Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương 3: Cấu tạo của Trái Đát. Vỏ Trái Đất - Năm học 2021-2022
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương 3: Cấu tạo của Trái Đát. Vỏ Trái Đất - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/11/2021 Lớp dạy: 6B CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT TÊN BÀI DẠY: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO Môn học/Hoạt động giáo dục: LICH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) – Tiết 15 I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức được đặc điểm 3 lớp cấu tạo của Trái Đất. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 138-139. + Sử dụng hình 1 SGK tr138 để trình bày cấu tạo của Trái Đất. + Sử dụng lược đồ hình 2 SGK tr139 để xác định các mảng kiến tạo. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu được vai trò của lớp vỏ Trái Đất. 2. Về phẩm chất: - Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về Trái Đất. - Ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án PP, SGK, sách giáo viên (SGV), tập bản đồ (TBĐ) Địa lí 6. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa - Vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu ( 5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 1: GV đặt câu hỏi. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất thật là khó, em hãy cho biết làm thế nào để biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất? Hãy lựa chọn một trong các phương án sau: a. Khoan sâu vào trong tâm của Trái Đất b. Nghiên cứu gián tiếp c. Chụp ảnh từ vệ tinh Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo ,trao đổi: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4:Kết luận, nhận định: - GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Từ xa xưa con người đã muốn tìm hiêu trong lòng trái Đất có gì, cấu tạo của Trái Đất ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hình thành kiến thức ( 30 phút) HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT - 15’ a. Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo của Trái Đất. b. Nội dung: Quan sát hình 1 kết hợp kênh chữ SGK tr138, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát quả trứng gà đã luộc, cắt đôi, nguyên vỏ. Yêu cầu các em kể tên các bộ phận >>> Liên hệ tới Trái đất GV: Nhắc lại bán kính Trái đất (6370km).Với trình độ khoa học hiện đại con người chỉ mới trực tiếp quan sát được độ sâu 15 km. Để có những hiểu biết ở dưới sâu con người phải sử dụng phương pháp gián tiếp (địa chấn ) GV giao nhiệm vụ. Hãy dùng compa vẽ vào vở ghi mặt cắt bổ đôi của trái đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai đường tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2cm, tượng trưng cho lõi trái đất, vòng sau có bán kính 4cm tượng trưng cho lõi và lớp trung gian. Lớp vỏ Trái Đất, vì rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4cm). - Quan sát hình 26 kết hợp với hình vừa vẽ cho biết cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ? Kết luận: Cấu tạo của trái đất gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , man - ti và lớp nhân GV cho HS quan sát hình 9.1 trong SGK hoặc video về cấu tạo của Trái Đất và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS trao đổi và mô tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp, tên các lớp đó. Hoạt động nhóm( 5 phút) HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa các lớp đó. + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất. + Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man -ti. + Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân Đặc điểm Lớp vỏ Lớp manti Lớp nhân Độ dày Trạng thái Nhiệt độ. ? Trong 3 lớp lớp nào là quan trọng nhất ? Vì sao? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hình 1, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo trao đổi: Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá, nhận định: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt 1. Cấu tạo của Trái Đất Bảng chuẩn kiến thức Đặc điểm Lớp vỏ Lớp manti Lớp nhân Độ dày dày từ 5-70km dày 2900km, dày khoảng 3400km, Trạng thái , trạng thái rắn chắc trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng trạng thái lỏng đến rắn Nhiệt độ. nhiệt độ tối đa 10000C. nhiệt độ khoảng 1500-47000C. nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. HOẠT ĐỘNG 2: CÁC MẢNG KIẾN TẠO - 15’ a. Mục tiêu: HS xác định được các mảng kiến tạo lớn và chổ tiếp xúc giữa chúng. b. Nội dung: Quan sát hình 2 kết hợp kênh chữ SGK tr139, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: * GV cho HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK, TBĐ Địa lí 6 và thông tin trong bài, để trả lời các câu hỏi sau: - Kể tên các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất và lên xác định trên lược đồ. Việt Nam nằm ở địa mảng nào? - Tìm trên lược đồ các địa mảng xô vào nhau và các địa mảng tách xa nhau. Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc bài. * HS quan sát hình 2 đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo trao đổi: * GV cho HS trình bày sản phẩm của mình + HS xác định 7 địa mảng chính lên lược đồ: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Âu-Á, Ấn Độ-Ô-xtrây-li-a, Nam Cực, Thái Bình Dương. + Việt Nam nằm ở mảng Âu-Á. + Các mảng xô vào nhau: Bắc Mỹ với Thái Bình Dương, Âu-Á với Phi, Âu-Á với Thái Bình Dương + Các mảng tách xa nhau: Phi với Nam Mỹ, Âu-Á với Bắc Mỹ, Phi với Nam Cực * HS lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn Bước 4. Đánh giá, nhận định: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. GV mở rộng: Nếu 2 mảng xô vào nhau, ở đới tiếp giáp giữa 2 mảng vật chất sẽ nhô lên thành núi. Dãy Hi-ma-lay-a được hình thành là do mảng Ấn Độ- Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu-Á. 2. Các mảng kiến tạo - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. - Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. 3. Luyện tập ( 5 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các mảng kiến tạo. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS Câu 1: Vật chất nóng chảy trong lớp man ti được gọi là: A. Mác ma B. Dung nham C. Ba dan D. Núi lửa Câu 2: Lãnh thổ Việt Nam nằm trong địa mảng nào dưới đây: A. Mảng Ấn Độ - Ỗtraylia B. Mảng Thái Bình Dương C. Mảng Âu Á D. Mảng Phi Câu 3: Trong các mảng sau , mảng nào xô vào nhau: A. Âu-Á với Phi B. Phi với Nam Mỹ, C. Âu-Á với Bắc Mỹ, D. Phi với Nam Cực Câu 4: : Trong các mảng sau , mảng nào tách xa nhau: A. Âu-Á với Phi B. Phi với Nam Mỹ, C. Bắc Mỹ với Thái Bình Dương D. Âu-Á với Thái Bình Dương Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo, trao đổi: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình - HS bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá, nhận định: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Vận dụng ( 5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Tìm kiếm thông tin trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo, trao đổi: - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá, nhận định: - GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_nam_hoc_2021_2022_chuong_3_cau_tao_cua.docx