Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

- Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình.

- Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ thế giới để xác định được một số vùng núi gìa và một số dãy núi trẻ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.

- Bảng phân loại núi theo độ cao.

- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

 - Sách giáo khoa, vở ghi và dụng cụ học tập.

 

docx 6 trang tuelam477 3850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình. 
- Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ thế giới để xác định được một số vùng núi gìa và một số dãy núi trẻ. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi. 
- Bảng phân loại núi theo độ cao. 
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động. 
- Bản đồ tự nhiên thế giới. 
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa, vở ghi và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào hiểu biết thực tế và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ Everest 8848m
+ Đồng bằng Amazon, Đồng bằng Ấn Hằng, 
+ Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Phan – Xi – Băng, 
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
	Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới?
	Kể tên các đồng bằng mà em biết?
	Nếu chọn một nơi để di du lịch e sẽ chọn nơi nào?
- Bước 2: Học sinh trả lời. (Gọi nhiều học sinh để lấy được nhiều ý kiến.
- Bước 3: Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu núi và độ cao của núi (15 phút)
a) Mục đích:
- Biết được khái niệm núi là gì.
- Hiểu được thế nào là độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 42 kết hợp quan sát bảng phân loại núi và Hình 3 để biết được khái niệm núi và cách phân loại các loại núi theo độ cao.
Nội dung chính:
1. Núi và độ cao của núi.
- Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. 
- Núi gồm 3 bộ phận: chân núi, sườn núi và đỉnh núi.
- Độ cao tương đối: tính từ chân núi đến đỉnh núi.
- Độ cao tuyệt đối: tính từ mực nước biển đến đỉnh núi.
- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: 
+ Núi thấp dưới 1000 m
+ Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m
+ Núi cao trên 2000 m
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Kết quả phiếu học tập số 1:
Tiêu chí
Khái niệm/mô tả
Khái niệm núi
Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất
3 bộ phận của núi
Chân núi, đỉnh núi, sườn núi
Phân loại núi theo độ cao
Núi thấp: Dưới 1000m
Núi trung bình: 1000m – 2000m
Núi cao: >2000m
Độ cao tương đối
Tính từ chân núi đến đỉnh núi
Độ cao tuyệt đối
Tính từ mực nước biển đến đỉnh núi
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Vẽ 1 bức tranh có 1 ngọn núi lớn
+ Quan sát hình ảnh và thảo luận cặp đôi
+ Kết hợp SGK để hoàn thành phiếu học tập
PHT số 1
Tiêu chí
Khái niệm/mô tả
Khái niệm núi
3 bộ phận của núi
Phân loại núi theo độ cao
Núi thấp
Núi trung bình
Núi cao
Độ cao tương đối
Độ cao tuyệt đối
Bước 2: HS quan sát, trình bày ngắn gọn bằng hình thức vấn đáp
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phân biệt núi già và núi trẻ (10 phút)
a) Mục đích:
- Phân biệt được núi già và núi trẻ
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 35a, 35b, hình 36 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 43 để phân biệt núi già và núi trẻ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2
- Kết quả phiếu học tâp số 2:
Tiêu chí
Núi trẻ
Núi già
Đỉnh
Nhọn
Tròn
Sườn
Dốc
Thoải
Thung lũng
Hẹp, sâu
Rộng, cạn
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ ,GV: yêu cầu hs quan sát hình ảnh, HS hoạt động nhóm
Thảo luận 3p hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập số 2
Quan sát hình và hoàn thành 
Tiêu chí
Núi trẻ
Núi già
Đỉnh
Sườn
Thung lũng
Bước 2: HS thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào phiếu
Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày kết quả
Bước 4: Gv nhận xét chuẩn xác.
Bước 5: GV nhấn mạnh: Núi già do hoạt động của quá trình ngoại lực bào mòn, hạ thấp địa hình. Qua thời gian hàng trăm triệu năm sau núi trẻ trải qua bào mòn sẽ thành núi già.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình Cácxtơ và các hang động (10 phút)
a) Mục đích:
- Biết được dạng địa hình Cácxtơ và các hang động.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc văn bản SGK trang 44 kết hợp quan sát hình 37 và 38 để tìm hiểu dạng địa hình Cácxtơ và các hang động.
Nội dung chính:
3. Địa hình Cácxtơ và các hang động
- Địa hình Cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi hoặc cao nguyên đá vôi do tác động của nước.
- Đặc điểm: thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, dễ bị nước bào mòn, nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch lớn. 
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ Địa hình Cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi hoặc cao nguyên đá vôi do tác động của nước.
+ Động Phong Nha, Hang Sửng Sốt (vịnh Hạ Long)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ , đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi:
- Cho biết địa hình caxtơ là gì ?
- Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết.
Bước 2: Hs trả lời, Hs khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố nội dung đã học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
c) Sản phẩm:
- Học sinh sắp xếp đúng các loại núi.
Loại núi
Tên núi
Núi thấp
Núi Bà Đen 986m
Núi Chứa Chan 839m
Núi trung bình
Núi Ba Vì 1281m
Núi cao
Núi Chư Yang Sin 2405m
Núi Phan – Xi – Păng 3143m
Núi Lang Bi-ang 2163m
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Cho các ngọn núi với các độ cao tương ứng và yêu cầu học sinh sắp xếp núi vào đúng các loại núi.
Các thẻ kiến thức: Núi Bà Đen 986m, Núi Chư Yang Sin 2405m; Núi Lang Bi-ang 2163m, Núi Phan – Xi – Păng 3143m; Núi Chứa Chan 839m; Núi Ba Vì 1281m 
Loại núi
Tên núi
Núi thấp
Núi trung bình
Núi cao
- Bước 2: HS hoàn thành bảng
- Bước 3: GV nhận xét và khen ngợi HS
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học và giải quyết các vấn đề thực tế.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào để giải quyết các câu hỏi thực tế của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh viết ra giấy được các nguyên nhân và giải pháp.
+ Do diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng.
+ Cần trồng và bảo vệ rừng.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
 	Tại sao hiện nay tình trạng sạt lỡ núi diễn ra nhiều và gây nguy hiểm đến cuộc sống con người vào mùa mưa bão. Em có đề xuất giải pháp gì để làm hạn chế ảnh hưởng của việc sạt lỡ núi.
- Bước 2: Hs nhận nhiệm vụ và về nhà hoàn thành tiết sau trình bày.
- Bước 3: Gv tổng kết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_13_dia_hinh_be_mat_trai_dat.docx