Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 34+35

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 34+35

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

 - HS biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.

 - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ.

2. Kĩ năng

 - Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ TG vị trí địa lí của Châu Mĩ.

 - Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.

3. Thái độ

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Thích khám phá những điều mới mẻ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, , tư duy tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ, sử dụng bản đồ, lược dồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: PT : SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ

2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Nội dung bài mới

A. Hoạt động khởi động ( 5 phút )

Mục tiêu: Tạo tâm thể cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới

- Cho HS quan sát lược đồ thế giới , xác định châu Mĩ. Bằng sự hiểu biết của mình , em hình dung Châu Mĩ là châu lục như thế nào?

Nêu một vài hiểu biết của em về châu Mĩ

Gv tổng hợp câu trả lời, liên hệ vào bài mới

 

doc 9 trang Hà Thu 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 34+35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Bài 34: THỰC HÀNH
So sánh nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Hiểu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, so sánh, phân tích lược đồ.
3. Thái độ: - Có ý thức chuẩn bị tốt nội dung thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy tổng hợp, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ , sử dụng ngôn ngữ địa lý
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: PT: Lược đồ: Các môi trường địa lí, Bản đồ tự nhiên, Bản đồ kinh tế, Bản đồ các nước châu Phi.
2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài, địa lí các châu.
	- Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu: Tạo tâm thể cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Luật chơi: 
- Gv cho 3-4 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút lần viết các đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Viết tên các nước châu phi mà em biết ?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*HĐ1: Phân tích ...châu Phi (2000): 
( 15 phút )
Mục tiêu: Hiểu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
- HS quan sát H34.1/ Tr.107 SGK và bảng chú giải.
- HĐ nhóm( 5p)
- GV chia lớp làm 6 nhóm, giao nv
? Kể tên các nước ở châu Phi có:
+ Mức thu nhập bình quân theo đầu người trên 1000 USD/ năm?
+ Mức thu nhập bình quân theo đầu người dưới 200 USD/ năm?
? Các nước đó thuộc khu vực nào của châu Phi ?
? Nhận xét thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế của châu Phi ?
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm: 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung vào bảng nhóm
- GV nhận xét, chốt nội dung chính.
- HĐ chung cả lớp
? Giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch đó?
- HS giải thích: do mỗi khu vực có đk để pt kinh tế khác nhau...
*HĐ2: So sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi: ( 12 phút )
Mục tiêu: so sánh được đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn, lập bảng thống kê:
? Qua bảng thống kê trên hãy so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi?
- Các nhóm trình bày, nhận xét
- GV chuẩn xác
- HĐ chung cả lớp:
? Nhận xét chung về nền kinh tế châu Phi ?
Gv gọi 1 hs trình bày, hs khác nhận xét bổ sung
Gv nhận xét, chốt kiến thức
C. Luyện tập, vận dụng ( 9 phút )
Mục tiêu: Luyện tập củng cố, khắc sâu nội dung bài học
- HĐ chung cả lớp
- HS quan sát H34.1/sgk
? Nước nào có thu nhập cao nhất? >2500 USD 
? Vì sao ? 
? Nước nào có thu nhập thấp nhất ? 
< 200 USD
- HS lên bảng xác định.
- GV nhận xét
Làm bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Các nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm là
A. Ma-rốc
B. Ê-ti-ô-pi-a
C. Sát
D. Xu đăng
Câu 2: Cộng hoà Nam Phi là 1 trong những nước có thu nhập bình quân đầu người: 
A. Dưới 200 USD/năm
B. Từ 200 đến 1000 USD/năm
C. Thu nhập trên 1000 USD/năm
D. Thu nhập trên 2000 USD/năm
Câu 3: Các nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm là
A. Bốt-xa-voa
B. Xô-ma-li
C. An-giê-ri
D. Tuy-ni-di
Câu 4: Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nào cao nhất: 
A. Nam Phi
B. Bắc Phi
C. Trung Phi
D. Trung Phi và Nam phi
Câu 5: Các nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm là
A. Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai Cập, Na-mi-bi-a, Bốt-xa-voa
B. Ma-rốc, Xô-mô-li, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai Cập, Na-mi-bi-a, Bốt-xa-voa
C. Buốc-ki-na Pha-xô, Li-bi, An-giê-ri, Ê-ti-ô-pi-a, Ma-rốc
D. Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Buốc-ki-na Pha-xô
D. Tìm tòi mở rộng ( 3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế 
- Một số khu vực của châu Phi có nền kt tế chậm phát triển có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người?
1. Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (2000): 
Mức TNBQ theo đầu người (
SD)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
Ma-Rốc, An-giê-ri,
Tuy-ni-di, Li-bi,
Ai Cập
Ga-Bông
Na-mi-bi-a, 
Bốt-Xoa-na, 
Nam Phi, 
Xoa-di-len
Dưới
 200
Ni-giê,
 Sát
Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-Ki-na-pha-xô,
Xi-ê-ra-Lê-ông, 
Ê-ri-tơ-ri-

Ma-la-uy
Nhận xét
- Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực : Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi
-Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhậpbình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều.
2. Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi:
Bắc Phi
Trung Phi
Nam P
i
 Kinh tế tương 
ối phát t
iển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch.
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
Các nước ở khu 
vực có trình độ 
phát triển kinh 
tế rất chênh lệch.
Phát triển nhất là 
Cộng Hòa Nam 
Phi, còn lại là 
những nước nông nghiệp lạc hậu.
=> Kinh tế châu Phi:
- Các khu vực và các nước có trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch.
- Công nghiệp chưa phát triển mạnh, nông nghiệp phiến diện.
- Kinh tế dựa chủ yếu vào khai khoáng và xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp.
- Li-bi, Nam Phi, Bốt xoa- na, Ga-bông
-> Nhiều tiềm năng về tài nguyên,điều kiện tự nhiên thuận lợi...
- Ni- giê, Ê-ti-ô-bi-a...
3. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút )
* Tìm hiểu về kinh tế của châu Phi
* HS học bài 
* Chuẩn bị bài 35 “Khái quát châu Mĩ ”
 + Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Mĩ
 + Nghiên cứu các luồng nhập cư vào châu Mĩ và vai trò của chúng ?
 + Tìm hiểu châu Mĩ. Tại sao gọi là Tân thế giới ? Ai là người tìm ra châu Mĩ?
 -----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Chương VII: Châu Mĩ
Tiết 38 Bài 35 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức 
 - HS biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.
 - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ.
2. Kĩ năng
 - Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ TG vị trí địa lí của Châu Mĩ.
 - Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
3. Thái độ 
 - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Thích khám phá những điều mới mẻ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, , tư duy tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ, sử dụng bản đồ, lược dồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: PT : SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu: Tạo tâm thể cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới
- Cho HS quan sát lược đồ thế giới , xác định châu Mĩ. Bằng sự hiểu biết của mình , em hình dung Châu Mĩ là châu lục như thế nào?
Nêu một vài hiểu biết của em về châu Mĩ
Gv tổng hợp câu trả lời, liên hệ vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*HĐ1: Các loại khoáng sản ( 14 phút )
Mục tiêu: biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.
- HĐ chung cả lớp:
- GV giới thiệu: Crit-tốp Cô-lôm-bô (1451- 1506), năm 1476 tìm đường tới Ấn Độ theo hướng Tây, vượt qua Đại Tây Dương đến sáng 12/10/1492, ông tìm ra 1 châu lục mới nhưng ngỡ đó là Ấn Độ. Đến khi nhà hàng hải xứ Phô-lô-ren-xi, ông A-mê-ri-cô Ve-xpu-xi tìm ra châu Mĩ -> Tân thế giới là “A-me-ri-ca” (1 châu lục mới được khám phá muộn nhất)
? Cho biết diện tích châu Mĩ ? Đứng thứ mấy trên TG ?
? Châu Mĩ gồm mấy lục địa ? Kể tên và xác định trên lược đồ ?
? Xác định vị trí châu Mĩ ? Tiếp giáp với đại dương nào ?
? Cho biết vị trí lãnh thổ châu Mĩ có điểm gì khác biệt so với các châu lục khác?
- HS nêu: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ (từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam)
- HS thảo luận theo cặp, trình bày , nhận xét
? So sánh vị trí châu Mĩ và châu Phi có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống : Cả 2 đều đối xứng qua đường xích đạo và có 2 đường chí tuyến đi qua lãnh thổ.
 + Khác : Lãnh thổ châu Mĩ trải dài hơn về phía 2 cực và các đường chí tuyến qua phần hẹp của lãnh thổ. Còn châu Phi 2 đường chí tuyến qua phần lãnh thổ mở rộng. Chính vì vậy mà thiên nhiên châu Mĩ ôn hòa và phong phú hơn thiên nhiên châu Phi rất nhiều.)
*HĐ2: Vùng đất ...đa dạng ( 18 phút )
Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ
- HĐ chung cả lớp:
? Xác định vị trí kênh đào Pa-na-ma và cho biết ý nghĩa của kênh đào ?
 Kênh đào Pa-na-ma được tiến hành đào trong 35 năm tại eo Pa-na-ma nơi hẹp nhất châu Mĩ < 50km. Hai đại dương lớn được nối với nhau hết sức thuận lợi, một hệ thống giao thông đường thủy có vai trò lớn lao về kinh tế, quân sự 
HĐ cá nhân:
? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy cho biết trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người gì ? Họ thuộc chủng tộc nào ? 
HS tự tìm hiểu: ( Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.)
HĐ chung cả lớp:
- GV treo lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ, hướng dẫn HS quan sát
? Xác định các luồng nhập cư vào châu Mĩ?
HS lên bảng xác định.
? Từ thế kỉ XVI, thành phần chủng tộc của châu Mĩ như thế nào ?
? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào tới sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ? Nhận xét về chủng tộc.
- HS thảo luận theo cặp, trình bày và nhận xét
? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ ?
 + Bắc Mĩ (Hoa Kì và Ca-na-đa) nguồn gốc nhập cư từ người châu Âu (Anh, Pháp, Đức) sang từ Tk XVI->XVIII nên nói tiếng Anh với phong tục của người Ăng-lô-xắc-xông cổ
+ Trung và Nam Mĩ, quần đảo Ăng-ti bị thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thống trị -> nền văn hóa La-tinh nên nói ngôn ngữ La-tinh.
+ Sự nhập cư và đa dạng chủng tộc cũng gây ra sự diệt vong của người Anh-điêng và người Et-xki-mô.
GV khái quát
C. Luyện tập, vận dụng ( 4 phút )
Mục tiêu: Luyện tập củng cố, khắc sâu nội dung bài học
GV tổ chức cho HS thi lựa chọn đáp án nhanh:
Câu 1: Châu Mĩ được phát hiện vào năm nào?:
1942. B. 1294
 C. 1249 D. 1492
Câu 2: Chủ nhân của châu Mĩ trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra là người:
Anh- điêng và Mai-a.
 B. Anh- điêng và E-xki-mô.
 C. A-xơ-tếch và In-ca.
 D. Mai-a và E-xki-mô.
Câu 3: Châu Mĩ có người gốc Âu nhập cư vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XX
B. Cuối thế kỉ XVI.
C. Cuối thế kỉ XI.
D. Đầu thế kỉ XVIII.
D. Tìm tòi mở rộng ( 3 phút )
Mục tiêu: mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế vị trí địa lí của Việt Nam
- Liên hệ châu Á nằm ở nửa cầu nào? Gồm có chủng tộc nào? Việt Nam thuộc châu lục nào? 
1. Một lãnh thổ rộng lớn: 
- Diện tích: 42 triệu km2 ( đứng T2 trên thế giới sau châu Á)
- Gồm 2 lục địa: Bắc Mĩ và Nam Mĩ nối với nhau qua eo đất Trung Mĩ
- Vị trí: Châu Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- Giáp với BBD, TBD, ĐTD.
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng 
- Từ TK XVI: do trào lưu di dân nên châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới sinh sống.
- Sự hòa huyết giữa các chủng tộc tạo nên nhiểu thành phần người lai.
à Đa dạng chủng tộc
3. Luyện tập
Câu 1: D 
Câu 2: B
Câu 3: B
3. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút )
* Tìm hiểu tư liệu về châu Mĩ
* Học bài cũ
* Chuẩn bị bài 36: “ Thiên nhiên Bắc Mĩ”
+ Đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mĩ chia thành mấy miền khu vực ? Đặc điểm chính mỗi miền ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_bai_3435.doc