Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kĩ năng)

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kĩ năng)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu, tọa độ địa lí.

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo

- Năng lực riêng:

+ Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam

+ Biết đọc và ghi tọa độ địa lí của một điểm trên quả Địa Cầu

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Quả Địa Cầu

- Hình 2. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

- Hình 4. Một số địa điểm trên quả Địa Cầu

- Các hình ảnh về Trái Đất

- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

 

docx 241 trang Hà Thu 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu những sự vật, hiện tượng địa lí
1. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày nội dung kiến thức
+ Liên hệ với thực tế, bản thân.
3. Phẩm chất
 Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí riêng và trong cuộc sống nói chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí.
- Bảng phụ nhóm, PHT, bảng kiểm, bảng WLH
- SGK, SGV, quả Địa cầu 
Phiếu học tập
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Quả Địa cầu
Bảng phụ nhóm
 THẢO LUẬN NHÓM (8 PHÚT) NHÓM
Nhiệm vụ:
Quan sát hình 4,5,6,7 SGK/T100
1.Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh trên
2.Hãy kể thêm một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.
Bảng kiểm hoạt động nhóm
 (Gv theo dõi hoạt động nhóm khi thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, mục 2)
Tên nhóm ; Lớp: 
Trường: .
Nhóm
Số thành viên làm việc với ô phiếu cá nhân
Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân
Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân chính xác
Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Bảng WLH
W
L
H
Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Hoạt động: Mở đầu
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới.
b. Nội dung: Quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Dự kiến sản phẩm
1. Các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội
Hình 1: Sóng thần
Hình 2: Mưa
Hình 3: Ngày và đêm
Hình 4. Cầu vồng
Hình 5: Dân đông
Hình 6: Đánh bắt cá (khai thác thuỷ sản)
2. Kể tên các hiện tượng thiên nhiên
Mưa đá, nắng, gió mùa Đông Bắc, sương 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ
1.Quan sát các bức ảnh, gọi tên các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong từng hình
2. Kể thêm các hiện tượng thiên nhiên mà hàng ngày các em quan sát được.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Quan sát, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá kết quả hoạt động của hs, dẫn vào bài.
Tại sao có sóng thần, tại sao lại có ngày và đêm? Mưa được hình thành như thế nào? Tại sao cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa? Dân cư có ảnh hướng như thế nào đến hoạt động kinh tế tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong môn Địa lí. 
2.Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc tìm hiểu mục 1 và phân tích H1,2,3 để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm: vai trò của các khái niệm cơ bản và kĩ năng của môn Địa lí.
Dự kiến sản phẩm phiếu học tập
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình vẽ cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Vỏ Trái Đất
- Man –ti
- Nhân
Quan sát đọc sơ đồ
Hình 2
Số dân trên thế giới qua các năm. Từ năm 1804 có 1 tỉ người đến năm 2018 có tới 7,6 tỉ người.
Đọc, phân tích biểu đồ
Hình 3
Biển và đại dương trên thế giới; một số biển và vịnh lớn trên thế giới.
Sử dụng bản đồ xác định vị trí
Quả Địa cầu
Các châu lục, đại dương, vùng biển lớn trên thế giới.
Sử dụng mô hình xác định vị trí, thành phần
d. Tổ chức thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những khái niệm cơ bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin SGK mục 1/T98 
Học Địa lí các em sẽ được tìm hiểu những khái niệm cơ bản nào?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
1/ Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí.
- Khái niệm cơ bản của địa lí 
+Khái niệm cơ bản về Trái Đất 
+ Các thành phần tự nhiên của TĐ 
+ Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các kĩ năng chủ yếu của bộ môn Địa lí:
+ Kĩ năng khai thác thông tin trên Internet
+ Kĩ năng quan sát, sử dụng, phân tích bảng số liểu, biểu đồ, bản đồ 
+ Kĩ năng học tập thực tế.
- Ý nghĩa: giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Đọc mục 1, suy nghĩ cá nhân và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 1 Hs trình bày, nhận xét
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng chủ yếu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: + Gv chia lớp thành 4 nhóm
 + Nêu nhiệm vụ:
1. HS đọc thông tin SGK mục 1/T98, quan sát Hình 1,2,3 SGK/T98,99, quan sát Quả địa cầu và hoàn thành PHT sau.
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Quả Địa cầu
2.Rút ra một số kĩ năng được rèn luyện khi học tập môn Địa lí.
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1, quan sát Hình 1,2,3 và quả Địa cầu.
+ Hoạt động nhóm: Thảo luận 5 phút để hoàn thành Phiếu học tập.
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành điền PHT: Tên của các hình; Các công cụ tương ứng với các hình; Các kĩ năng tương ứng với mỗi hình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện một nhóm trình bày, nhận xét
- HS
 Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm trên máy chiếu hắt.
Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Gv giới thiệu về một kĩ năng mới mẻ và hữu ích trong bộ môn Địa lí: Internet
Lưu ý cần tìm kiếm nguồn tài liệu tin cậy, chính thống. Các thông tin trên các các thông tin của chính phủ, liên hiệp quốc, các tổ chức khoa học Cách nhận diện các trang đó là địa chỉ trang Wed thường có đuôi org hoặc gov 
Ví dụ khi tìm hiểu về sao băng vào địa chỉ trang Wed 
Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm và kĩ năng Địa lí
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin SGK mục 1/T98 
Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Đọc mục 1, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 1Hs đại diện trình bày.
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
Hoạt động 2: Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú
a. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
b. Nội dung: Đọc mục 2, quan sát Hình 4,5,6,7, khai thác thông tin từ Internet, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm: những điều lí thú từ bức ảnh, từ tự nhiên và con người trên Trái Đất
Dự kiến sản phẩm
1.Những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh 4,5,6,7
- Hình 4: Ở những nơi lạnh giá, để tồn tại được, con người ( người E-xki-mô) đã tìm cách thích nghi bằng việc thường xây bằng các khối băng tuyết nửa chôn dưới đất nửa chôn trên mặt đất, gọi là Igloo. Các Igloo có hình vòm với lỗ thông hơi ở giữa và một cửa ra vào để chống lại giá lạnh ở vùng cực.
- Hình 5: Hang Sơn Đoòng là một hang động đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới có thể để lọt một toàn nhà cao 40 tầng. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Hình 6: Hoang mạc Xa-ha-ra là một vùng hoang mạc trải rộng liên tục có diện tích gần bằng Hoa Kì và trung Quốc, gấp 27 lần diện tích có Việt Nam. Sa mạc Xahara lần đầu tiên có tuyết rơi vào ngày 18/02/1979.
- Hình 7: Biển chết thực chất là một hồ nước mặn có độ muối cao đến mức ko có loài cá nào có thể sinh sống , cơ thể con người tự nổi lên mặt nước. 
2.Một số điều lí thú về tự nhiên và con người trên Trái Đất
- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
- Cầu vồng 
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Nhóm 1: Hình 4 (ngôi nhà làm bằng băng...)
- Nhóm 2: Hình 5 (Hang Sơn Đoòng lớn nhất TG...)
- Nhóm 3: Hình 6 (Hoang mạc Xa-ha-ra...)
- Nhóm 4: Hình 7 (Biển chết...)
Thực hiện nhiệm vụ sau:
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
2/ Môn Địa lí và những điều lí thú
- Khám phá và giải thích nhiều hiện tượng địa lí. 
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (3 phút): Đọc mục 1/SGK T111 hoàn thành nhiệm vụ vào vị trí của mình trong bảng phụ nhóm 
+ Hoạt động nhóm: Thảo luận (5 phút) để thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ vào ô trung tâm trong bảng phụ nhóm
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành điền vào bảng phụ nhóm:Tên của các hình; tìm kiếm các thông tin liên quan 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- HS
 + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm 
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Gv giới thiệu về một số điều lí thú khác trên thế giới
Australia rộng hơn cả Mặt trăng. Mặt trăng có bán kính 3.476,28 km, trong khi Australia từ Đông sang Tây trải dài 4.000 km (Nguồn: MSN)
Núi lửa ở Nam Cực và những trận phun trào tuyết
Ngọn núi lửa này không chứa dung nham, lòng núi lửa không bao giờ quá 00C
Hiện tượng thiên nhiên kì lạ xuất hiện ở Việt Nam
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống
a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống
b. Nội dung: Đọc mục 3, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời: vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống
Dự kiến sản phẩm
Ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.
- Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, hướng đi khi lạc đường hoặc khi đi du lịch ở một khu vực/quốc gia khác.
- Sự chênh lệch giờ giữa các nước trên thế giới 
- Kiến thức để nhận biết dấu hiệu của động đất, sóng thần 
- Kiến thức để nhận biết mưa, bão 
+ Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt.
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- > Có những ứng xử, đối phó với những biến động bát thường của thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV tổ chức thảo luận cặp đôi 
Nhiệm vụ:
Nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
3/ Địa lí và cuộc sống
- Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống
- Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống
 - Định hướng thái độ, ý thức sống. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Đọc mục 2, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 1 Hs đại diện trình bày, nhận xét
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
3. Hoạt động: Luyện tập.
Lưu ý
Bài tập 1 đã thực hiện trong nhiệm vụ 2, hoạt động 2.1
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào bảng KWLH
Bảng WLH
W
L
H
Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
c. Sản phẩm: Hoàn thành bảng WLH
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Qua nội dung bài học , hoàn thành bảng WLH
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ bài học để hoàn thành bảng theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá những kiến thức đã học của hs, tôn trọng ý kiến của Hs
4.Hoạt động: Vận dụng
a. Mục đích: HS tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Tìm kiếm thông tin từ Internet, sách tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà
- HS hỏi đáp ngắn gọn những điều cần tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet, sách tài liệu về tục ngữ, ca dao, chia sẻ với người thân 
- GV dặn dò Hs tự làm tại nhà, giới thiệu một số trang Wed chính thống
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Trình bày trong tiết học sau
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá ý thức thực hiện và kết quả hoạt động của HS.
Gợi ý
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
2. Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.
3. Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
4. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa.
5. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
6. Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.
7. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu, tọa độ địa lí.
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo
- Năng lực riêng:
+ Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam
+ Biết đọc và ghi tọa độ địa lí của một điểm trên quả Địa Cầu
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Quả Địa Cầu
- Hình 2. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
- Hình 4. Một số địa điểm trên quả Địa Cầu
- Các hình ảnh về Trái Đất
- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút.
? Ngày nay các con tàu ra khơi đề có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí cảu tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển?
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV:
+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện báo cáo sản phẩm.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
	Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng được bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp chúng ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN - 15’
a. Mục tiêu: 
- Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu.
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
b. Nội dung:
- Quan sát hình 1, hình 2 và đọc thông tin mục 1, tìm hiểu về hệ thống kinh, vĩ tuyến.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát quả Địa Cầu.
? Em hãy nhận xét về hình dạng quả Địa Cầu. (Hình cầu và trục nghiêng)
- GV giới thiệu: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- GV: Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
2. So sánh độ dài các đường kinh tuyến với nhau và độ dài các đường vĩ tuyến với nhau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Kinh tuyến
Vĩ tuyến
Khái niệm:.....
Khái niệm:.....
KT gốc:.....
VT gốc:.....
KT Tây:.....
VT Bắc:.....
KT Đông:.....
VT Nam:.....
So sánh độ dài các đường KT:.....
So sánh độ dài các đường VT:.....
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một cặp HS xác định các yếu tố trên hình 2 bằng cách chỉ trên hình vẽ treo tường hoặc màn chiếu; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn HS dựa vào kênh chữ trong mục I SGK trao đổi với bạn học để hoàn thành bài tập dạng trắc nghiệm tìm kiếm sự phù hợp (ghép đôi) - ghép các khái niệm: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam với các mô tả/định nghĩa về các khái niệm đó. (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1)
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
- HS: Lắng nghe, ghi bài
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Kinh tuyến
Vĩ tuyến
Khái niệm: KT là nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặt quả Địa Cầu
Khái niệm:VT là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với KT
KT gốc: 00 (đi qua đài thiên văn Grin-uých, Anh)
VT gốc: 00 (xích đạo)
KT Tây: những KT nằm bên trái KT gốc
VT Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực bắc
KT Đông: những KT nằm bên phải KT gốc
VT Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực nam
So sánh độ dài các đường KT: bằng nhau
So sánh độ dài các đường VT: giảm dần từ xích đạo về 2 cực
HOẠT ĐỘNG 2: KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ - 15’
a. Mục tiêu:
- Biết được thế nào là tọa độ địa lí.
- Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
b. Nội dung:
- Quan sát hình 3, hình 4 và đọc thông tin mục 2, tìm hiểu về kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Quan sát hình 4 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy:
1. Nêu khái niệm: kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm.
2. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
- HS: Lắng nghe, ghi bài
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Kinh độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của một điểm: nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Cách viết: A 
Hoặc A (1200 Đ, 600B)
 B (600Đ, 300B)
 C (900Đ, 300N)
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. 
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
1. Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.
2. 
3. 
Gợi ý trả lời:
1. 
- Nếu cách nhau 10, ta vẽ 1 kinh tuyến thì có 360 kinh tuyến.
- Nếu cách nhau 10, ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có:
+ 90 vĩ tuyến Bắc
+ 90 vĩ tuyến Nam
+ Vĩ tuyến 00
--> Vậy có tất cả 181 vĩ tuyến
2. 
A 	B	C 	D 	E 
3. 
(1) Vòng cực bắc
(2) Chí tuyến bắc
(3) Xích đạo
(4) Chí tuyến nam
(5) Vòng cực nam
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn
c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. 
- GV đưa ra nhiệm vụ: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền nước ta.
Bước 2. 
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.
Bước 3. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày
Bài 2. BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN.
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đổ.
- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Xác định được phương hướng trên bản đồ
- Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo.
* Năng lực Địa Lí
- Xác định phương hướng trên bản đồ. 
- So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
3. Phẩm chất
- Tôn trọng sự thật về hình dạng, phạm vi lãnh thổ của các quốc gia và vùng lãnh thổ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Quả Địa Cầu
- Một số bản đồ giáo khoa treo tường thế giới được xây dựng theo một số phép chiếu
khác nhau
- Phóng to hình 1 trong SGK
- Các bức ảnh vệ tỉnh, ảnh máy bay của một vùng đất nào đó để so sánh với bản đồ 
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Nội dung: Học sinh xét tình huống có vấn đề, dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: HS được quan sát tình huống sau
 HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Thảo luận theo bàn:
? Theo em, nhận xét của bạn nào là đúng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ,thảo luận, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
Như vậy các em có thể thấy, Trái Đất của chúng ta rất rộng lớn, không phải ai trong tất cả chúng ta ngồi đây đều có cơ hội tru du khắp nơi để tìm hiểu. Quả Địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ, còn nếu muốn tìm hiểu chi tiết và có một hình dung cụ thể về các vùng trên TĐ này thì bản đồ là một công cụ không thể thiếu. Vậy bản đồ là gì? Làm sao ta vó thể sử dụng bản đồ .. 
HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Khái niệm của bản đồ
a. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đổ.
b. Nội dung: Hiểu về khái niệm bản đồ	
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Cách thực hiện. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: HS thảo luận những nội dung sau.
1. Đọc SGK cho biết khái niệm bản đồ?
2. Em hãy cho biết quả Địa cầu và bản đồ có điểm gì giống và khác nhau.
3. Hãy nêu một số ví dụ cụ thề về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Dự đoán kết quả trình bày
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phăng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
Bản đồ thế giới
Bản đồ Việt Nam
- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa lí; bản đổ để xác định vị trí và tìm đường đi; bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...), bản đổ để tác chiến trong quân sự.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV nhấn mạnh: Như vậy, để xét một đối tượng có phải là bản đồ hay không, cần xác định 3 yếu tố:
Cơ sở toán học ( phép chiếu)
 Trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ..( Bảng chú giải) 
Tổng quát hóa nội dung biểu hiện ( Tên của bản đồ)
Dựa trên cơ sở đó có thể thấy có thể khẳng định lần nữa là quả Địa Cầu, ảnh vệ tình, ảnh máy bay...không phải là bản đồ mặc dù nó cũng là những hình ảnh thu nhỏ của TĐ
*Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống....
1. Khái niệm bản đồ: 
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phăng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
-Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa lí; bản đổ để xác định vị trí và tìm đường đi; bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...), bản đổ để tác chiến trong quân sự.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung: HS quan sát hình 1 và mục 2 sgk, tìm hiểu Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giải thích cho HS hiểu được rằng muốn có bản đồ phải trải qua các bước: 
+ Thu nhỏ kích thước của TĐ
+ Dùng các phép chiếu (toán học) để chiếu bề mặt cong của quả Địa Cầu lên mặt phẳng giấy
Tất cả các bản đồ thế giới hay các khu vực đều phải dựa trên các phép chiếu khác nhau, vì vậy hình dạng của mạng lưới kinh, vĩ tuyến sẽ khác nhau.
GV treo một số bản đồ thế giới lên bảng và dựa vào hình 1 trong SGK, yêu cầu HS: 
? Quan sát hình 1, em hãy mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ. 
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng
đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực 
- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc - Mercator: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Phương hướng trên bản đồ
a. Mục tiêu: - Xác định được phương hướng trên bản đồ
b. Nội dung: HS quan sát hình 2 và mục 3 sgk, tìm hiểu Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Cách thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình 2, cùng với đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 
? Dựa vào đâu để xác định được phương hướng trên bản đồ? Có những hướng chính nào?
? Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Bàng Cốc, Ma-ni-la, Xin-ga-po.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
* Dự đoán kết quả trình bày
+ HN - Băng Cốc: hướng Tây Nam
+ HN - Xin-ga-po: hướn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_chuan_ki_nang.docx