Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

1. Giáo viên:

- Giáo án, máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập

- Hình ảnh, video, chuyện kể . về văn hóa Ấn Độ cổ đại.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13
BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại
- Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Đông Nam Á trên các lĩnh vực: Chữ viết, văn học, tôn giáo.
2. Năng lực
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và sử dụng các tư liệu về văn hóa Ân Độ cổ đại
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Đông Nam Á trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, tôn giáo
+ Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức về văn minh Ấn Độ để giải thích được sự ảnh hưởng của nó đến nền văn hóc Việt Nam.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo...
3. Phẩm chất: 
Trân trọng những di snar của nền văn minh Ấn Độ để lại.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy tính, máy chiếu
- Phiếu học tập
- Hình ảnh, video, chuyện kể ... về văn hóa Ấn Độ cổ đại.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo cầu nối để giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
2. Phương thức tiến hành:
Giáo viên giới thiệu dãy số tự nhiên từ 0 đến 9: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 và đặt câu hỏi: Trong dãy số tự nhiên này, con số nào được xem là con số quyền lực nhất trong lịch sử toán học?
Học sinh quan sát, trả lời. 
3. Dự kiến sản phẩm: 
- Giáo viên dẫn dắt: Số 0 là con số quyền lực nhất trong lịch sử toán học. Vậy lịch sử ra đời của số 0 là gì ? Nó là phát minh của cư dân cổ đại nào? Nền văn hóa đó có ảnh hưởng ra sao đến các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng? Cô trò chúng ta cùng ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ thời cổ đại để khám phá bí ẩn này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục 3: Những thành tựu văn hóa chủ yếu
a) Mục tiêu: 
- Kể tên các thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại.
- Phân tích được ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến văn hóa Đông nam Á.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp quan sát các hình ảnh (Hình 5, 6,7,8,9), thực hiện nhiệm vụ sau:
- Thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ dại.
- Trong các thành tựu văn hóa đó, nhóm em ấn tượng nhất là thành tựu nào? Vì sao?
Bước 2. Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh hoạt động nhóm theo kỉ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung vào phiếu học tập.
(Giáo viên quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến kích học sinh làm việc nhóm với nhau).
Bước 3. Báo cáo sản phẩm
Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm
Bước 4. Nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá, so sánh sản phẩm, chất vấn.
- Giáo viên theo dõi, bổ sung, chốt kiến thức và mở rộng nội dung bài học:
+ Em có nhận xét gì về thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại?
+ Theo em những thành tựu nào còn có giá trị đến ngày nay?
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
- Chữ viết: Chữ phạn
- Văn học: Sử thi ma – ha – bha – ra – ta và Ra – ma – y – a – na.
- Lịch pháp: Làm ra lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 30 ngày, một ngày có 30 giò, cứ 5 năm thì có 01 năm nhuận.
- Toán học: Phát minh ra 10 chữ số tự nhiên, đặc biệt chữ số 0.
- Tôn giáo: Đạo Bà la môn, đạo phật
- Kiến trúc, điêu khắc: Cột đá A sô ca và đại bảo tháp san chi, chùa hang A – gian – ta.
Nhận xét: 
+ Các thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại rất đa dang, phong phú, có giá trị đến ngày nay
+ Kiến trúc, điêu khắc đường nét hài hòa, tinh vi, điêu luyện và chịu ảnh hưởng của tôn giáo đặc biệt đạo phật.
+ Ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á đặc biệt là Tôn giáo, văn học, kiến trúc.
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tổ chức thực hiện: 
Bài tập 1:
- Giáo viên trình chiếu các hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát, trả lời câu hỏi: Hình ảnh trên phản ánh nội dung gì liên quan đến bài học mà chúng ta vừa tìm hiểu.
- Học sinh quan sát, làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
3. Dự kiến sản phẩm:
Hình ảnh trên liên quan đến điều kiện tự nhiên, chế độ xã hội, thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại.
Bài tập 2: 
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Trong các nội dung sau, nội dung nào đúng khi nói về quốc gia Ấn Độ cổ đại.
- Học sinh thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
- Giáo viên trình chiếu video giới thiệu công trình kiến trúc Đại bảo tháp San – chi yêu cầu học sinh nhận xét về trình độ kiến trúc? ở Việt Nam có công trình nào tiêu biểu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ? Qua tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ em thấy được tài nghệ của cư dân cổ đại Ấn Độ? Vậy em có muốn trở thanh một nhà toán học để khám phá và phát minh ra nhiều điều bí ấn hay trở thành một kiến trúc sư để thiết kế và xây dựng nên những công trình vĩ đại, làm đẹp cho quê hương đất nước không? Em phải làm gì để thực hiện được ước mơ đó?
- Học sinh suy nghỉ và trả lời tự do.
E. DẶN DÒ
1. Tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Ấn Độ cổ đại, Dùng vật liệu đơn giản, làm mô hình về công trình kiến trúc đó.
2. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung chính của bài 8: Ấn Độ cổ đại
3. Tìm hiểu trước mục 1, 2 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ thứ VII.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_8_an_do_co_dai.docx