấm 50c
- Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm
=> không đúng của đới nóng.
 + BĐ D:
-Có mùa hạ 200c, mùa đông <-150c 
-mưa ít và mưa vào mùa hạ
=> không phải của đới nóng.
 + BĐ E:
- Có mùa hạ trên 250c, đông 150c
- Lượng mưa ít, tập trung vào thu đông
=> không phải của đới nóng
* Giáo viên kết luận : B là biểu đồ của đới nóng , thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.
D. Tìm tòi mở rộng (3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế địa phương
- Tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên của các kiểu mt đã học trong đới nóng.
- Hoàn thành các bài tập	
- Chuẩn bị : Ôn tập từ bài 1 đến bài 12
+ GV kí hợp đồng với hs : giao nhiệm vụ cho 5 nhóm tìm hiểu về 
+ Nhóm 1-2 : Các thành phần nhân văn
+ Nhóm: 3- 4 - 5: MT đới nóng- hoạt động kt của con người ở đới nóng ( GV phát phiếu, lập bảng)
 ---------------------------------------------------------------
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 13: ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ bài 1 đến bài12( Thành phần nhân văn của MT và MT đới nóng- hoạt động kt của con người ở đới nóng)
 2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, so sánh nhận biết môi trường qua ảnh.
 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức chăm chỉ, tích cực học tập
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên : PT : Một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, tranh ảnh về 3 loại môi trường của đới nóng, bảng phụ
 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở, SGK
 III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (trong giờ học )
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút ).
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.
- GV cho học sinh xem vi deo về môi trường sống.
- Em có nhận xét gì về môi trường sống quanh ta.
- HS trả lời.
- GV NHẬN XÉT và dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Thành phần nhân văn của môi trường ( 12 phút )
- GV thanh lí hợp đồng với hs :
* Nhóm 2 thảo luận:
? Dân số là gì?
? Vai trò của DS với phát triển KT- XH?
? Bùng nổ DS xảy ra khi nào?Nguyên nhân? Hậu quả?Biện pháp giải quyết.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét:
* Nhóm 2 thảo luận:
? Trình bày sự phân bố dân cư trên TG? 
? Nêu đặc điểm của ba chủng tộc trên thế giới? 
? Các siêu đô thị ở châu Á tập trung ở khu vực nào? Vì sao?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét:
*Hoạt động 2: Môi trường đới nóng (10 phút) 
* Nhóm 3 thảo luận:
?So sánh đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường đã học?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét:
1. Thành phần nhân văn của môi trường
a. Dân số 
- Khái niệm 
- Ynghĩa: Tạo ra nguồn lđ đôi dào, thị trường tiêu thụ , phát triển kt đất nước
-Vào những năm 50TK XX, các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng ds tự nhiên cao hơn à bùng nổ dân số 
- Nguyên nhân: KT- XH và Y tế phát triển , nhiều nước giành dc độc lập 
- Hậu quả: giảm chất lượng cs, MT ô nhiễm, khó khăn gq việc làm, tệ nạn xh gia tăng 
-BP : Thực hiện chính sách ds, phát triển KT- XH
b. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.
- Dân cư thế giới phân bố rất không đồng đều (do khí hậu, địa hình và nguồn nước)
- 3 chủng tộc 
- Tập trung ven biển (do ĐH, khí hậu , nguồn nước đồi dào, ven biển thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hoá)
2. Môi trường đới nóng
 Kiểu MT
ĐĐ khí hậu
Xích đạo ẩm
Nhiệt đới
Nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ 
Từ 250-> 280C (cao), chênh lệch các tháng nhỏ
> 220C, 2 lần t0 tăng cao
 có sự phân hoá gần, xa chí tuyến
>200C, thay đổi theo mùa
Lượng mưa
Từ 1500-> 2500mm, mưa nhiều quanh
năm
500->1500mm, tập trung mùa mưa, giảm dần về phía CT
> 1000mm, mưa theo mùa
+mùa mưa:T5-T10
+mùa khô:T11- T4
*Hoạt động 3: Hoạt động kinh tế của conngười ở đới nóng ( 8 phút)
* Nhóm 4 thảo luận:
?Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất NN ở ĐN ? Nêu biện pháp?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét:
3. Hoạt động kinh tế của conngười ở đới nóng
3.1.Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất NN ở ĐN
Kiểu MT
Đặc điểm	
Môi trường xích đạo ẩm
 Môi trường nhiệt đới
 Môi trường nhiệt đới gió mùa
Thuận lợi
- Nắng, mưa nhiều quanh năm, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con.
- Xen canh gối vụ quanh năm
- Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa
- Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Khó khăn
- Nóng, ẩm nên nấm mốc, côn trùng phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi.
- Chất hữu cơ phân hủy nhanh do nóng ẩm nên tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi, đất kém màu mỡ.
- Mưa theo mùa dễ gây lũ lụt nên đất dễ bị rửa trôi, xói mòn
- Mùa khô kéo dài gây hạn, hoang mạc dễ phát triển.
- Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai bão gió.
Biện pháp khắc phục
- Trồng cây, bảo vệ rừng 
- Làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất.
- Bố trí mùa vụ hợp lí	
 - Phòng chống thiên tai dịch bệnh
* Nhóm 5 thảo luận:
? Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét:
C. Luyện tập vận dụng (7 phút )
Mục tiêu:vận dụng được các kiến thức vào làm bài tập
- Hs thảo luận cặp, trả lời , nhận xét:
1) Vì sao trong cùng 1 nước Hà Nội có mùa đông còn Thành Phố HCM lại không có mùa đông?
2) Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng?
3) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
3.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
a. Trồng trọt
* Cây lương thực/ phân bố
- Lúa nước: trồng nhiều ở đồng bằng
- Hoa màu: ngô, khoai, sắn
- Cao lương: vùng NĐ khô hạn ở châu Phi
* Cây CN/ phân bố
- Cà phê, cao su, dừa, bông, mía 
-> Cây công nghiệp rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao.=> Ngành trồng trọt khá phát triển, cung cấp nhiều sp để xuất khẩu.
b. Chăn nuôi/ phân bố
- Trâu, bò: đồng cỏ
- Dê, cừu: vùng núi, vùng khô hạn
- Lợn, gia câm: vùng nhiều lúa, ngô, đông dân
=> Chăn nuôi chưa phát triển
Vì: +Hà Nội gần chí tuyến hơn nên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông
 +TPHCM xa chí tuyến nên khi gió mùa đông thổi từ trong đất liền ra đến TPHCM đã yếu nên không làm nhiệt độ xuống thấp ->không có mùa đông
- Dân số đới nóng cao, bùng nổ ds vào những năm 60 của thế kỉ XX
- Sức ép tới tài nguyên và mt: tài nguyên cạn kiệt- môi trường nước và không khí bị ô nhiễm 
* Trả lời :	 
Kiểu quần cư
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Cách tổ chức sinh sống
Làng mạc, thôn xóm, bản
Phố, phường, quận
Hoạt động kinh tế chủ yếu
SX nông- lâm- ngư nghiệp
SX công nghiệp và dịch vụ
Cảnh quan nhà cửa
Phân tán, gắn với đất canh tác, rừng
Tập trung san sát
D. Tìm tòi mở rộng (3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế địa phương
- Chuẩn bị: Kiểm tra viết 1 tiết
+ Ôn tập từ bài 1 đến bài 12
 ---------------------------------------------------
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 14:
 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: HS vận dụng các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 12 ( Thành phần nhân văn của môi trường - Các môi trường địa lí) để làm bài. Qua đó, HS tự đánh giá được kết quả học tập bộ môn.
 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng trình bày ,so sánh, giải thích, phân tích, các vấn đề địa lí
 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi kiểm tra
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp... 
- Năng lực chuyên biệt:biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, so sánh, giải thích , phân tích, trình bày...
II.Hình thức kiểm tra :
- Trắc nghiệm + Tư luận
III.Ma trận đề 
 MứcđộNT
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng
CÊp ®é cao
Tæng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thành phần nhân văn của MT
C1,C3, C4, C5, C6, C8
C2, C7
C17 C18	
So sánh được sự 
khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần 
cư thành thị về hoạt 
động KT, mật độ dân 
số, lối sống
Số câu
Số điểm
TL
6C
1,5 đ
15 %
4C
1điểm
10 %
10C
2,5 điểm
25 %
Môi trường đới nóng- Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
C10 C11 C13
C14
C15
C16
C9
C12 
C19
C20
HS đưa ra được các giải pháp để phát triển nông nghiệp ở đới nóng
Số câu
Số điểm
TL
6C
1,5 đ
15%
4C
1 điểm
10%
1C
2 điểm
20%
1C
3 điểm
30%
12C
7,5điểm
75 %
Số câu
Số điểm
TL
12C
3điểm
30 %
8C
2điểm
20 %
1C
2điểm
20 %
1C
3điểm
30 %
22C
10điểm
100 %
IV. ĐỀ BÀI 
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Câu 1: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Tháp tuổi biểu hiện dân số trẻ có hình dạng :
 A. Đáy tháp rộng hơn thân tháp	B. Thân và đáy tháp đều rộng 
 C. Thân tháp rộng hơn đáy tháp	D. Thân và đáy tháp đều hẹp .
Câu 2: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao khi:
 A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao B. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp
 C. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử cao D. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử thấp
Câu 3: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Mật độ dân số cho ta biết:	
 A. Nơi tập trung đông dân số, nơi thưa dân số
 B. Nơi nhiều thành phố, nơi ít thành phố
 C. Số dân một khu vực
 D. Tỉ lệ sinh ở một địa phương
Câu 4. Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Chủng tộc Môn-gô-lô-it có nguồn gốc từ:	
 A. Châu Phi B. Châu Mĩ C. Châu Á D. Châu Đại Dương
Câu 5: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Người dân Việt Nam thuộc chủng tộc nào?
 A. Môn-gô-lô-it B. Nêg-rô- it C. Ơ- rô- pê-ô-it D. Tất cả các chủng tộc trên.
Câu 6: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Các đô thị trên thế giới xuất hiện từ khi nào?
 A. Thời cận đại B. Thời trung đại C. Thời cổ đại D. Thời hiện đại
Câu 7: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Đô thị hóa là :
 A. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở những khu phố cổ.
 B. Việc mở rộng đô thị ra các vùng ngoại ô
 C. Việc xây dựng các khu dân cư mới ở các khu nhà ổ chuột
 D. Quá trình biến đổi nông thôn thành đô thị .
 Câu 8: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Châu lục nào tập trung đông dân cư nhất thế giới?
 A. Châu Phi B. Châu Mĩ C. Châu Á D. Châu Đại Dương
Câu 9: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Đặc điểm cơ bản của khí hậu đới nóng là:
 A. Khí hậu mát mẻ quanh năm. B. Nhiệt độ cao, mưa ít
 C. Nhiệt độ thấp, mưa nhều D. Nhiệt độ cao, mưa nhiều
 Câu 10: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Vị trí của đới nóng:
 A. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam B. Từ chí tuyến Bắc đến xích đạo
 C. Từ xích đạo đến vòng cực D. Từ chí tuyến đến vòng cực.
 Câu 11: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Cảnh quan đặc trưng của môi trường xích đạo ẩm là:
 A. Xa van B. Rừng lá kim C. Rừng lá rộng D. Rừng rậm xanh tốt quanh năm. 
Câu 12: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Đặc điểm giống nhau khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là:
 A.Nhiệt độ cao, mưa theo mùa B. Nhiệt độ cao, mưa nhiều quanh năm
 C.Nhiệt độ thấp, mưa ít D. Nhiệt độ cao, mưa ít
Câu 13: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Đặc điểm của sông ngòi ở môi trường nhiệt đới là:
Chế độ lũ theo mùa B. Chế độ nước điều hòa
 C.Quanh năm ít nước D. Nhiều nước quanh năm
Câu 14: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Chế độ mưa ở môi trường xích đạo ẩm là:
A. Mưa ít B. Mưa theo mùa C. Mưa nhiều D. Mưa nhiều, mưa quanh năm.
Câu 15: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Tính chất của gió mùa mùa hạ là:
A. Nóng khô B. Nóng ẩm C. Lạnh khô D. Mát mẻ
Câu 16: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Gió mùa mùa Đông thổi theo hướng nào?
 A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Đông Bắc D. Tây Nam
Câu 17: Chọn những đáp án đúng
 Điểm giống nhau cơ bản giữa các loại môi trường đới nóng:
 A. Lượng mưa lớn và thời kỳ mưa không thay đổi.
 B. Đều chịu ảnh hưởng của gió tín phong 
 C. Nhiệt độ trung bình trên 200C
 D. Độ ẩm trên 80%
Câu 18: Chọn những đáp án đúng
 Tình hình dân số đới nóng:
 A. Dân số ít, chiếm 20% dân số thế giới B. Dân số đông nhất thế giới
C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao D. Dân số ổn định
Câu 19: Khoanh vào các chữ cái một đáp án đúng:
 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng di dân mạnh mẽ ở đới nóng là do:
 A.Dân số đông và tăng nhanh .	 
 B. Môi trường bị ô nhiễm
 C.Đất canh tác ít 
 D. Thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển
Câu 20: Chọn những đáp án đúng :
 Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả nào?
Chất lượng cuộc sống được nâng cao B. Kinh tế phát triển
 C.Kinh tế chậm phát triển D. Giao dục, y tế phát triển
 E. Chất lượng cuộc sống thấp F. Môi trường ô nhiễm
 II .PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 21(2đ). So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
Câu 22(3đ). Đới nóng cần có những giải pháp nào để phát triển sản xuất nông nghiệp?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm( mỗi câu đúng là 0,25 điểm)
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
 A
 B
 A
C
A
 C
 D
 C
 D
 A
C11
C12
C13
C14
C15
C16
C17
C18
 C19
 C20
 D
 A
 A
 D
 B
 C
B,C
 B,C
 D
B,C,E,F
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5đ )
Kiểu quần cư
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Hoạt động kinh tế chủ yếu 
SX nông- lâm- ngư nghiệp
SX công nghiệp và dịch vụ
Nhà cửa. Mật độ dân số 
Phân tán. Mật độ dân số khá thấp
Tập trung đông. Mật độ dân số cao
Cách tổ chức cư trú 
Làng mạc, thôn xóm, bản ..gắn với đất canh tác, rừng hay đất mặt nước
Các khu phố, dãy nhà xen lẫn với 1 số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh
Câu 4 ( 3đ 
 - Giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp đới nóng:
 + Trồng cây để chống xói mòn đất 
 + Phòng chống dịch bệnh, thiên tai 
 + Bố trí mùa vụ hợp lí 
 + Phát triển thủy lợi cung cấp nước và thoát lũ cho cây trồng 
 + Lai tạo giống cây trồng và vật nuôi 
 + Cải tiến kĩ thuật canh tác 
 + Phát triển mô hình trang trại , đồn điền 
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
.
 Tiết 15: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- HS Biết được vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới
-Trình bày và giải thích được ( ở mứcđộ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường đới ôn hòa. Kĩ năng nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa qua ảnh và biểu đồ khí hậu
3. Thái độ: - Tích cực, chăm chỉ học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Chuẩn bị của giáo viên : PT: Bản đồ các môi trường địa lí, tranh ảnh về TN đới ôn hoà, bảng phụ 
2 .Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ( 5 phút )
? Trình bày sự di dân ở đới nóng
? Nêu đặc điểm của sự di dân ở đới nóng
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút )
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.
- GV hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, trên TĐ có mấy đới khí hậu ? Mỗi đới có những điểm khác nhau gì về nhiệt độ và lượng mưa? 
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Khí hậu( 12 phút )
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm vị trí của đới ôn hòa.
- GV treo bản đồ các môi trường địa lí và GT H13.1
? Xác định vị trí của đới ôn hoà?
? So sánh S đất nổi của đới ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam? HS so sánh..
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu SGK và H13.1
* HS thảo luận theo bàn : 2p
? So sánh NĐ và LM của đới ôn hoà với đới nóng và đới lạnh?
? Kết luận đặc điểm của KH đới ôn hoà?
? Thời tiết đới ôn hoà chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. Diễn biến của thời tiết ra sao?
- HS báo cáo, nhận xét, bổ sung
? Giải thích tại sao khí hậu đới ôn hoà lại thay đổi thất thường.
- Giảng
+ Vị trí trung gian giữa đại dương và lục địa (KK ẩm ướt hải dương & KK khô lạnh lục địa)
+ Vị trí trung gian giữa ĐN& ĐL (KK cực lạnh & KK chí tuyến nóng khô)
*Hoạt động 2: Sự phân hoá của môi trường ( 10 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu được sự phân hóa của môi trường.
- Giới thiệu tranh ảnh về thiên nhiên đới ôn hoà các mùa trong năm
? Thiên nhiên thay đổi ntn?
? Nêu tên và x/đ vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà?
? Ở đại lục châu Á, từ T->Đ, từ B->N có các kiểu môi trường nào?
? Ở Bắc Mĩ, từ T->Đ, từ B->N có các kiểu môi trường nào?
? Vậy môi trường đới ôn hoà còn biến đổi ntn?
*HS thảo luận 4 nhóm( 4p). Mỗi nhóm một biểu đồ
- N1 : Biểu đồ 1
- N2 : Biểu đồ 2
- N3 : Biểu đồ 3
? Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ? Xác định kiểu thực vật cho phù hợp.
- HS Thảo luận hoàn thành phiếu
- Đại diện nhận xét
- GV Chuẩn xác bảng phụ
* Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến-> vòng cực ở cả 2 bán cầu.
1. Khí hậu
- Nhiệt độ và lượng mưa TB năm thấp hơn đới nóng và cao hơn đới lạnh.
=> Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
- Các đợt khí nóng từ chí tuyến-> NĐ tăng rất cao và khô
- Các đợt khí lạnh từ cực-> NĐ thấp (< 00), gió mạnh, tuyết dày.
- Gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang không khí ẩm và ấm-> Thời tiết biến động, khó dự báo.
=> Thay đổi thất thường
2. Sự phân hoá của môi trường
- Thiên nhiên thay đổi theo thời gian (4 mùa)
- Thay đổi theo không gian (từ T->Đ, từ B -> N)
 Đặc điểm
Biểu đồ
Nhiệt độ
Lượng mưa
KL
Tháng
 1 
Tháng 
 7
Tháng 
 1
Tháng 
 7
BĐ ở Bret (480B)
KH ôn đới HD
6
1

133
62
NĐ trung bình: 
10,80C , mưa quanh năm-> rừng lá rộng
BĐ Matxcơva (560B)
KH ôn đới LĐ
 -10
19
31
74
NĐ trung bình: 40C, mưa nhiều MH
-> rừng lá kim
BĐ ở Aten (410B)
KH Địa Trung Hải
10
28
69
9
NĐ trung bình: 17,30C, mưa nhiều thu đông-> rừng cây bụi gai
? Sự phân hoá của các kiểu rừng ở đới ôn hoà phụ thuộc yếu tố nào?
? Thiên nhiên đới ôn hoà phân hoá theo các yếu tố nào?
- HS đọc ghi nhớ 
* GV chốt kt
C. Luyện tập vận dụng ( 10 phút )
Mục tiêu:vận dụng được các kiến thức vào làm bài tập:
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống một số cụm từ thích hợp:
a. Thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm .
b. Châu lục có phần lớn S nằm trong đới ôn hòa là ..
c. Những yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu ở đới ôn hòa là 
Bài tập 2: Nối ý ở cột A- B cho phù hợp:
-> Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa
 ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu 
rừng.
* Ghi nhớ
A. Kiểu môi trường
B. Thảm thực vật
1. Ôn đới hải dương
a. Rừng lá kim
2. Ôn đới lục địa
b. Rừng lá rộng
3. Địa trung hải
c. Thảo nguyên
d. Rừng cây bụi gai địa trung hải
D. Tìm tòi mở rộng ( 3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế địa phương
- Tìm hiểu hoạt động thêm về môi trường đới ôn hòa 
- Học bài. Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị: “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà”
+ Đọc SGK, quan sát ảnh
+ Trả lời các câu hỏi
 --------------------------------------------------------- 
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 16:
 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ 
I.Mục tiêu :	
1. Kiến thức: - HS Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hòa
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày 1 số đặc điểm của các hoạt động sản xuất ở đới ôn hòa
3. Thái độ: - Có ý thức chủ động tiếp nhận kiến thức, ý thức với môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1 . Chuẩn bị của giáo viên : PT: Tranh ảnh về SXNN ở đới ôn hoà, bảng phụ
 2 . Chuẩn bị của học sinh: Vở, SGK, tư liệu tham khảo
 III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) 
 ? Nêu vị trí của đới ôn hòa.
? Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên môi trường đới ôn hòa.
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút )
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh vào bài học mới.
- GV cho HS quan sát một số bức ảnh về cảnh quan nông nghiệp ở đới ôn hòa .
? Nhận xét gì về những cảnh quan đó ?
- HS nhận xét.
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
*Hoạt động 1: Nền nông nghiệp tiên tiến( 13 phút )
- Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm nền nông nghiệp tiên tiến.
-Yêu cầu HS quan sát 2 ảnh 14.1 và 14.2
? Mô tả 2 bức ảnh?
? Có những hình thức SXNN phổ biến nào ở đới ôn hoà?
? So sánh 2 hình thức tổ chức sản xuất này?
- Giống: trình độ SX tiên tiến, sử dụng nhiều dịch vụ NN
- Khác: quy mô
? Nhắc lại đặc điểm KH của đới ôn hoà ?
? Khí hậu có ảnh hưởng gì cho SXNN?
- Yêu cầu HS quan sát ảnh 14.3, 14.4, 14.5 , nhận xét.
? Người dân đới ôn hoà đã có những biện pháp nào để hạn chế những tác động tiêu cực của KH?
? Nhận xét về những biện pháp trên ? 
- Giới thiệu tranh ảnh về SXNN
? SX nông nghiệp đạt hiệu quả ntn?
- Yêu cầu HS quan sát H 14.6 và đọc SGK.
? Nhận xét chung về SXNN ở đới ôn hoà?
? Đới ôn hòa áp dụng các biện pháp hiện đại đem lại hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó có ảnh hưởng gì đến môi trường ? Cần phải làm gì đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_tiet_11_den_25.doc