Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1+2

Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1+2

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên quả địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận thức được ý nghĩa của hệ thống kinh, vĩ tuyến.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr118-121.

+ Sử dụng quả Địa cầu, hình 1.1 SGK tr118 để xác định kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.

+ Sử dụng lược đồ hình 1.2 SGK tr119 để xác định tọa độ địa lí của các điểm.

+ Quan sát hình 1.3 SGK tr120 để nhận biết một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về hệ thống kinh vĩ tuyến và tọa độ địa lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 6.

- Lược đồ hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu.

 - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 6.

 

docx 24 trang Hà Thu 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Địa 6 Chân trời sáng tạo 
BÀI MỞ ĐẦU. TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
- Hiểu được tâm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
 2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được một số hiện tượng địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Sử dụng kênh chữ sách giáo khoa (SGK) trang (tr) 115, 116.
+ Sử dụng quả Địa cầu để giải thích được hiện tượng ngày đêm.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: vận dụng kiến thức địa lí để giải thích hiện tượng ngày và đêm.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học Địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV) 
- Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV)
- Quả Địa cầu, hình ảnh chuồn chuồn bay khi trời mưa.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về môn Địa lí 6.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy cho biết ở lớp 5 các đã học được những kiến thức Địa lí nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Địa lí Việt Nam: địa hình, khí hậu, đất đai, dân số, các hoạt động kinh tế 
+ Địa lí thế giới: các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ 
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy ở chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 6 các em sẽ học được những nội dung kiến thức Địa lí gì? Tại sao cần phải học những kiến thức Địa lí đó? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
2.1. Tìm hiểu sự lý thú của việc học môn Địa lí (10 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
b. Nội dung: HS sử dụng kênh chữ SGK và hình ảnh chuồn chuồn bay khi trời mưa, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục I.
* GV treo hình ảnh chuồn chuồn bay trong cơn mưa lên bảng và đặt câu hỏi cho HS: 
- Người dân vùng biển ra khơi vào lúc nào và trở về vào lúc nào?
- Nêu các câu ca dao tục ngữ nhận biết hiện tượng trời mưa.
- Dựa vào đâu để giải thích được các hiện tượng vừa nêu? 
- Bằng hiểu biết của bản thân em hãy giải thích câu ca dao:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình ảnh và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Người dân vùng biển ra khơi vào chiều muộn và trở về vào sáng sớm.
- Ví dụ như: 
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
- Dựa vào kiến thức địa lí để giải thích.
- HS giải thích: Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Sự lý thú của việc học môn Địa lí
Nếu có kiến thức về địa lí, em sẽ giải thích được các hiện tượng địa lí trong đời sống hằng ngày.
2.2. Tìm hiểu về vai trò của Địa lí trong cuộc sống (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
b. Nội dung: HS sử dụng kênh chữ SGK và đoạn thông tin Em có biết, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục II.
* GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
- Nêu vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kênh chữ SGK và đoạn thông tin Em có biết, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí: Ở phía xa, đại dương đột nhiên nổi lên một cơn sóng trông rất lớn. Nước biển đột nhiên rút xuống để
lộ ra một khỏang trống lớn, những bong bóng nước lớn sủi lên Đó là dấu hiệu của một trộn sóng thần.
- HS đọc dòng 3-7 SGK trang 116 để nêu vai trò của Địa lí trong cuộc sống (Nội dung ghi bài).
* HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Vai trò của Địa lí trong cuộc sống
- Hướng học sinh tìm hiểu về các quá trình thay đối của các sự vật, hiện tượng địa lí, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường... - Giúp học sinh phát triển nhiều năng như sử dụng bản đồ, xác định phương hướng. 
- Giúp học sinh trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
2.3. Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí (10 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được tâm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
- Lấy 2 ví dụ về khái niệm và kĩ năng địa lí.
- Trong cuốn sách này, các em sẽ tìm hiểu kiến thức và rèn luyện những kĩ năng gì?
- Rút ra kết luận về tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Khái niệm địa lí: động đất, sóng thần; kĩ năng địa lí: cách phòng tránh động đất, sóng thần.
- Trong cuốn sách này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu, khám phá nhiều kiến thức và rèn luyệnnhiều kĩ năng địa lí khác. Các em sẽ sử dụng các tư liệu và công cụ địa lí như bản đồ, biểu đồ, số liệu, sơ đồ, tranh ảnh, mô hình. Các em cũng sẽ được rèn luyện kĩ năng tự sưu tầm và lưu trữ tư liệu địa lí theo chủ đề học tập, theo mục đích của riêng mình.
+ HS đọc 2 đooạn cuối SGK tr116 để nêu tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí. (Nội dung ghi bài)
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí
- Khi học Địa lí việc đặt ra và tìm cách trả lời những câu hỏi, cái gì ở đâu? khi nào như thế nào? vì sao? giúp các em có được trên tảng kiến thức nhất định để vận dụng vào thực tiễn.
- Việc hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống là rất cần thiết và hữu ích.
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Hướng học sinh tìm hiểu về các quá trình thay đối của các sự vật, hiện tượng địa lí, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường... 
- Giúp học sinh phát triển nhiều năng như sử dụng bản đồ, xác định phương hướng. 
- Giúp học sinh trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Dựa vào Quả Địa cầu và kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao lại có ngày và đêm?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS quan sát Quả Địa cầu, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên ở khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN
 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên quả địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận thức được ý nghĩa của hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr118-121.
+ Sử dụng quả Địa cầu, hình 1.1 SGK tr118 để xác định kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
+ Sử dụng lược đồ hình 1.2 SGK tr119 để xác định tọa độ địa lí của các điểm.
+ Quan sát hình 1.3 SGK tr120 để nhận biết một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về hệ thống kinh vĩ tuyến và tọa độ địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV), quả Địa cầu, tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 6.
- Lược đồ hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu.
 - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 em hãy xác định các lục địa nằm ở nửa cầu Tây và nửa cầu Đông.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Tây: Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Đông: Á-Âu, Phi, Ô-xtrây-li-a.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy dựa vào đâu để người phân chia Trái Đất thành 2 nửa cầu Tây và Đông và làm thế nào để xác định được tọa độ địa lí của các điểm trên Trái Đất? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
2.1. Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến (20 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được trên quả địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, sơ đồ hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 118, 119, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.
* GV treo lược đồ hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu khái niệm và lên xác định trên quả Địa cầu kinh tuyến, kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây.
- Nửa cầu Đông và Tây được xác định như thế nào?
- Nêu khái niệm và lên xác định trên quả Địa cầu vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. 
- Nửa cầu Bắc và Nam được xác định như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 1.1, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- HS đọc dòng 2-4 SGK tr118, dòng 1-4 SGK tr119 để nêu các khái niệm (Nội dung ghi bài).
- HS lên xác định các kinh tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên quả Địa cầu. 
- Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 1800 chia Trái Đất làm 2 nửa cầu Đông và Tây.
- Vĩ tuyến gốc chia Trái Đất làm 2 nửa cầu Bắc và Nam.
- Ý nghĩa: dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp ta xác định được vị trí của tất cả các địa điểm trên thế giới.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (thủ đô Luân Đôn - nước Anh), Kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông. Kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh qủa Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.
- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến lớn nhất 0o (đường Xích Đạo) vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là vĩ tuyến Bắc.Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là vĩ tuyến Nam.
2.2. Tìm hiểu về tọa độ địa lí (25 phút)
a. Mục tiêu: HS ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr119, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK.
 * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm cùng 1 chủ đề trong 5 phút để trả lời các câu hỏi sau:
- Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí là gì?
- Ghi tọa độ địa lí của điểm B, C, D.
* GV hướng dẫn HS cách ghi tọa độ địa lí của điểm A trước khi giao nhiệm vụ: 
 800T
 A 
 400B
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào hình 1.2, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện 1 nhóm lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
- HS đọc đoạn 1 và phần em có biết SGK 119 để nêu các khái niệm (Nội dung ghi bài)
- HS viết tọa độ địa lí các điểm lên bảng:
 400Đ
 B 
 200B
 200Đ
 C 
 400N
 400T
 D 
 200N
- HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
II. Tọa độ địa lí
a. Khái niệm kinh độ, vĩ độ toạ độ địa lý
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo)
- Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó
b. Cách viết toạ độ địa lý của một điểm
- Kinh độ viết trước vĩ độ viết sau.
- Kinh độ viết trên vĩ độ dưới.
2.3. Tìm hiểu về lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới (15 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.3 kết hợp kênh chữ SGK tr120, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV cho HS đọc nội dung mục III SGK.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3, và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3a.
- Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3b. 
- Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3c.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào hình 1.3a, 1.3b và 1.3c, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Hình 1.3a: HS đọc dòng 3, 4 SGK tr120 để mô tả (Nội dung ghi bài)
- Hình 1.3b: Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến là những đường tròn song song và cách đều nhau.
- Hình 1.3c: Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường cong song song và cách đều nhau. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là đường thẳng vuông góc với nhau.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
III. Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới với phép chiếu đồ hình trụ: Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau.
3. Hoạt động luyện tập (10 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.4 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Mô tả đặc điểm lưới kinh vị tuyến của bản đồ hình 1.4
Câu 2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến vòng cực Bắc và vòng cực Nam, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Câu 3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào hình 1.4, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Câu 1: Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Kinh tuyến gốc và các vĩ tuyến là đường thẳng vuông góc với nhau.
Câu 2: vòng cực Bắc: 66033’B, vòng cực Nam: 66033’n, chí tuyến Bắc: 23027’B, chí tuyến Nam: 23027’N. 
Câu 3: 
 1500T
 A 
 300B
 900Đ
 B 
 600B
 600Đ
 C 
 300N
 1500T
 D 
 600N
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (10 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. 
c. Sản phẩm: bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 14, 15 và kiến thức đã học hãy xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta.
Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS quan sát TBĐ Địa lí 6 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
 105020’Đ
Cực Bắc 
 22023’B
 104040’Đ
Cực Nam 
 8034’B
 109024’Đ
Cực Đông 
 12040’B
 102009’Đ
Cực Tây 
 22022’B
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
BÀI 2. KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bảng chú giải.
 - Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 173-177.
+ Quan sát hình 2.1 SGK để nhận biết một số đối tượng địa lí và kí hiệu quy ước của chúng trên bản đồ.
+ Sử dụng bản đồ hình 2.2, 2.3 SGK để xác định bảng chú giải, kí hiệu thể hiện các loại khoáng sàn, ranh giới hành chính.
+ Sử dụng kênh chữ mục Em có biết để phân loại các loại kí hiệu bản đồ.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định kí hiệu và vị trí của sân bay Nội Bài.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Giáo án, SGK, SGV, bản đồ tự nhiên thế giới, tập bản đồ Địa lí 6.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 12, 13. Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới em hãy cho biết tên thủ đô của nước ta. Thủ đô nước ta được kí hiệu như thế nào trên bản đồ?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:	
- HS quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 12, 13 để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Thủ đô của nước ta là Hà Nội.
+ Thủ đô nước ta được kí hiệu bằng chấm tròn đen ở trong trắng ở ngoài.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy kí hiệu bản đồ là gì? Dựa vào đâu để biết được kí hiệu bản đồ thể hiện cho đối tượng địa lí nào và kí hiệu bản đồ được phân loại ra sao? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
2.1. Tìm hiểu về kí hiệu bản đồ và chú giải (20 phút)
a. Mục tiêu: HS biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
b. Nội dung: Quan sát hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3 kết hợp kênh chữ SGK tr122, 123, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV treo bản đổ tự nhiên thế giới lên bảng.
* GV cho HS đọc nội dung mục I.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh 2.1, 2.2, 2.3 SGK và thông tin trong bài, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1, 2, 3, 4:
+ Kí hiệu bản đồ là gì?
+ Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung các hình nào (1, 2, 3, 4).
+ Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em hãy: Xác định các yếu tố sau: bảng chủ giải, kí hiệu.
- Nhóm 5, 6, 7, 8:
+ Cho biết kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than? Xác định các lục địa có nhiều mỏ than trên bản đồ tự nhiên thế giới.
+ Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tinh lân cận?
+ Vì sao khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta cần tìm đọc bảng chú giải?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện 2 nhóm lên thuyết trình câu trả lời trước lớp (ví dụ nhóm 1, 5):
- Nhóm 1: 
+ HS nêu khái niệm kí hiệu bản đồ theo nội dung đoạn SGK tr122 (Nội dung ghi bài).
+ HS thực hiện ghép tranh theo đúng thứ tự: 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.
+ HS xác định các yếu tố sau: bảng chủ giải, kí hiệu trên lược đồ.
- Nhóm 5:
+ HS quan sát bản chú giải bên dưới bản đồ để giải mã kí hiệu: than kí hiệu là hình vuông màu đen, sắt là hình tam giác màu đen.
+ HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới các lục địa có nhiều than gồm: Á-Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Ô-xtrây-li-a.
+ HS xác định kí hiệu dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tinh lân cận là đường hình chữ i.
+ HS rút ra kết luận tầm quan trọng của việc xem bảng chú giải để giải thích. (Nội dung ghi bài).
- HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
I. Kí hiệu bản đồ và chú giải
- Kí hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần của các sự vật và hiện tượng địa lí.
- Vì hệ thống các kí hiệu của bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ, trước hết chúng ta cần đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ.
2.2. Tìm hiểu về các loại kí hiệu bản đồ (10 phút)
a. Mục tiêu: HS biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ.
b. Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr124 và mục Em có biết, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV yêu HS đọc mục III SGK.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bài, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Cho biết kí hiệu bản đồ chia làm mấy loại.
- Nêu công dụng và ví dụ cho từng loại.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS đọc kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_12.docx