Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất - Năm học 2020-2021 - Phạm Việt Lan
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết nhiệt độ không khí.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí và nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ.
- Trình bày được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ.
- Biết được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, khu vực.
+ Biết tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương dựa vào bảng số liệu.
+ Xác định được các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
Lớp 6A 6B 6C Ngày dạy /3/2021 /3/2021 /3/2021 CHỦ ĐỀ: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Biết nhiệt độ không khí. - Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí và nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ. - Trình bày được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ. - Biết được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, khu vực. + Biết tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương dựa vào bảng số liệu. + Xác định được các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nhiệt kế, hình ảnh để minh họa và khai thác kiến thức, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT1. 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để xử lí tình huống. c) Sản phẩm: - Học sinh giải quyết được tình huống. - Các HS sẽ tư vấn về thời gian, trang phục, vật dụng, chi phí, ăn ở d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ Giải quyết tình huống Nhà bạn An cuối tuần này đi du lịch Sapa Bạn sẽ tư vấn cho An mang theo những vật dụng nào cần thiết, vì sao? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: GV gọi HS báo cáo kết quả và tổ chức cho HS trao đổi thảo luận - Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí (15 phút) a) Mục đích: - Biết nhiệt độ của không khí, nguyên nhân không khí có nhiệt độ. Biết cách tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 55 để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. - Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí - Cách đo: + Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m. + Đo ít nhất 3 lần trong ngày vào lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ. + Cách tính: Nhiệt độ trung bình trong ngày bằng tổng nhiệt độ các lần đo, chia cho số lần đo. c) Sản phẩm: - Học sinh thảo luận nhóm và ghi ra giấy các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm chẳn: Hiện tại nhiệt độ không khí nơi em đang ở như thế nào? Em hiểu nhiệt độ không khí là gì? Nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ? - Nhóm lẻ: +Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m? + Tính nhiệt độ trung bình trong ngày tại Hà Nội dựa vào số liệu (GV ghi số liệu ở bảng) và rút ra cách tính. Bước 2: HS liên hệ thực tế, trao đổi Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trả lời. HS nhóm cùng nội dung nhận xét, bổ sung. Sau đó HS khác nội dung nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức - Giáo dục ý thức BVMT thông qua hình ảnh - Cho HS xem những hình ảnh về cách đo nhiệt độ không khí. - GV nêu cách tính nhiệt độ trung bình trong tháng, trong năm 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi nhiệt độ của không khí (20 phút) a) Mục đích: - Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí b) Nội dung: Nội dung chính 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí a) Vị trí gần hay xa biển Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau b) Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm c) Vĩ độ địa lí: Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao c) Sản phẩm: - Học sinh thảo luận nhóm ghi ra giấy được các câu trả lời. + Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau + Khí hậu mát mẻ + Càng lên cao không khí càng loãng + Ở tầng đối lưu, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Điểm A và B chênh nhau 60C độ cao giữa 2 địa điểm này chênh nhau 1000m + Khí hậu lạnh giá xa Mặt Trời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1 - 4: Quan sát hình vẽ, nêu nhận xét về nhiệt độ không khí ở vùng gần biển và vùng nằm sâu trong đất liền vào mùa đông, mùa hạ? Nhóm 2 - 6: - Tại sao về mùa hè ở nước ta, người ta thường đi du lịch ở các khu vực thuộc vùng núi ? Nhóm 3 - 5: - Tại sao nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao? - Tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm (theo hình 48 SGK) Nhóm 7 - 8: - Tại sao ở 2 vùng cực luôn luôn bị đóng băng ? - Nhận xét nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ? Giải thích? Bước 2: Các nhóm thực hiện. Bước 3: Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV chuẩn xác, kết luận. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng thuyết trình để hoàn thành trò chơi. c) Sản phẩm: - Học sinh thực hành làm biên tập viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Trò chơi “Em tập làm biên tập viên”. Cho thông tin sau: Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận (Thứ bảy, ngày 18/2/2019) + Nhiệt độ 19- 280C + Sáng sớm và đêm có sương mù; trưa, chiều trời nắng nhẹ + Gió Đông Bắc cấp 2, cấp 3. Em hãy biên tập thành bản tin dự báo thời tiết và trình bày trước lớp Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Vì sao vào mùa hè ở nước ta nhiều người thường đi nghỉ mát ở các khu du lịch thuộc vùng núi? Hãy kể tên các khu nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi nước ta? Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. TIẾT 2 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng số liệu để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên đưa ra bảng số liệu về nhiệt độ, cấp gió ở một số địa phương, cho HS quan sát và hỏi: Các yếu tố này hằng ngày các em thường được nghe, thấy ở đâu? Bước 2: HS quan sát bảng số liệu và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. GV từ thông tin đại chúng(chương trình dự báo thời tiết), hoặc từ tài liệu, sách báo cho các em thấy được khí áp và gió là một yếu tố của khí hậu. Để hiểu được khí áp là gì? Có các vành đai khí áp nào trên Trái Đất? Có mấy loại gió chính, phạm vi hoạt động của chúng như thế nào? Bài học hôm nay các em cùng cô tìm hiểu nội dung đó qua bài 19 “ Khí áp và gió trên TĐ” 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên TĐ. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 50 kết hợp khai thác đoạn văn bản sgk trang 58 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất a. Khí áp: - Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp. - Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. b. Các đai khí áp trên Trái đất - Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực + Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N + Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam) c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Khí áp là gì? - Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp. - Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị tính? Khí áp kế/ đơn vị đo: mm thủy ngân. - Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? + Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N + Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam) - Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên TĐ? + Phân bố từ xích đạo đến cực - Tại sao các đai khí áp không liên tục? + Do sự xen kẻ địa dương và lục địa. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, H50 (SKG) và kiến thức đã học cho biết: - Khí áp là gì? - Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị tính? - Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? - Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên TĐ? - Tại sao các đai khí áp không liên tục? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đôi), trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển (20 phút) a) Mục đích: Trình bày được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió chính trên TĐ. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 51 kết hợp khai thác đoạn văn bản sgk trang 59 để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển a. Gió: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng tạo ra. b. Các hoàn lưu khí quyển Loại gió Phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, ở nửa cầu Nam hướng ĐN Tây ôn đới Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng TN, ở nửa cầu N, gió hướng TB Đông cực Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, ở nửa cầu N, gió hướng ĐN c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi và hoàn thành bảng. Loại gió Phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ ở nửa cầu Bắc hướng ĐB, ở nửa cầu Nam hướng ĐN Tây ôn đới Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng TN, ở nửa cầu N, gió hướng TB Đông cực Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N ở nửa cầu B, gió hướng ĐB, ở nửa cầu N, gió hướng ĐN d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ Nghiên cứu mục 2 SGK cho biết: - Gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió? - Sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng càng lớn thì tốc độ của gió như thế nào? - Khi nào không có gió? * Liên hệ: Cho học sinh xem tranh ảnh(GV đưa ra một số tranh về ích lợi, tác hại của gió), và bằng hiểu biết của bản thân, cho biết gió có ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người? - Tìm hiểu các hoàn lưu khí quyển Quan sát tranh H51(SGK) cho biết: - Sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao, áp thấp tạo thành một hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là gì ? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa vào H51(SGK) hoàn thành nội dung trong bảng mẫu sau: (4’) Các nhóm cùng nội dung Loại gió phạm vi gió thổi Hướng gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực - Tại sao gió tín phong và Tây ôn đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch phải(nửa cầu Bắc), lệch trái(nửa cầu Nam)? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm trao đổi kết quả Bước 3: Gọi 1 HS đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. GV: do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín phong và Tây ôn đới tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất). 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Điền vào hình vẽ (hình vẽ trống vẽ trên bảng) các đai áp cao, áp thấp, các loại gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực Bước 2: HS điền trên bản trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Tìm hiểu thêm về ích lợi và tác hại của gió đối với sản xuất và đời sống con người trên TĐ Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_bai_19_khi_ap_va_gio_tren_trai_dat_nam.docx