Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

- Biết được thành phần của không khí gần bề mặt đất. Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Biết cách sử dụng khí áp kế

 

docx 9 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: LỚP VỎ KHÍ CỦA TRÁI ĐẤT
KHÍ ÁP VÀ GIÓ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
- Biết được thành phần của không khí gần bề mặt đất. Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic.
- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Biết cách sử dụng khí áp kế
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Mô tả được các tầng khí quyển, sự phân bố các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, internet để tìm hiểu về đặc điểm thành phần của không khí, các tầng khí quyển, các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ môi trường, bầu khí quyển và tầng ô dôn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sơ đồ các tầng khí quyển, các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
- Tranh ảnh video về khí quyển, tầng ô dôn
- Phiếu học tập
- Khí áp kế
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Dựa vào bài hát để trả lời một số câu hỏi có liên quan đến nội sung bài hát.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với bài hát CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
+ Trong lớp chúng ta có những bạn nào từng đi thả diều?
+ Tại sao diều lại bay được trên bầu trời?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí quyển hay lớp vỏ khí của Trái Đất. Lớp vỏ khí gồm những thành phần nào và cấu tạo ra sao? Khí áp và gió phân bố như thế nào trên Trái Đất?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu khí quyển v thành phần của không khí.
a. Mục tiêu
- Biết được thành phần của không khí gần bề mặt đất. Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic.
b. Nội dung
- Tìm hiểu các thành phần của không khí và vai trò của các thành phần đó.
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng lượng khí cacbonic trong không khí.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Hoạt động cặp đôi
- Dựa vào biểu đồ các thành phần của không khí và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Không khí gồm những thành phần nào? Tỉ lệ của từng thành phần?
+ Vai trò của hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác đối với sản xuất và đời sống của con người? Lấy ví dụ?
+ Tỉ lệ khí cac-bo-nic trong không khí tăng cao gây ra hậu quả gì? Nguyên nhân làm tăng lượng khí cac-bo-nic trong không khí?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
- Thành phần của không khí
+ Khí Nitơ chiếm 78%
+ Khí ô xi chiếm 21%
+ Hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác: 1%.
- Vai trò của Ô-xi, hơi nước và khí carbonic.
+ Hơi nước nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
+ Ô-xi duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật
+ Khí cac-bo-nic đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh. Được sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy 
2.1. Tìm hiểu các tầng khí quyển
a. Mục tiêu
- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm khí quyển, các tầng của khí quyển. 
- Tìm hiểu các thành phần của không khí và vai trò của các thành phần đó.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Thông tin phản hồi phiếu học tập.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hình 1, em hãy cho biết:
- Kể tên các tầng của khí quyển?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm các tầng của khí quyển
- Vòng 1: (nhóm chuyên gia ) 
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu tầng đối lưu. 
+ Nhóm 3,4 : Tìm hiểu tầng bình lưu. 
+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu các tầng cao của khí quyển.
- Vòng 2: (nhóm mảnh ghép) Hình thành 6 nhóm mới. Đảm bảo trong nhóm mới đều có ít nhất 1 thành viên của các nhóm cũ. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Sau đó các nhóm hoàn thành bảng sau:
Tầng khí quyển
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Các tầng cao của khí quyển
Vị trí
Đặc điểm
Vai trò
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thêm về lớp ô-zôn
- Dựa vào thông tin đoạn video: 
kết hợp kiến thức SGK, em hãy cho biết:
+ Nguyên nhân làm thủng lớp ô-zôn?
+ Khi lớp ô-zôn suy giảm gây ra những hậu quả gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Các tầng khí quyển
- Khí quyển gồm: Tầng đối lưu, tồng bình lưu và các tầng cao của khí quyển
Tầng khí quyển
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Các tầng cao của khí quyển
Vị trí
0 – 16 km
16 – 50 km
Từ 50 km trở lên
Đặc điểm
- Nhiệt độ giảm theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. 
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ tăng theo độ cao.
- Không khí chuyển động theo luồng ngang, 
- Không khí cực loãng.
- Có hiện tượng sao băng, cực quang.
Vai trò
Là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét.. => ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và các loài sinh vật.
Chứa lớp ô-zôn bảo vệ sự sống trên TĐ, ngăn cản phần lớn tia cực tím từ MT.
Ít ảnh hưởng trược tiếp đến các yếu tố tự nhiên và con người.
2.3. Tìm hiểu về các khối khí
a. Mục tiêu
- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
- Ảnh hưởng của các khối khí đến khu vực mà chúng đi qua.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
A
B
Trả lời
1. Khối khí nóng.
2. Khối khí lạnh.
3. Khối khí đại dương.
4. Khối khí lục địa.
a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp.
b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn.
c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao.
d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô.
1-c
2-a
3-b
4-d
+ Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương: nóng ẩm
+ Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là lục địa: Nóng khô
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát hình ảnh sau
- Yêu cầu HS lên xác định đường xích đạo, chí tuyến và vòng cực?
- Dựa vào vĩ độ, người ta đã phân chia thành những khối khí nào?
- Dựa vào bề mặt tiếp xúc, các khối khí được phân chia như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành nội dung bài tập sau để tìm hiểu đặc điểm và tính chất của các khối khí.
 Dựa vào thông tin SGK, em hãy ghép kiến thức ở cột A và cột B sao cho phù hợp:
A
B
Trả lời
1. Khối khí nóng.
2. Khối khí lạnh.
3. Khối khí đại dương.
4. Khối khí lục địa.
a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp.
b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn.
c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao.
d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô.
1-
2-
3-
4-
- Dựa vào nội dung bảng kiến thức vừa hoàn thiện, em hãy cho biết:
+ Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương?
+ Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là lục địa?
+ Các khối khí có ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết nơi chúng đi qua? Lấy ví dụ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Các khối khí
- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. 
- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô.
2.3. Tìm hiểu về khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
a. Mục tiêu
- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Biết cách sử dụng khí áp kế
b. Nội dung
- Dựa vào nội dung SGK, hình 5 để tìm hiểu về khí áp và các loại gió chính trên TĐ.
- Giới thiệu cách sử dụng khí áp kế treo tường và trên điện thoại thông minh.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm khí áp
- Truy cập cho biết bầu khí quyển nặng bao nhiêu?
- Khí áp là gì?
- Khí áp tiêu chuẩn? 
- Tại sao càng lên cao khí áp càng giảm?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khí áp?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khí áp kế
- Dụng cụ đo khí áp?
- Giới thiệu một số loại khí áp kế thông dụng?
- Đọc trị số ở khí áp kế trên hình 4?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào hình 5, em hãy:
- Kể tên các đai áp cao và áp thấp trên bề mặt Trái Đất?
- Trình bày sự phân bố của các đai khí áp cao và thấp trên bề mặt TĐ? Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
a. Khí áp
- Khí áp là sức ép của không khí trên bề mặt trái đất
+ Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
+ Khí áp tiêu chuẩn: 1013 mb
b. Các đai khí áp trên trái Đất: Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và cao từ xích đạo lên cực. 
+ Có 3 đai khí áp thấp (T) ở 00, 600B, 600N.
+ Có 4 đai khí áp cao (C) ở 300B, 300N và 900B và 900N 
=> phân bố không liên tục do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.
2.3. Tìm hiểu về gió, các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
a. Mục tiêu
- Biết nguyên nhân sinh ra gió.
- Trình bày được sự phân bố các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân sinh ra gió.
- Dựa vào nội dung SGK, hình 5 tìm hiểu về các loại gió chính trên TĐ.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
+ Gió không thổi theo chiều bắc - nam mà lệch về phía tay phải hoặc tay trái tuỳ theo nửa cầu Bắc hoặc Nam. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng này là do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận động này đã làm xuất hiện một lực, làm cho mọi vật trên bề mặt địa cầu khi chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị lệch hướng. Gió thổi từ cao áp về hạ áp cũng chịu sự tác động của lực Côriôlít mà lệch đi so với hướng ban đầu.
+ Con người đã biết khai thác sức gió để sản xuất điện gió.
- Thông tin phản hồi phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về gió trên TĐ
- Dựa vào hình sau, cho biết gió là gì?
- Nguyên nhân sinh ra gió?
- Đơn vị đo của tốc độ gió?
- Cách đọc hướng gió?
- Sự chênh lệch khí áp ảnh hưởng như thế nào đến cường độ gió?
Nhiệm vụ 2: Thảo luận cặp đôi để hoàn thiện thông tin phiếu học tập
- Dựa vào hình 5 và thông tin SGK, để hoàn thiện nội dung phiếu học tập sau:
 Gió
Đặc điểm
Mậu dịch
Tây ôn đới
Đông cực
Thổi từ áp cao .
Đến áp thấp ..
Hướng gió
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình em hãy cho biết:
- Tại sao các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo chiều Bắc – Nam?
- Con người đã biết lợi dụng sức gió để làm gì?
- Liên hệ với Việt Nam? ( Điện gió tại Việt Nam)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
4. Gió. Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Bộ câu hỏi trong trò chơi NHANH NHƯ CHỚP
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trả lời thật nhanh các câu hỏi sau
Con người sinh sống ở tầng nào của khí quyển?
Lớp ô-zôn có vai trò gì?
Hiện tượng sao băng xuất hiện ở tầng nào của khí quyển?
Thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong khí quyển?
Thành phần nào của khí quyển có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất?
Khối khí có nhiệt độ cao gọi là gì?
Khối khí hình thành ở các vùng có vĩ độ cao có đặc điểm gì?
Gió là dòng không khí chuyển động như thế nào?
Gió Mậu dịch thổi trong phạm vi nào?
Gió tây ôn đới thổi theo mùa, đúng hay sai?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Phân tích sự ảnh hưởng của con người đến bầu khí quyển.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Hành động nhóm bếp than tổ ong trên hè phố là không đúng. Vì than tổ ong có các chất khí độc như: cacbon oxit CO, CO2, nitơ oxit NOx...các chất này phát tỏa trực tiếp ra môi trường xung quanh => Điều này khiến thành phần không khí nhiễm các chất độc đó. Con người hít thở vào cơ thể sẽ rất nguy hiểm.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Quan sát bức ảnh bên và cho ý kiến của mình về hành động nhóm bếp than tổ ong trên hè phố.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_lop_vo_khi_cua_trai_dat_khi_ap_va_gio.docx