Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thực hành tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thực hành tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thực hành tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học.
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video về hoạt động kinh tế ở địa phương.
- Thiết bị điện tử
- Sản phẩm học tập
- Giấy, bút màu, bút chì 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Quan sát nội dung đoạn video về ô nhiễm môi trường không khí để kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Quan sát đoạn video sau
 , em hãy cho biết:
Nội dung của đoạn video?
Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Hoạt động sản xuất và đời sống của con người có ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
b. Nội dung
- Thành lập nhóm, mỗi nhóm sẽ lựa chọn 1 hoạt động sản xuất ở địa phương để cùng tìm hiểu về sự tác động của hoạt động sản xuất đó lên môi trường tự nhiên.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp.
c. Sản Phẩm
- Tác động của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của con người
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nội dung thực hành: GV hướng dẫn học sinh các nội dung cần chuẩn bị trước và trong khi tham quan thiên nhiên ở địa phương.
* GV chia lớp thành 4 nhóm
- Cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn 1 trong 4 nội dung sau
Nội dung 1: Nguồn lợi tự nhiên ớ địa phương
-	 Tài nguyên đất
-	 Tài nguyên sinh vật
- 	Tài nguyên khoáng sản
-	 Tài nguyên nước,...
-	Vai trò của nguồn lợi tự nhiên với đời sống và sản xuất
Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường
- 	Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
-	 Ô nhiễm đất
- 	Hậu quả và biện pháp khắc phục
Nội dung 3: Thiên tai và phòng chống thiên tai
- 	Các thiên tai: bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất, xâm nhập mặn,...
- 	Các biện pháp phòng chống thiên tai ở địa phương
Nội dung 4: Bảo vệ thiên nhiên
- 	Sử dụng tài nguyên hợp lí
-	 Cải tạo thiên nhiên: đất, nước, không khí,...
*GV: hướng dẫn HS các bước làm như sau:
a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung
b. 	Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
c. 	Xác định thời gian và địa điềm tham quan ớ địa phương
d. Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu
-	 Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
-	 Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
-	 Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
- 	Phân tích, tồng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.
đ. Viết bào cáo và trình bày
-	 Viết báo cáo: Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích), hình thức trình bày báo cáo: Powerpoint, infografic, sơ đồ tư duy sáng tạo, hình ảnh 
+ Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Một số giải pháp.
-	 Trình bày báo cáo
+ Phân công người báo cáo trước lớp.
+ Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận để hoàn thiện sản phẩm học tập.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn dựa theo bảng tiêu chí sau.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM
HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng. 
TT
NỘI DUNG
TRUNG BÌNH
1
KHÁ TỐT
2
TỐT
3
XUẤT SẮC
4
1
Tiêu đề
Có tiêu đề
Tiêu đề viết rõ ràng, cỡ chữ to
Tiêu đề to, rõ
Màu sắc hài hòa.
Bố cục hợp lý
Tiêu đề to, rõ, sáng tạo.
Màu sắc đẹp. 
Bố cục nổi bật.
2
Kiến thức
Kiến thức sơ sài, không đầy đủ
Kiến thức tương đối đầy đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu.
Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu
3
Bố cục, màu sắc
Bố cục rườm rà
Màu sắc đơn điệu
Bố cục rõ ràng
Màu sắc hợp lý
Bố cục rõ ràng
Màu sắc hài hòa
Có tính sáng tạo
Bố cục, kiểu chữ rõ ràng
Màu sắc phối hợp nổi bật
Tính sáng tạo, thẩm mỹ cao.
4
Thuyết trình
Thuyết trình không rõ ràng, người nghe khó tiếp nhận thông tin
Thuyết trình to, rõ, người nghe dễ nắm bắt được thông tin
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe, quan tâm đến người nghe, có sự sáng tạo (tạo tình huống, đặt câu hỏi phản biện, )
HS nhận xét về chất lượng bài làm của các nhóm:
1. Em ấn tượng với bài làm của nhóm nào nhất? Vì sao?
2. Em muốn góp ý cho nhóm nào? Nội dung góp ý cụ thể là gì?
	3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức liên quan đến bài học
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Đọc truyện 
và cho biết ý nghĩa của câu chuyện này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Thiết kế trên khổ giấy A3 một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất.
c. Sản phẩm
- Thông điệp kêu gọi mọi người thực hiện sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh.
- Nhiệm vụ: Thiết kế trên khổ giấy A3 một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất.
- Sử dụng bút màu, hình vẽ trang trí để cho sản phẩm hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả tuyên truyền cao hơn.
- Chú ý bảng tiêu chí đánh giá, để có sản phẩm tốt nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm hoàn thiện thông điệp của mình.
Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, các nhóm sẽ đánh giá các nhóm còn lại theo bảng tiêu chí sau:
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_thuc_hanh_tim_hieu_moi_quan_he_giua_con.docx