Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực địa

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực địa

- Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.

- Biết cách sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh.

- Vận dụng các kiến thức về xác định phương hướng vào cuộc sống.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.
- Biết cách sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh.
- Vận dụng các kiến thức về xác định phương hướng vào cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được la bàn để xác định phương hướng ngoài thực tế.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Tổ chức học tập ngoài thực địa để xác định phương hướng trên thực tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- La bàn, điện thoại thông minh có la bàn.
- Tranh ảnh, video về hướng dẫn tìm phương hướng trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Nội dung
- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Một hôm mẹ nhờ Minh đi chợ mau hộ mẹ mớ rau, nhưng đi được nửa đường, Minh lại không nhớ mình nên đi hướng nào để đến chợ.
- Em hãy nêu một số đề xuất để giúp bạn Minh tìm được đường đến chợ nhé.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên.
a. Mục tiêu
- Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên.
b. Nội dung
- 	Học sinh dựa vào thông tin trong SGK và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết chúng ta có thể xác định được phương hướng dựa vào những hiện tượng tự nhiên nào?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin SGK, kết hợp hình ảnh sau, các em hãy thảo luận cặp đôi và cho biết:
- Hướng MT mọc, hướng MT lặn?
- Dựa vào vị trí người đang đứng hãy xác định 4 phương hướng chính?
- Khi đã xác định được phương hướng để di chuyển đúng hướng chúng ta cần chú ý điều gì?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào nội dung SGK, hình 8.3 và và thông tin trong link sau
em hãy cho biết để xác định phương hướng dựa vào sự di chuyển có bóng nắng cần chuẩn bị vật liệu gì? Các bước tiến hành hoạt động như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
*Mặt trời luôn di chuyển từ Đông sang Tây. 
 Bạn có thể xác định bằng cách sử dụng mặt trời để xác định hướng Đông – Tây trước rồi suy ra hướng Bắc Nam theo phương pháp dưới đây. Giơ 2 tay lên như hình, tay phải chỉ về phía mặt trời mọc ta có:
+ Tay trái chỉ hướng Tây
+ Tay phải chỉ hướng Đông
+ Sau lưng là hướng Nam
+ Trước mặt là hướng Bắc
Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này thì buổi sáng bạn chỉ tay phải về phía mặt trời mọc. Ngược lại, buổi chiều cần chỉ tay trái về phía mặt trời lặn.
*Xác định phương hướng dựa vào quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng
1. Thu thập vật liệu. Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, do đó bóng của mặt trời đổ xuống cũng luôn chuyển động theo hướng đó, và bạn có thể quan sát sự chuyển động của bóng mặt trời để định hướng. Phương pháp này cần có:
Một chiếc cọc thẳng dài khoảng 0,6 – 1,5 mét
Một chiếc que dài khoảng 30 cm
Hai hòn đá hoặc các vật khác (đủ nặng để không bị gió thổi sang chỗ khác).
2. Cắm cọc thẳng đứng trên mặt đất. Đặt một hòn đá đánh dấu đầu bóng cọc trên mặt đất.
3. Chờ khoảng 15-20 phút. Bóng cọc sẽ di chuyển. Dùng hòn đá thứ hai đánh dấu vị trí mới của đầu bóng cọc. Nếu có thời gian, bạn hãy chờ thêm và dùng đá đánh dấu các vị trí bóng di chuyển.
4. Nối các điểm đã đánh dấu. Bạn có thể vẽ một đường thẳng trên mặt đất giữa hai điểm, hoặc dùng chiếc que ngắn hơn để nối hai điểm. Cái bóng sẽ di chuyển ngược hướng mặt trời, do đó đường thẳng này xác định đường Đông – Tây: điểm đầu tiên đại diện cho hướng Tây, và điểm thứ hai đại diện cho hướng Đông (Do MT mọc ở phía tây và lặn ở phía đông, nên khi MT dịch chuyển về phía tây, bóng sẽ đổ về phía đông). 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên
- Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn.
- Xác định phương hướng dựa vào quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng
EM CÓ BIẾT 
2.1. Tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên.
a. Mục tiêu
- Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn.
b. Nội dung
- Tìm hiểu cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
c. Sản Phẩm
- HS biết cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng trong thực tế.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- La bàn là gì?
- Kể tên một số loại la bàn thông dụng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các loại la bàn thông dụng
La bàn trên điện thoại thông minh
La bàn cầm tay
 - Bước 1: Mở ứng dụng la bàn trên điện thoại của bạn rồi giữ phần thân điện thoại bằng phẳng trong lòng bàn tay của bạn. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên bề mặt phẳng khác như mặt bàn hay sàn nhà để làm theo những chỉ dẫn tiếp theo trên màn hình, điều này có lợi hơn trong cách coi la bàn chính xác.
- Bước 2: Tiến hành thao tác nghiêng thiết bị điện thoại di động của mình để bộ cảm biến được hoạt động sao cho chấm đỏ trên màn hình xoay xung quanh hình tròn.
- Bước 3: Giữ cố định điện thoại trên tay bạn sao cho định vị được đúng phương hướng cần tìm (trong phạm vi 30 – 40 độ các hướng đông tây nam bắc).
- Bước 4: Chạm vào bề mặt la bàn trên màn hình để giữ cho la bàn không tiếp tục xoay nữa từ đó bạn có thể dễ dàng di chuyển theo hướng đã chỉ dẫn.
Chỉ với 4 bước cơ bản các bạn đã có thể thực hiện các thao tác cách xem la bàn trên điện thoại di động, mặc dù vậy khi xem trên điện thoại di động cũng gặp một số hạn chế như hết pin hay khó giữ cố định phương hướng trên la bàn ở màn hình điện thoại.
Bước 1: Điều chỉnh độ lệch từ thiên bằng việc tuân theo những hướng dẫn để căn góc một cách chính xác.
Bước 2: Sử dụng góc phương vị theo thực tế nơi bạn đứng được xác định vị trí trên bản đồ
Bước 3: Kết hợp góc phương vị cùng bản đồ để xác định vị trí của bạn và kẻ 1 đường thẳng dọc theo cạnh thẳng của chiếc la bàn, điểm giao đường thẳng theo cột mốc ra dọc con đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của bạn, từ đó các bạn có thể dễ dàng xác định các hướng la bàn cần đi.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Xác định phương hướng bằng la bàn
- La bàn cầm tay
- La bàn trên điện thoại thông minh.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào hướng Măt Trời mọc buổi sáng, hãy xác định phương hướng nơi em đang đứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Sử dụng la bàn để xác định phương hướng trên thực tế.
c. Sản Phẩm
- Kết quả xác định phương hướng của học sinh
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- GV chia lớp thành 8 nhóm để xác định hướng cửa ra vào lớp học, hướng từ trong trường ra cổng trường.
- Nhóm 1,3,5,7: Sử dụng la bàn cầm tay
- Nhóm 2,4,6,8: Sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
- So sánh kết quả của các nhóm.
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_9_xac_dinh_phuong_huong_ngoai_thuc.docx